Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Xem cách mưu sinh cùng cực ở khu nhà ổ chuột Manila



Trong tối tăm, nghèo đói và dịch bệnh, họ vẫn mong mỏi chờ đón một tia sáng phía cuối đường hầm...
Người nghèo ở đâu cũng vậy, dù có là ở châu Phi "nổi tiếng", châu Âu "xa xỉ" hay châu Á "gần gũi". Họ luôn là những người phải sống trong điều kiện sinh hoạt thiếu thốn và khổ sở nhất. Sự nghèo khó, cùng cực kéo những người "ổ chuột" xuống đáy của xã hội, hứng chịu toàn bộ sự cặn bã...

Thủ đô Manila (Philippines) có hơn 11 triệu dân, gần 1/3 trong số đó sống trong các khu nhà ổ chuột. Cuộc sống của người dân càng thêm áp lực khi nạn ô nhiễm, tắc nghẽn, tiếng ồn, nước tù đọng, lũ lụt liên tiếp ập xuống đầu. Cư dân nơi đây mòn mỏi chờ đợi một tia sáng phía cuối đường hầm, giúp họ thoát khỏi cảnh sống cơ cực này. Dưới đây là một số hình ảnh khắc họa chân thực nhất cuộc sống của họ:

Hàng ngàn cư dân khu ổ chuột tại thủ đô Manila, Philippines đang phải sống cùng với rác thải và khói bụi độc hại. Họ phải cố gắng kiếm sống qua ngày bằng việc làm than trong các hầm lò ngập tràn khí thải như carbon monoxide, nitơ oxit, bồ hóng cũng như các hóa chất khác chưa được xử lý. Trong điều kiện độc hại như vậy, cô gái này đang bới tìm trong hầm lò than chút vật phẩm gì đó để bán, kiếm một vài đồng peso. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hơn 35 bệnh trong khu vực này mà nhiều người mắc phải, bao gồm bệnh tả, sốt rét, lao, thương hàn, các loại bệnh về da, hô hấp, tim mạch…

Nhiều gia đình làm than củi tại đây chỉ mong kiếm được 70 peso (tương đương khoảng 36.000VNĐ) để sống qua ngày.
Một trong những phương pháp phổ biến để làm than củi trong khu ổ chuột đô thị là chất gỗ trong một cái hồ rộng cùng với đất ẩm, sau đó đốt lửa, hun gỗ trong vài ngày để nó khô lại và phân hủy tạo thành than củi. Mỗi năm, ở Manila ước tính có đến 1,9 triệu ca tử vong do hít phải khói từ bếp lò đốt gỗ này.

Trẻ em nơi đây làm việc mà không có dụng cụ bảo hộ như mặt nạ, găng tay, thậm chí các em còn không mang giày. Vì thế, nguy cơ nhiễm các bệnh về hô hấp và da ở các em là vô cùng cao.
Người đàn ông này vừa đi kiểm tra các hố than củi. Cuộc sống của những cư dân nơi đây không chỉ bị đe dọa tới sức khỏe mà còn phải đối mặt với tình trạng bạo lực và tội ác diễn ra thường xuyên. Bên cạnh đó, những nhu cầu thiết yếu như nước sạch, điện hay nhà vệ sinh… đều được coi là thứ xa xỉ.
Hình ảnh một bé gái đang cố rửa sạch bồ hóng và bụi than sau một ngày làm việc trong hầm lò than.
Phụ nữ và trẻ em sống trong cộng đồng "ngồi xổm" của Manila này đang sàng lọc các đống tro tàn mong tìm kiếm được ít dây đồng, sắt vụn để bán phế liệu.

Bé gái 6 tuổi, người phủ đầy bồ hóng này không biết chính xác ngày sinh nhật của mình. Hiện tại, em vẫn chưa được đi học, thay vào đó công việc hàng ngày của em là tìm kiếm phế liệu kim loại để giúp đỡ gia đình. Gia đình họ sống gần khu vực phế thải đốt lốp xe ô tô.

Hình ảnh ở nơi "giao thoa" giữa sự sống- cái chết

 

Những hình ảnh dưới đây phản ánh chân thực, sống động ở nơi, người chết- người sống cùng sinh hoạt.

Khu đô thị Manila của Philippines có một nghĩa địa đã trở thành nơi sinh sống của hơn 6000 người dân. Khu đô thị Manila đứng thứ 11 trong danh sách những đô thị lớn nhất thế giới, đứng thứ 5 về số lượng dân cư và là một trong những thành phố có mật độ dân cư đông đúc nhất.
Hình ảnh ở nơi giao thoa giữa sự sống- cái chết

Đa số người dân ở khu đô thị này sống trong mức nghèo khó, khoảng 40% dân cư sống dưới mức nghèo khó. Họ thường không có việc làm ổn định và phải sống trong những khu ổ chuột, không có đủ khả năng để trang trải những nhu cầu cơ bản của cuộc sống.
Hình ảnh ở nơi giao thoa giữa sự sống- cái chết

Nghĩa địa Bắc của Manila là một trong những nghĩa địa lâu đời và rộng lớn nhất của đất nước Philippines. Nó đã trở thành nơi sinh sống rộng rãi và yên tĩnh của nhiều người dân nghèo. Phía trên những ngôi mộ là những lều lán lụp xụp, dựng tạm từ mảnh ván hay miếng tôn.
Hình ảnh ở nơi giao thoa giữa sự sống- cái chết

Những phiến đá lát, những khối bê tông trên mặt mộ trở thành giường và sàn nhà của dân nghèo. Hệ thống điện được lấy từ con phố gần đó, nước sinh hoạt lấy lên từ hơn chục chiếc giếng khoan. Nghĩa địa này có một hệ thống rắc rối những ngõ ngách tạo ra bởi hàng chục ngàn ngôi mộ.
Hình ảnh ở nơi giao thoa giữa sự sống- cái chết

Giờ đây, khi hàng ngàn dân nghèo kéo tới sinh sống, nghĩa địa đã trở thành một vùng đất ngồn ngộn, bộn bề sự sống. Những cột bóng rổ được dựng lên cho trẻ em chơi, những quầy bán đồ ăn nhanh phục vụ nhu cầu của khách đến thăm nghĩa địa mỗi ngày.
Hình ảnh ở nơi giao thoa giữa sự sống- cái chết

Cuộc sống ở đây dường như trở nên dễ chịu hơn đối với người dân nghèo, họ vừa có nhà ở, vừa có việc làm và thu nhập. Mỗi ngày ở nghĩa địa có tới hơn 80 đám tang được cử hành.
Hình ảnh ở nơi giao thoa giữa sự sống- cái chết

Ở nơi này, trẻ em cũng dễ tìm được việc làm để kiếm thêm giúp cha mẹ, những em cao lớn, khỏe mạnh có thể giúp những gia đình có đám khiêng quan tài. Những em nhỏ hơn sẽ đi nhặt rác, đem bán phế liệu.
Hình ảnh ở nơi giao thoa giữa sự sống- cái chết

Một số em được các gia đình có người thân yên nghỉ trong nghĩa địa tin tưởng, họ "đặt hàng" các em trông nom, chăm sóc cho ngôi mộ và định kỳ trả cho các em một khoản tiền nhỏ khi tới thăm mộ.
Hình ảnh ở nơi giao thoa giữa sự sống- cái chết

Người ta không biết "ý tưởng" sống trong nghĩa địa này đã có từ bao giờ. Gặp gỡ một số người già nhất ở nơi đây, họ cho biết đã chuyển tới nghĩa địa sống từ những năm 1950. Khi đó đã có nhiều người tới ở đây từ trước rồi.
Hình ảnh ở nơi giao thoa giữa sự sống- cái chết

Dần dần họ trở thành một khu dân cư đông đúc và bắt đầu được biết tới từ thập niên 1990. Khi đó, Philippines bắt đầu tiến hành công cuộc đô thị hóa và nhiều dân nghèo bắt đầu tìm ra thành phố để mong kiếm được việc làm. Theo một thống kê từ năm 2012, khu nghĩa địa này có tới 6.000 người sinh sống.
Pi Uy
Pi Uy

Pi Uy

Pi Uy

Pi Uy

Pi Uy

Pi Uy

Pi Uy

Pi Uy

Pi Uy

 
 
Pi Uy
Theo Amusing Planet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét