Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

10 vùng đất “quán quân” của thế giới



Thế giới vốn không bằng phẳng, không cân đối. Có những vùng đất được mẹ tạo hóa ưu ái ban tặng cho những điều thú vị. Sau đây mời bạn hãy cùng Yeudulich khám phá những vùng đất giữ những vị trí “quán quân” của thế giới.
10 vùng đất “quán quân” của thế giới
Sa mạc Atacama, Chilê – nơi khô hạn nhất thế giới

Sa mạc Atacama nằm ở phía Bắc Chilê và một phần nhỏ ở phía nam Peru, ở độ cao 3.200 m so với mặt biển và rộng 181.300 km2. Sa mạc nhỏ hẹp này trải dài giữa Thái Bình Dương và dãy núi Andes, có địa hình hoàn toàn trái ngược nhau: những ngọn đồi trọc đầy đá và những cồn cát trải dài. Mực nước mưa hàng năm trung bình của khu vực này chỉ là 25 mm và ở một số khu vực giữa sa mạc thì không hề có mưa, ít nhất là kể từ khi con người bắt đầu biết đến sa mạc này. Thậm chí, xương rồng cũng không thể mọc được trên sa mạc Atacama.
2.Nơi ẩm ướt nhất thế giới
10 vùng đất “quán quân” của thế giới10 vùng đất “quán quân” của thế giới
Lloro thuộc Colombia, – nơi ẩm ướt nhất thế giới
Cherrapunji, Ấn độ nhiều năm trước cũng được coi là nơi ẩm ướt nhất trái đất với lượng mưa 10.820 mm. Nhưng đến nay, ở Lloro thuộc Colombia, người ta đã đo được lượng mưa trung bình nơi đây là 12.192mm một năm.
Nếu ở Lloro mưa rơi đều trong suốt năm, thì ở Cher, mưa chỉ tập trung vào mùa ẩm ướt từ tháng 6 đến tháng 8. Thậm chí, người dân ở Cherrapunji còn không có đủ nước sinh hoạt trong mùa khô.

3.Nơi thấp nhất thế giới
10 vùng đất “quán quân” của thế giới
Biển Chết – nơi thấp nhất trên thế giới
Biển Chết là nơi thấp nhất trên bề mặt Trái Đất, nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan. Đây là hồ chứa nước có độ mặn cao nhất trên thế giới. Biển Chết thực ra là một hồ trong đất liền, nước chỉ có thể chảy vào mà không thể chảy ra. Nguồn nước cung cấp chủ yếu dựa vào dòng sông Jordan chảy từ phía bắc. Mỗi năm, lưu lượng nước từ sông Jordan chảy vào hồ bình quân 5 tỷ m3, chiếm 2/3 tổng số lượng nước chảy vào Biển chết.

4. Nơi cao nhất Thế giới
10 vùng đất “quán quân” của thế giới
Everest – ngọn núi cao nhất thế giới.
Nằm ở khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Nepal, Everest là ngọn núi cao nhất thế giới. So với mực nước biển, đỉnh Everest hiện cao tới 8.850 mét (số liệu đo được năm 1999) và tiếp tục cao thêm khoảng 2,5 cm hàng năm.
5.Nơi dốc nhất thế giới
10 vùng đất “quán quân” của thế giới
Núi Thor, Canada – nơi dốc nhất thế giới
Ngọn núi Thor, ở công viên quốc gia Auyuittuq, trên đảo Baffin, Nunavut, Canada, cao 1.249m thẳng đứng. Nơi đây nổi tiếng tạo ra đá granit nguyên chất. Ngọn núi này là nơi ưa thích của các nhà leo núi mạo hiểm. Người đầu tiên chinh phục núi Thor là đội Arctic Institute, Bắc Mỹ, vào năm 1953.
6.Nơi bằng phẳng nhất thế giới
10 vùng đất “quán quân” của thế giới
Cánh đồng muối Uyuni ở Bolivia – nơi bằng phẳng nhất thế giới
Bình nguyên bao la bát ngát ở độ cao 4.000m so với mực nước biển, một màu trắng mơ mộng khiến du khách có cảm giác như lạc vào thế giới cổ tích. Đó là cánh đồng muối Uyuni ở Bolivia.Uyuni là một đồng muối tự nhiên được hình thành do sự vận động của vỏ trái đất. Trong những tháng mùa đông, khu vực này hoàn toàn khô ráo. Tuy nhiên, khi hè đến, cánh đồng lại luôn ngập nước biến nó thành tấm gương khổng lồ mà nhà du hành vũ trụ Neil Amstrong đã nhìn thấy từ Mặt Trăng trong năm 1969.
7.Nơi lạnh nhất thế giới
10 vùng đất “quán quân” của thế giới
Trạm nghiên cứu của Nga ở Vostok – nơi lạnh nhất thế giới.
Trạm nghiên cứu của Nga ở Vostok nằm trên độ cao 3.500m so với mực nước biển. Vào ngày 21/1/1983, nơi này đạt kỷ lục về nhiệt độ không khí lạnh nhất (-89,2 độ C). Vào mùa đông năm 1997, nhiều người còn khẳng định nhiệt độ ở đây đã xuống tận mức -91°C. Mùa đông ở đây vừa khắc nghiệt lại vừa kéo dài, với nhiệt độ trung bình trong năm ở Vostok là -65°C. Trong những ngày hè ngắn ngủi, nhiệt độ trung bình ở đây cũng là… -30°C. Tháng 2/1992, Vostok có một ngày “nóng” nhất, với nhiệt độ ở mức… -19°C.
8.Nơi nóng nhất thế giới
10 vùng đất “quán quân” của thế giới
Sa mạc Lut ở Iran – nơi nóng nhất thế giới

Nhiều cuộc tranh luận về địa điểm nóng nhất trái đất. Một số người cho rằng, kỷ lục thuộc về vùng Al Azizyah, Libya với 57,8 độ C. Nơi nóng thứ 2 là thung lũng Chết, California với nhiệt độ 56,6 độ C. Nhưng theo vệ tinh NASA ghi nhận, bề mặt có nhiệt độ cao nhật là sa mạc Lut ở Iran với 71 độ. Vùng này có diện tích khoảng 480 km.

9.Hang động sâu nhất trên thế giới
10 vùng đất “quán quân” của thế giới
Voronya – hang sâu nhất thế giới.
Hang Voronya (tiếng Nga có nghĩa là Hang quạ) được một nhà nghiên cứu hang động người Kiev đặt tên trong năm 1980. Nguồn gốc cái tên Voronya xuất phát từ việc nhà nghiên cứu này thấy lối vào hang bị bịt kín bởi những tổ quạ. Từ những năm 1980, nhiều nhà thám hiểm đã tiến hành nhiều cuộc thăm dò với mong muốn có thể biết được độ sâu đích thực của hang. Kỷ lục hiện nay được ghi nhận là sâu 2.191m so với mực nước biển. Thế nhưng việc khám phá hang sâu nhất thế giới này vẫn đang tiếp diễn và kỷ lục này chưa chắc đã là kỷ lục cuối cùng. Dù sao đi nữa, hang Voronya cũng là hang động đầu tiên có dộ sâu trên 2.000m dưới mực nước biển. 

10.Hòn đảo xa xôi nhất trên thế giới
10 vùng đất “quán quân” của thế giới
Tristan da Cunha – nơi xa xôi nhất trên thế giới
Tristan da Cunha – một quần đảo gồm sáu hòn đảo nằm ở Nam Đại Tây Dương, nằm giữa Nam Mỹ và Phi châu (cách Nam Phi 2.800km về phía Tây) và là nhóm các hòn đảo xa xôi nhất trên thế giới có người sinh sống. Tristan da Cunha có diện tích 104km2, được đô đốc Tristaonda Cunha, người Bồ Đào Nha khám phá năm 1506. Hiện nay, quần đảo này trực thuộc Vương quốc Anh.

Theo Bưu Điện Việt Nam


Đọc thêm tại: http://www.vietgiaitri.com/an-choi/du-lich/2011/05/10-vung-dat-quan-quan-cua-the-gioi/#ixzz1p57bV3Fb

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét