Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Papua - hoang sơ một thiên đàng

Từ lâu, chỉ có những người tìm vàng, các nhà nghiên cứu văn hóa các cộng đồng người và các nhà truyền giáo mới thực hiện những hành trình mạo hiểm đến Papua.
Nhưng giờ đây, hòn đảo rộng lớn ở khu vực tây nam Thái Bình Dương, trên nửa phía đông đảo New Guinea này đang trở thành điểm đến của nhiều du khách thập phương muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ của một thiên đàng bị lãng quên.

Papua - hoang sơ một thiên đàng, Du lịch, thien dang bi lang quen, thien dang, dao hoang, du lich hoang so, du lch, tin tuc
Lễ hội trên biển Hiri Moale là một nét văn hóa độc đáo ở Papua

Sarah Gabel, một nữ du khách 29 tuổi người Mỹ, cho biết cô "đã nhanh chóng bị hút hồn bởi các cư dân bản địa sống hài hòa với thiên nhiên" khi lần đầu tiên đặt chân tới thiên đường bị lãng quên này.

Đến với Papua, du khách sẽ làm quen với bộ tộc Dani ở vùng thung lũng Baliem, một cộng đồng dân tộc sống cách biệt giữa các ngọn núi cao từ nhiều đời. Và để có những hành trình mới lạ này, thông thường họ sẽ phải trải qua một tuần vất vả khi đi xuyên qua những ngọn thác, ngủ trong những túp lều và gặp gỡ những người dân săn heo rừng bằng cung tên.
Papua - hoang sơ một thiên đàng, Du lịch, thien dang bi lang quen, thien dang, dao hoang, du lich hoang so, du lch, tin tuc

Một thác nước hùng vĩ và hoang sơ ở Papua
Papua - hoang sơ một thiên đàng, Du lịch, thien dang bi lang quen, thien dang, dao hoang, du lich hoang so, du lch, tin tuc

Nhiều du khách sẵn sàng qua đêm trong những túp lều
Papua - hoang sơ một thiên đàng, Du lịch, thien dang bi lang quen, thien dang, dao hoang, du lich hoang so, du lch, tin tuc

Lễ hội của người dân bản địa ở Papua

Theo Iwanta Perangin-Angin, Công ty Papua Adventure, đơn vị chuyên thực hiện các chuyến lưu trú du lịch tại thung lũng Baliem, những chuyến du lịch tìm hiểu văn hóa cộng đồng thổ dân được xem là mục tiêu hàng đầu của ngành du lịch ở New Guinea, hòn đảo lớn nhất châu Á và là nơi sinh sống của cả ngàn bộ lạc trải đều giữa Papua New Guinea độc lập ở phía đông và Papua thuộc Indonesia ở phía tây.

Các du khách chủ yếu là người châu Âu hay người Mỹ thường không tìm kiếm sự tiện nghi mà chỉ muốn khám phá những điều lạ lẫm chưa hề biết đến và tính xác thực của sự vật trong hành trình của mình. Vì vậy, với vốn đa dạng sinh học đặc biệt, Papua đã quyến rũ những người yêu thích thiên nhiên hoang sơ, được đắm chìm trong khu rừng già đầy tiếng chim hót, nhìn tận mắt loài vẹt to lông trắng phớt hồng có mào dựng đứng...

Với những người thích bơi lặn, họ sẽ được mãn nhãn trước những rạn san hô tuyệt mỹ ở đảo Raja Ampat... Bên cạnh đó, những lễ hội truyền thống của người dân bản địa cũng là một điểm nhấn của ngành du lịch tại đây.
Papua - hoang sơ một thiên đàng, Du lịch, thien dang bi lang quen, thien dang, dao hoang, du lich hoang so, du lch, tin tuc

Một đảo nhỏ chưa có tên ở Papua
Papua - hoang sơ một thiên đàng, Du lịch, thien dang bi lang quen, thien dang, dao hoang, du lich hoang so, du lch, tin tuc

Sinh vật biển ở Papua

Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan như cơ sở hạ tầng giao thông còn trắc trở, xa xôi, giá cả đắt đỏ, đòi hỏi khách du lịch phải có sức khỏe tốt để có thể trèo đèo lội suối cũng như còn một số tổ chức ly khai hoạt động, đặt biệt tại khu vực thuộc quyền Indonesia, nên Papua New Guinea chỉ mới đón hơn vài ngàn lượt khách/năm.

Nhưng theo giáo sư Azril Azahari, thuộc cơ quan du lịch Trisakti ở Jakarta, chính quyền sẽ tìm cách khắc phục tình trạng này trong thời gian tới nhằm giúp Papua không còn là một thiên đường bị lãng quên...

Theo Đan Thy (Tuổi Trẻ)

Đến với Papua - Nơi hoang dã nhất hành tinh


Nơi đó, con người chưa biết che thân bằng quần áo, cũng như sự hiện diện của cuộc sống hiện đại. Nơi đó, chỉ có đầm lầy, rừng xanh với núi cao, được những bộ tộc hoang dã nhất trên hành tinh này chọn làm đất sống.

Người bộ tộc Lani.
Đó là đảo Irian Jaya, hay còn gọi là Papua, một hòn đảo lớn của đất nước Indonesia tiếp giáp với Papua New Guine.Nhìn trên bản đồ Indonesia, đảo Irian Jaya chỉ là một vệt xanh của rừng núi, và vài chấm định danh thị trấn lớn như Jayapura, Wamena, Timika, còn lại không một thông tin chi tiết gì hơn.

Phải mất nhiều ngày sắp xếp lịch trình, chuẩn bị đồ đạc và luyện tập thể lực cho một hành trình đi bộ xuyên rừng rậm, núi đồi với khoảng 300km để đến được nơi sinh sống của ba bộ tộc Dani, Lani, Yali ở sâu trong thung lũng Baliem của dãy núi Jayawijaya.

Đoàn chỉ có 3 người, nhưng phải cần đến 15 người dẫn đường kiêm luôn nhiệm vụ mang vác hành lý, dẫn đường và phiên dịch cho hành trình dài suốt 10 ngày đi bộ trong rừng sâu.Chiếc bản đồ vẽ tay là vật quý giá nhất với chúng tôi, bởi ở chốn rừng sâu, các máy móc và phương tiện hiện đại đều vô hiệu.

Lòng dũng cảm của chúng tôi còn bị thử thách khi nghe ngưòi dẫn đường kể về những tập quán rùng rợn nửa hư nửa thực của các bộ tộc ở vùng rừng núi. Các bộ tộc này đều có tục săn đầu người, mỗi khi có cuộc chiến, kẻ thua cuộc sẽ bị làm thịt chia cho cả làng, và vụ ăn thịt người được phát hiện gần đây nhất vào những năm 1970.

Vũ điệu chiến binh
Ngày thứ 4 của hành trình, chúng tôi mới đến ngôi làng Iboroma - nơi bộ tộc Dani đang sinh sống.  Những bóng người mang giáo dài, trang bị cung tên rầm rập xông thẳng đến bao vây lấy chúng tôi, hét lên những tiếng kêu hoang dại.

Trước mặt chúng tôi bây giờ là hơn 20 người đàn ông lực lưỡng, gần như trần truồng, mặt bôi đen, đầu đội lông chim, mũi đính cặp nanh heo cong ngoắt trông thật dữ tợn, giương cao cây cung vào từng người , ra lệnh theo họ đi sâu vào trong làng. Miệng họ không ngớt hú lên những âm thanh lạ lùng, kỳ quái.

Sau khi bước qua những tường rào, chúng tôi bị dồn vào một khoảng sân rộng.  Dân làng từ khắp nơi túa đến ngày một đông, mặt đầy ngơ ngác nhìn chúng tôi trong trang phục khác biệt quá xa với họ. Đó là màn chào hỏi của những chiến binh Dani với khách lạ, được họ trích từ trong vũ điệu mỗi khi giành chiến thắng với các bộ tộc khác trở về.

Quyền lực xác ướp
Phải khó khăn lắm, chúng tôi mới được nghe câu chuyện kỳ bí về tục ướp xác của người Dani ở thung lũng Baliem. Người Dani quan niệm rằng xác ướp vẫn đang sống đó giữa cộng đồng của họ - những người chủ của rừng già trong thung lũng Baliem ở dãy núi Jayawijaya.

Sau khi chết, xác của vị tù trưởng sẽ được người kế vị tắm rửa và lấy đi nội tạng, sau đó được xếp trong tư thế ngồi bó gối, tay cầm chiếc rìu đá, cổ và đầu mang những vòng trang sức được đan từ dây rừng, đặt trang trọng ngay trên bếp lửa trong ngôi nhà vị tù trưởng kế vị.

Khói bếp luôn nghi ngút không bao giờ tắt trong ngôi nhà để hong khô thân xác vị tù trưởng đáng kính, từ đời vị tù trưởng này cho đến đời khác. Ngôi nhà nơi cất giữ xác ướp là nơi bất khả xâm phạm với tất cả phụ nữ và người lạ.

Sau một thời gian thuyết phục vị tù trưởng cùng dân làng, chúng tôi  đã được tận mắt nhìn thấy một xác ướp hơn 250 năm tuổi. Từ trong căn nhà Honai, vị tù trưởng nhẹ nhàng, chậm rãi, trân trọng đưa ra cho chúng tôi một xác ướp trong tư thế ngồi, da khô đét bọc lấy xương và toàn thân nhuốm một màu đen bóng từ khói bếp. Cánh tay xác ướp vẫn ôm chặt cây rìu bằng đá - dụng cụ quan trọng nhất trong đời sống của người Dani từ ngàn đời nay.

Những con người dũng cảm
Người Dani có tục cắt đi một đốt ngón tay khi gia đình có người thân mất đi, nếu cả hai bàn tay đã cắt hết, phần thân thể tiếp theo sẽ là vành tai, mũi. Họ tin rằng, khi cắt lìa phần thân thể người sống, người chết sẽ đồng cảm và phù hộ cho cuộc sống của họ giữa rừng xanh bao la.

Bà Mereka đã cắt hết 6 ngón tay kể chuyện: “Khi trong nhà có tang, phụ nữ chúng tôi phải bôi bùn lên người, và sau đó vài ngày sẽ đi vào rừng sâu, đến nơi thanh vắng không để ai nhìn thấy và dùng chiếc rìu đá chặt dập các đốt xương ngón tay. Khi về lại làng, người làng thấy ngón tay dập sẽ kéo đến, dùng xương ống của loài chim Caswari (tương tự như đà điểu) đã được mài bén như dao để cắt lìa đốt ngón tay. Chúng tôi làm như vậy để chia sẻ nỗi đau đớn và mất mát với người đã khuất”.

Không một phương thuốc giảm đau, chỉ có niềm tin mới giúp những phụ nữ Dani vượt qua đau đớn để thực hiện một công việc kinh hoàng đến thế. Họ thực sự là những phụ nữ dũng cảm nhất ở vùng núi Jayawijaya.Chia tay với những người Dani, chúng tôi lại lên đường tìm đến những chiến binh Yali, những người được các bộ tộc khắp nơi trong dãy núi Jayawijaya nể trọng vì luôn giành chiến thắng trong các cuộc chiến.

Hành trình đường đi chúng tôi may mắn gặp được già Roni, một chiến binh Yali lẫy lừng. Chỉ cho chúng tôi những vết sẹo trên người, ông kể: “Người Yali chúng tôi mỗi khi ra trận không có khái niệm thua cuộc, chúng tôi sắp xếp chiến binh theo ba lớp, những người thấp bé ở lớp đầu tiên, khỏe mạnh ở sau cùng, lớp trước ngã thì lớp sau tràn lên”.

Những kiểu trang phục độc đáo
Đàn ông các bộ tộc ở Irian Jaya sử dụng một dụng cụ che phần kín  rất độc đáo, có tên gọi là Koteka. Nhìn vào Koteka sẽ phân biệt ngay được người đó thuộc bộ tộc gì. Với người đàn ông Dani, chiếc Koteka nhỏ nhắn, có độ dài chừng 30cm. Koteka của người Yali nhỏ nhắn như của đàn ông Dani nhưng dài hơn, vì còn có nhiệm vụ nâng "chiếc váy"  che thân làm bằng hơn 100 vòng mây bao quanh phần thân.

Koteka của người Lani là độc đáo nhất, vì ngoài công dụng che thân, nó còn được dùng để chứa đồ dùng, khi thì một nùi thuốc lá, hay mớ đậu phộng, khi thì miếng thịt rừng, Trong khi đó, phụ nữ Dani để ngực trần, che thân bằng váy được làm từ một loại cỏ mọc khắp các cánh rừng ở Irian Jaya. Phụ nữ Yali mặc váy cỏ phân theo lớp, mỗi lớp tương đương với 4 tuổi, nếu thấy phụ nữ Yali mặc chiếc váy cỏ có 4 lớp, đồng nghĩa là cô ta đã đến tuổi lấy chồng.

Theo: VietNam +

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét