Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Đẹp mê hồn thác "nữ hoàng"

Mang tên nữ hoàng Anh thác Victoria là thác nước đẹp nhất châu Phi.


 

Tại khu vực biên giới giữa Zambia và Zimbabwe dòng sông Zambesi rộng tới 1.700 m đột ngột đổ xuống một thung lũng sâu thăm thẳm, sâu tới 108 m, và tạo ra thác Victoria hùng vĩ, đầy thơ mộng.

Nhà nghiên cứu người Scotland David Livingstone đã phát hiện ra thác nước kỳ vĩ này trong năm 1855. Ông cho rằng đây là thác nước đẹp nhất châu Phi, với những màn trình diễn của nước và ánh sáng vô cùng kỳ ảo.




Tên thác nước được đặt theo thên Nữ hoàng Victoria của Vương quốc Anh dù tên của nó là Mosi-oa-Tunya ("smoke that thunders"). Thác nước này là một phần của 2 vườn quốc gia, Vườn quốc gia Mosi-oa-Tunya ở Zambia và vườn quốc gia thác nước Victoria ở Zimbabwe.

Người Châu Âu bắt đầu định cư tại khu vực quanh Thác Victoria từ khoảng năm 1900 theo nhu cầu của Cecil Rhodes thuộc Công ty Nam Phi Anh về các quyền khoáng sản và cho sự cai trị đế quốc với vùng phía bắc sông Zambezi, và sự khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như gỗ trong các khu rừng phía đông bắc ngọn thác và ngà voi cùng da thú.



Trước năm 1905, có thể đi qua phía trên thác tại Old Drift, bằng canoe gỗ hay xà lan kéo bằng một dây cáp thép. Tham vọng của Rhodes về một tuyến đường sắt Cape-Cairo đã tạo ra các kế hoạch cho cây cầu đầu tiên bắc qua sông Zambezi.
Từ năm 1905 đường sắt đã tạo điều kiện cho những người da trắng từ tận Cape từ miền nam tới đây và từ năm 1909 là cả từ Congo thuộc Bỉ ở phía bắc.

Kể từ năm 1989, thác Victoria đã UNESCO được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Nam Phi.



Vào mùa mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, dòng sông Zambesi đầy ắp nước ào ào đổ xuống thung lũng sâu thẳm và tạo ra một tấm màn nước lớn nhất thế giới, khiến cho cầu vồng cũng trở nên bé nhỏ.



Một đặc điểm nổi tiếng ở nơi đây đó là một bể bơi được hình thành tự nhiên gọi là Ghế Quỷ gần cạnh thác.

Khi dòng chảy con sông ở mức độ an toàn, thường vào các tháng 9 và 12, mọi người có thể bơi gần sát tới cạnh thác trong bể mà không sợ tiếp tục trôi qua cạnh và rơi xuống họng thác; đó là nhờ một bức tường đá tự nhiên bên dưới mực nước ngay sát cạnh thác ngăn họ lại dù dòng nước luôn chuyển động.




Hai vườn quốc gia tại thác khá nhỏ — Vườn quốc gia Mosi-oa-Tunya rộng 66 km2 và Vườn Quốc gia Thác Victoria rộng 23 km², ngay cạnh vườn quốc gia Thác Victoria ở trên bờ nam là Vườn quốc gia Zambezi, trải dài 40 km phía tây dọc theo con sông.

Đồng cỏ rừng Mopane là chủ yếu trong vùng, với các vùng nhỏ rừng Miombo và Rhodesian Teak và savannah cây bụi. Rừng ven sông với các cây cọ dọc đôi bờ và các hòn đảo bên trên thác. Rừng nhiệt đới ở đây được tưới tắm bởi hơi nước toả ra từ ngọn thác, có các loài cây hiếm như pod mahogany, ebony, ivory palm, wild date palm và một số giống creepers và lianas.




Đến đây du khách sẽ được ngắm nhìn những đàn voi uống nước bên sông, lũ ngựa vằn đùa nghịch trên thảm cỏ xanh… và tham gia các hoạt động thể thao thường diễn ra, như: whitewater rafting ở các họng thác, nhảy bungee từ trên cầu, câu cá, cưỡi ngựa, đi thuyền kayak, và bay trên thác...
Theo 24h

Victoria – Trái tim hoang dã Châu Phi

Những dòng nước của sông Zambezi miên man đổ xuống vực ở độ cao 108m tạo khói mù mịt và chúng như tấm màn bạc long lanh dưới ánh mặt trời. Âm thanh của nước réo gọi nhau tạo thành những tiếng sấm rền vang. Tôi gọi tên thác nước Mosi oa Tunya là trái tim châu Phi hoang dã.
Chúng tôi xuất phát lúc 9 giờ sáng từ trung tâm thành phố Livingstone đến thác nước Vitoria bằng xe buýt miễn phí được phục vụ bởi khách sạn Jollyboys Backpacker. Đoạn đường 7km phẳng lỳ còn thơm mùi nhựa mang đến sự khác hẳn khi suy nghĩ về những nẻo đường hoang dã của châu Phi.

Hùng dũng thác nước Châu Phi

Dòng sông Zambezi đã xuất hiện bên tay trái khi chỉ còn khoảng 2 km đến cổng chính vào tham quan. Dòng nước trong trẻo cứ lượn lờ qua những rừng cánh rừng xanh ngắt cùng với những gành đá bằng phẳng và chúng vô tư không biết rằng đang chuẩn bị đổ vực để tạo thành thác nước hùng dũng giữa sự hoang dã của châu Phi.
Bác tài xế Ailola quay lại giới thiệu, thác nước tên Victoria, nhưng người bản địa thích gọi là Mosi oa Tunya. Theo ngôn ngữ Tonga, Mosi oa Tunya có nghĩa là “Sương khói ầm vang như sấm rền”. Thác được đặt tên lại để vinh danh nữ hoàng Victoria vào năm 1855 khi ông David Livingstone, người Anh nhìn thấy trong lần đầu tiên đến đây.

Thác Victoria nhìn từ cầu biên giới giữa Zambia và Zimbabwe.
Ngay giữa lối ra thác nước ầm vang, tượng ông David Livingstone được đặt trang trọng trong khuôn viên xanh tươi bóng mát. Ông là người châu Âu đầu tiên trông thác nước vĩ đại khi đi từ thượng nguồn dòng sông Zambezi. Trước đây, ông ta nghĩ rằng thác nước Ngonye nằm về phía tây Zambia với độ cao 25m đã là tuyệt đẹp của châu Phi, nhưng thác nước Mosi oa Tunya khi mới nhìn thấy đã làm ông sửng sờ bởi sự hùng vĩ của nó.

Thác phía Đông.

Thác nước như màn bạc.
Ông đã viết về thác nước trong nhật ký của mình “Không một hình ảnh nào có thể nói lên được vẻ đẹp của thác nước hơn bất cứ những cảnh quan nào ở Anh. Mọi điều dường như chưa từng nhìn thấy trước đây của người châu Âu. Khung cảnh thật tuyệt vời khi được nhìn từ trên cao bởi những đôi cánh thiên thần”.

Lối đi lên nhìn qua “đỉnh ác quỷ” nằm bên kia Zimbabwe.
Mọi người nôn nóng chụp hình dù thác nước còn nhìn thấy xa xa. Cầm lấy bản đồ hướng dẫn miễn phí được phát ở cổng mua vé, tôi men theo những bậc thang được phủ xanh những tán cây rừng để đi dọc chiều dài thác nước. Cứ chừng 5 phút, hơi nước từ dưới thác ụn lên tạo thành những đám mây huyển hoặc mờ ảo trên không trung. Tiếng reo của nước tạo sự thôi thúc bước chân của tôi có cảm giác không mệt mõi trên những bậc thang khá dốc.

Victoria – trái tim hoang dã châu Phi

Màn nước đổ dốc tạo âm thanh réo rắt hòa quyện trong tiếng reo của gió và chúng liên tục tạo nên những trận mưa rào thoáng qua do nước dội vào các gành đá của 2 hòn đảo Boaruka và Livingstone nằm phía bên dưới. Tôi thuê cặp áo mưa đôi với giá 1 USD để bước đến 3 khu vực có đặc điểm khác nhau của thác nằm trọn phía bênZambia.

Cầu vòng luôn được tạo ở phần thác “Cầu Vồng”.
Thác Victoria nằm trải dài giữa 2 quốc gia Zimbabwe và Zambia có độ dài khoảng 1.708m và để tham quan thác nước nằm bên phần đất Zambia cần ít nhất là 2 giờ. Điều làm cho tôi cũng như bao du khách khác phân vân là nên tham quan từ phía Zambia hay Zimbabwe, các khuyến cáo là nên tham quan cả 2 phía.
Nếu làm phép so sánh với 2 thác nước nỗi tiếng nhất hiện nay là Niagara (Cannada – Mỹ) và Iguazu (Brazil – Agrentina), Vitoria không hề kém cạnh và mỗi thác nước đều có thế mạnh riêng. Victoria hơn hẳn Niagara và Iguazu về độ cao và lưu lượng nước đổ trong mùa mưa cao điểm (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) nhưng thua về độ dài (hơn Niagara) và lượng nước đổ tính trung bình trong một tháng.

Bên kia là đỉnh “Ác Quỷ” thuộc phần đất Zimbabwe.
Năm 1860, ông Livingstone quay trở lại thác Victoria cùng nhà tự nhiên học người anh John Kirk để nghiên cứu. Ông đã chia thác nước làm 4 phần tính từ phía bên Zimbabwe qua đến Zambia: thác ác quỷ, thác chính, thác cầu vồng và thác phía đông.
Những tán cây rừng bám trên vách đá ở thác phía Đông mang lại màu xanh mát mắt và dịu êm như tiếng réo của nước trong những ngày hè. Đoàn người vẫn lao phía trước để tận mắt chứng kiến sự hùng vĩ của thác được đổ nước từ độ cao 900m cho đến 108m ở thác chính và thác cầu vồng.

Dòng sông Zambezi chuẩn bị đổ dốc để tạo thành thác nước nổi tiếng.
Chiếc cầu nhỏ bắc qua thác cầu vồng và thác chính dường như quá chật chội cho du khách bởi ai cũng muốn chen chân ngắm nhìn cầu vồng xuất hiện liên tục phía dưới chân cầu. Trên màn nước sóng sánh ánh bạc, những chiếc cầu màu sắc nắm vắt vẻo nằm lên nhau trông như hiện tượng cực quang xảy ra ở Bắc Cực vào những ngày hè.

Quà lưu niệm.
Dù khá vất vả phải bao che máy máy chụp hình và thỉnh thoảng hứng chịu những cơn mưa như trút, nhưng ai cũng hào hứng và phấn khởi bởi thiên nhiên luôn có quá nhiều điều kỳ lạ!. Phía bên kia ngọn thác chính réo nước ầm vang và cuồn cuộn dòng chảy, đoàn khách du lịch với những chiếc áo mưa màu vàng đang thẩn thờ ngắm và chụp ảnh dòng ác quỷ đang phơi mình trong ngọn nắng hè.
Một du khách người Anh quay sang nói với tôi, Victoria cuồn cuộn và mãnh liệt như trái tim còn hoang dã trên những nẻo đường Phi Châu.
(Tham khảo bài viết đã đăng trên báo TTCT ngày 04/07/2014)
(Nguồn: Linhnc2005

Đi bơi ở hồ Quỷ dữ

Thác Victoria nằm trên biên giới Zambia và Zimbabwe (châu Phi) là một trong 7 kỳ quan tự nhiên của thế giới.

 
Một thanh niên nhảy từ tảng đá xuống hồ Devil - Ảnh: Yvette Cardozo, Alamy

Hùng vĩ thác Victoria

Dòng sông Zambezi chảy qua khe nứt gãy của vỏ trái đất đã tạo nên một trong những ngọn thác lớn nhất thế giới đổ xuống từ độ cao 108m: thác Victoria.
Trong những năm 1800, bộ tộc Kololo đã miêu tả ngọn thác này là Mosi-oa-Tunya - có nghĩa là “đám khói nổi sấm”.
Nhìn từ xa trên máy bay trực thăng hay từ những cây cầu phía xa, dòng thác trong như một chiếc rèm nước khổng lồ căng ngang vách đá cao. Tiếng nước và màn sương mù do bụi nước tạo ra khiến những ai đặt chân đến nơi đây cảm thấy nghẹt thở bởi khung cảnh hoang dã hoành tráng.
Dòng sông Zambezi có chiều rộng khoảng 2km đã tạo ra khoảng 546 triệu m3 nước đổ xuống thác Victoria mỗi phút vào mùa nước lên từ tháng 2 và tháng 3.
Những vách đá bazan được tạo nên trong quá trình kiến tạo vỏ trái đất đã biến dòng chảy Zambezi vốn hiền hòa thành dòng nước hung dữ cuốn xiết qua hàng hàng lớp lớp vỉa đá. 

Chuyện kể của Boyd Matson

 
Cầu vồng tuyệt đẹp từ dòng nước trắng xóa ở thác Victoria
- Ảnh: Christian Heeb, laif/Redux
Boyd là một nhà báo, nhà làm phim của tạp chí National Geographic đã viết trên tờ National Geographic Traveler về chuyến đi bơi khó quên của ông.
“Tôi đi công tác ở Nam Phi tại nơi giao nhau mệnh danh là “đại lộ của những chữ Z”.
Đó là đoạn kéo dài của sông Zambezi, nơi những con ngựa vằn uống nước và biên giới hai quốc gia Zimbabwe - Zambia tiếp giáp nhau. Men theo con đường thuộc địa phận Zambia, tôi đến dòng thác Victoria ngoạn mục.
Tôi đứng gần đủ để cảm thấy những bụi nước nhưng cũng xa đủ để nhìn thấy sự hung dữ của dòng Zambezi đã góp phần đưa màn sương đi xa hàng dặm. Từ đỉnh thác có con đường song song theo những con dốc kéo thẳng xuống từ độ cao hơn 100m và bạn sẽ tự hỏi mẹ thiên nhiên đã làm điều này như thế nào.
Bất ngờ tôi bị kéo về hiện tại khi nghe tiếng và thấy một người phía trước đang cắm đầu nhảy xuống thác. Tôi tưởng anh ta tự tử và quá bất ngờ không kịp thốt lên lời nào.
Tôi không thể tin vào mắt mình khi thân hình anh ta khuất sau mỏm đá và mất hút với tiếng thét hòa vào tiếng ồn ào của dòng nước. Nhưng chỉ khoảng 1 phút sau đó, tôi lại thấy chính anh ta đang đứng trên vỉa đá lúc nãy.
Phải chăng tôi đang mơ? Anh ta lại còn quay lưng lại và nhảy ngược xuống và tôi chắc chắn chàng trai này bị vấn đề về thần kinh! Tôi hỏi những người đứng xung quanh rằng cậu thanh niên ấy có bị mất trí không, hay dưới miệng thác sâu hun hút kia thật sự có một cái hồ mà chỉ người địa phương biết?”.

Bơi trên "miệng tử thần"

Đó là lần đầu tiên Boyd Matson đến Zambia. Mùa khô (tháng 9 đến tháng 12) 5 năm sau đó, ông đã giữ lời hứa lên đỉnh ngọn thác lớn nhất thế giới và bơi trong hồ bơi tự nhiên được cho là cao nhất và ấn tượng nhất trên trái đất.
“Hồ Quỷ dữ - Devil pool” được đặt tên bởi sự nguy hiểm nhưng cũng tràn đầy thử thách của nó và nay đã trở thành hoạt động không thể thiếu với du khách đến thác Victoria.
 
Bơi trên "miệng tử thần" - một hoạt động mạo hiểm và đầy hứng thú cho du khách
- Ảnh Meritraya.com
Bạn có thể đến hồ từ đảo Livingstone của Zambia khi xuôi theo dòng Zambezi. Từ đảo này, khi bơi bạn sẽ không thấy dòng thác phía trước mà chỉ nghe thấy tiếng nước. Đó là một trong những cảm giác rùng rợn nhất với Boyd.
Chỉ mùa thu, khi dòng sông ở mực nước thấp nhất và chảy chậm nhất, những vách đá tự nhiên mới hiện ra cho phép mọi người nhảy từ trên vách đá xuống dưới lòng hồ và bơi ra sát mép thác mà không sợ bị cuốn trôi. Từ đây bạn có thể phóng tầm nhìn không giới hạn về phía chân trời.
Vào những ngày nắng, không khó để thấy cầu vồng tuyệt đẹp “mọc” ra từ giữa dòng chảy trắng xóa mà người ta hay ví von cảnh đẹp này như ở thiên đàng hạ giới.
Cảm giác một lần đắm mình trong hồ Quỷ dữ là trải nghiệm chắc chắng không thể nào quên trong đời với bất cứ ai mê chinh phục và yêu thiên nhiên.
 
Người Kololo - một bộ tộc sống trong khu vực thác Victoria
- Ảnh:Travelafrica.com

Thác Victoria
Tên gọi: Mosi-oa-Tunya (tiếng địa phương)
Vị trí địa lý: Biên giới Zambia và Zimbabwe
Năm được công nhận là di sản UNESCO: 1989
Loại di sản: Tự nhiên
Dòng thác vĩ đại này là một trong những thác nước lớn nhất và đáng sợ nhất trên hành tinh. Lớp bụi nước do thác Victoria tạo ra có thể thấy từ khoảng cách 20 km. Nhà khám phá người Scotland, David Livingstone đã lấy tên nữ hoàng Victoria đặt tên cho thác khi ông lần đầu tiên đến đây vào tháng 11.1885.

Làm cách nào để đến đây?

Hầu hết các du khách muốn đi bơi ở hồ Quỷ dữ có thể đến thác Victoria ở trên đất Zimbabwe hoặc Maramba ở Zambia, nơi có trạm dừng để phục vụ các dịch vụ cho du khách. Các thị trấn này đều có thể đến bằng đường bộ, xe lửa và hàng không.

Khi nào nên đến đây?

Mùa nào cũng phù hợp để thưởng ngoạn vẻ đẹp thác Victoria. Mùa mưa, lớp bụi nước có thể che khuất cả ngọn thác. Tháng 11, mực nước xuống thấp, du khách có thể thấy dòng nước bị các vỉa đá trên đỉnh thác chia nhỏ rồi lao xuống ở độ cao hơn 100 m rất kỳ ảo.

Chọn hành trình nào để khám phá khi đến đây?

Là một ngọn thác rất rộng lớn nên có nhiều phương án để thưởng ngoạn dành cho du khách.
Con đường mòn cho phép bạn đi bộ quanh khu vực và ngắm nhìn cảnh đẹp. Những góc nhìn độc đáo hơn có thể thấy từ cây cầu Knife Edge hay cầu thác Victoria.
Đi thuyền dưới chân thác là trải nghiệm thú vị để cảm nhận sức mạnh của dòng nước. Vào mùa thu, nước cạn, những ai yêu cảm giác mạnh có thể bơi lội trên hồ bơi tự nhiên cao nhất thế giới trên đỉnh thác.
Ngoài cảnh tượng kỳ vĩ, du khách cũng có thể thấy những chú chim ưng, đại bàng đen hay kền kền chao lượn trong màn sương.
Bạn cũng có thể khám phá rừng rậm nhiệt đới, nơi bầy sơn dương lông vằn hoặc khỉ vervet sinh sống. Các dịch vụ đi máy bay trực thăng hoặc chơi nhảy bungee cũng rất phổ biến để mang đến cho du khách những giây phút khó quên.
Những hình ảnh sống động của thác Victoria và hồ Quỷ dữ có thể theo dõi tại đường link:
http://newswatch.nationalgeographic.com/2012/07/23/the-devils-pool/

Lưu trú

Có nhiều nhà trọ khách sạn tại khu vực thác Victoria phía đất Zimbabwe. Bạn có thể ở một trong những khách sạn hạng sang mang tên Royal Living Stone ngay gần thác, hoặc dừng lại trong khu phức hợp nghỉ dưỡng kiểu kiến trúc thuộc địa vào buổi chiều cho bữa trà chiều thịnh soạn. Cuối ngày, hoàng hôn xuống trước cửa khách sạn Sun Deck sẽ càng thi vị cho bữa tối hay phút thư giãn tại quán bar bên dòng Zambezi.
An Nam
(tổng hợp từ National Geographic)

Trái tim châu Phi hoang dã


TTCT - Thác Victoria (Mosi oa Tunya) nằm trải dài giữa hai quốc gia Zimbabwe và Zambia, ít được nhắc đến nhưng có lẽ sự quyến rũ của nó không kém thác Niagara (Canada - Mỹ) hay Iguazu (Brazil - Agrentina).
Thác Victoria nhìn từ cầu biên giới giữa Zimbabwe và Zambia - Ảnh: N.C.L
Lối lên đỉnh thác Ác Quỷ - Ảnh: N.C.L
Dòng sông Zambezi miên man đổ xuống vực ở độ cao 108m tạo thành tấm màn bạc long lanh dưới ánh mặt trời. Thác nước Mosi oa Tunya là trái tim châu Phi hoang dã.
Chúng tôi xuất phát lúc 9g sáng từ trung tâm thành phố Livingstone đến thác nước Victoria bằng xe buýt miễn phí của khách sạn Jollyboys Backpacker. Đoạn đường 7km phẳng lì còn thơm mùi nhựa đường khác hẳn những gì tôi tưởng tượng về những nẻo đường hoang dã của châu Phi.
Sương khói ầm vang
Dòng sông Zambezi đã xuất hiện bên tay trái khi chỉ còn khoảng 2km đến cổng chính vào tham quan. Dòng nước trong trẻo cứ lượn lờ qua những cánh rừng xanh ngắt cùng những gành đá bằng phẳng, như thể chúng vô tư không biết rằng đang chuẩn bị đổ vực để tạo thành thác nước hùng dũng giữa sự hoang dã của châu Phi.
Bác tài xế Ailola quay lại nói người bản địa thích gọi là Mosi oa Tunya hơn là Victoria. Mosi oa Tunya có nghĩa là “Sương khói ầm vang như sấm rền”. Thác được đặt tên lại để vinh danh nữ hoàng Victoria vào năm 1855 khi ông David Livingstone, người Anh, nhìn thấy trong lần đầu tiên đến đây.
Ngay giữa lối ra thác, tượng ông David Livingstone được đặt trang trọng trong khuôn viên xanh tươi bóng mát. Ông là người châu Âu đầu tiên trông thấy thác nước vĩ đại khi đi từ thượng nguồn dòng sông Zambezi. Mọi người nôn nóng chụp hình dù thác nước còn nhìn thấy xa xa.
Cầm lấy bản đồ hướng dẫn miễn phí được phát ở cổng mua vé, tôi men theo các bậc thang được phủ xanh những tán cây rừng để đi dọc chiều dài thác nước. Cứ chừng năm phút, hơi nước từ dưới thác ụn lên tạo thành những đám mây huyễn hoặc mờ ảo trên không trung. Tiếng reo của nước thôi thúc bước chân và tôi cảm thấy không còn mệt mỏi khi leo những bậc thang dốc.
Một thánh đường Hồi giáo ở bang Livingstone - Ảnh: N.C.L
Những món quà lưu niệm tại thác Victoria - Ảnh: N.C.L
Hai giờ cho một con thác
Màn nước đổ dốc tạo âm thanh réo rắt hòa quyện trong tiếng reo của gió và chúng liên tục tạo nên những trận mưa rào thoáng qua do nước dội vào các gành đá của hai hòn đảo Boaruka và Livingstone phía bên dưới. Tôi thuê cặp áo mưa đôi với giá 1 USD để bước đến cả ba khu vực, mỗi nơi có đặc điểm khác nhau của thác nằm trọn phía bên Zambia.
Thác Victoria nằm trải dài giữa hai quốc gia Zimbabwe và Zambia có độ dài khoảng 1.708m và để tham quan thác nước bên phần đất Zambia cần ít nhất là hai giờ. Điều làm cho tôi cũng như bao du khách lần đầu đến đây là không biết nên tham quan từ phía nào. Tốt hơn hết nên tham quan cả hai phía vậy.
Nếu làm phép so sánh với hai thác nước nổi tiếng nhất hiện nay là Niagara (Canada - Mỹ) và Iguazu (Brazil - Agrentina), Victoria không hề kém cạnh. Victoria hơn hẳn Niagara và Iguazu về độ cao và lưu lượng nước đổ trong mùa mưa cao điểm (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), nhưng kém về độ dài (hơn Niagara) và lượng nước đổ tính trung bình trong một tháng.
Năm 1860, ông Livingstone quay lại thác Victoria cùng nhà tự nhiên học người Anh John Kirk để nghiên cứu. Họ đã chia thác nước làm bốn phần tính từ phía bên Zimbabwe qua đến Zambia: thác ác quỷ, thác chính, thác cầu vồng và thác phía đông.
Lối lên đỉnh thác Ác Quỷ - Ảnh: N.C.L
Những tán cây rừng bám trên vách đá ở thác phía đông mang lại màu xanh mát mắt và dịu êm như tiếng réo của nước trong những ngày hè. Đoàn người vẫn lao về phía trước để tận mắt chứng kiến sự hùng vĩ của thác được đổ nước từ độ cao 900m cho đến 108m ở thác chính và thác cầu vồng.
Chiếc cầu nhỏ bắc qua thác cầu vồng và thác chính dường như quá chật chội cho du khách bởi ai cũng muốn chen chân ngắm nhìn cầu vồng xuất hiện liên tục phía dưới chân. Trên màn nước sóng sánh ánh bạc, những chiếc cầu màu sắc nằm vắt vẻo lên nhau trông như hiện tượng cực quang xảy ra ở Bắc cực vào những ngày hè.
Dù phải bao che máy chụp hình khá vất vả và thỉnh thoảng hứng chịu những cơn mưa như trút, nhưng ai cũng hào hứng trước hiện tượng thiên nhiên kỳ thú không dễ gì nhìn thấy một lần trong đời.
Phía bên kia ngọn thác chính réo nước ầm vang và cuồn cuộn dòng chảy, đoàn khách du lịch với những chiếc áo mưa màu vàng thẫn thờ ngắm và chụp ảnh dòng ác quỷ đang phơi mình trong ngọn nắng hè.
Tôi thoáng nghe Karen, một du khách người Anh, nói với mọi người rằng Victoria cuồn cuộn và mãnh liệt như trái tim còn hoang dã trên những nẻo đường châu Phi.
NGUYỄN CHÍ LINH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét