Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

Istanbul - thành phố nối hai lục địa Á - Âu



Istanbul là thành phố duy nhất trên thế giới nằm trên 2 châu lục. Nó như một người lính tiền trạm của Thổ Nhĩ Kỳ, đứng sừng sững ở hai bờ phía nam eo biển Bosphorus, đầu gối lên châu Âu, chân duỗi vào châu Á. Bước lên phía tây là châu Âu, lui về phía đông là châu Á.

Theo lịch sử, vào thế kỷ 7 TCN, người Mecca thống trị bán đảo Aisia Minor và bán đảo Bangan. Thống soái của người Mecca chuẩn bị xây dựng thành phố mới ở Thraki thuộc phía đông nam của bán đảo Bangan. Nhưng ngay lúc chuẩn bị cử hành nghi lễ chọn đất, thì trên trời xanh bỗng xuất hiện con chim ó sà xuống và gắp vật cúng tế mang đến góc biển Bosphorus. Viên thống soái cho rằng đó là ý trời, bèn bỏ kế hoạch xây thành ở đây và xây một thành mới ở bờ Tây, nơi con chim ó hạ cánh.

Vài thế kỷ sau đó, nơi đây đã vài lần đổi chủ, lần lượt bị Macedonia và đế quốc La Mã chiếm giữ, đồng thời vị trí của nó ngày càng trở nên quan trọng vì là cửa ngõ của Địa Trung Hải và Tây Á. Năm 330, đế quốc La Mã định đô ở Bychan và đặt tên kinh đô này bằng chính tên của mình. Vì trong nội thành cũng có 7 gò đồi, tương tự với “Thành phố bảy đồi” của La Mã nên nơi đây được gọi là Tân La Mã. Năm 395, đế quốc La Mã phân chia thành hai bộ phận Đông và Tây. Constantine trở thành thủ phủ của đế quốc La Mã Đông. Từ đó đến hơn nghìn năm về sau, nơi đây trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Địa Trung Hải. Năm 1453, người Thổ Nhĩ Kỳ chiếm lĩnh và đổi tên thành Istanbul, đồng thời dời thủ đô của Osman về đây. Đến năm 1923, cộng hoà Thổ được thành lập, thủ đô được rời về Ankara. Istanbul tuy không còn là thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ nữa nhưng nó vẫn là thành phố và cảng lớn nhất của quốc gia này.

Eo biển Bosporus như một cánh cửa lớn và Istanbul chính là chiếc chìa khoá để mở cánh cửa đó. Istanbul nằm trấn giữ điểm trọng yếu và xưa nay vẫn là miếng mồi ngon của giới quân sự. Nếu chiếm được Istanbul thì coi như đã giữ được chiếc chìa khoá vào Bắc Hải. Istanbul đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng nối liền Âu - Á, là trạm cuối cùng và trạm khởi hành của hai chuyến tàu đến từ Paris và Tây Á nên còn được gọi là “Chiếc cầu Âu - Á”.

Istanbul từng là điểm dừng quan trọng trên “Con đường tơ lụa” để đi đến La Mã nên được mệnh danh là “Ngã tư của nền văn minh Đông - Tây”. Thành phố mang đậm màu sắc Đông - Tây, với những ngôi nhà mái vòm đỏ và những mái nhà mang phong thái cổ của đạo Islam. Cạnh đó là những kiến trúc hiện đại lẫn trong những dãy tường cổ kính. Toàn thành phố trông như một cuốn sách lịch sử sống động với nhiều di tích. Nơi đây có mương máng và hồ nước ngầm thời đại La Mã, có giáo đường Hagia Sophia của thời Đông La Mã đế quốc, có đền thờ xanh của thời đế quốc Osman và cung điện nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Giáo đường Hagia Sophia được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 rất nguy nga tráng lệ. Mặt trong của bức tường được xây dựng bằng đá hoa cương trắng, xanh da trời, đen và đỏ, được nạm bằng những tấm kính viền vàng. Đường kính của mái vòm là 33 m, được nâng bằng bốn cây trụ cao 24,3 m. Giáo đường hình chữ nhật, phần nóc gồm 40 cánh cửa sổ, diện tích bên trong giáo đường là 7.576 m2, được trang hoàng lộng lẫy. Toàn bộ công trình hoàn thành trong hơn 7 năm và rất tốn kém. Đó là kiệt tác của thời kỳ phát triển mạnh mẽ của Đông La Mã trong lịch sử, đến nay, nó được coi là di tích quý giá của thế giới.


Ngôi đền xanh được xây dựng năm 1616, tại sảnh đền thờ có sức chứa 3.500 người, nền được phủ thảm tía của Thổ Nhĩ Kỳ, do chung quanh tường được lát bằng 20.000 viên gạch màu xanh và được xếp theo nhiều hình dạng khác nhau nên tạo cho nội sảnh một không khí yên tĩnh, dịu nhẹ. Đây cũng được coi là ngôi đền xanh nổi tiếng thế giới.

Cung điện của Thổ Nhĩ Kỳ sau thế kỷ 19 là hoàng cung Sudang rực rỡ, với những chạm trổ tinh tế và nổi tiếng, những bức tường hoa lệ, đèn treo và vật trang trí. Toàn thành có 450 ngôi đền lớn nhỏ. Istanbul là thành phố có nhiều đền thờ nhất thế giới.

Ngày nay, Istanbul tuy không còn là thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng nó là trung tâm văn hoá, kinh tế của cả nước, đồng thời là thành phố mang tính quốc tế. Thành phố Istanbul có diện tích 254 km2, dân số 3 triệu người, được chia thành 3 khu chính. Phần nằm trong khu vực châu Âu lấy ranh giới từ eo biển Kim Giáp và được chia thành hai thành phố. Eo Kim Giáp là eo biển nhỏ, hình giống như chiếc sừng. Cứ mỗi sáng chiều mặt trời mọc và lặn, eo biển ngập trong màu vàng óng ánh nên gọi là eo biển Kim Giáp.

Phía nam là khu cổ thành với những tường cổ bao bọc. Ở đây, đường hẹp, nhà thấp, nhưng những di tích, văn vật nhiều vô kể. Giáo đường Hagia Sophi, ngôi đền xanh… đều nằm ở đây. Nơi đây có một chợ lồng nổi tiếng được xây dựng năm 1461, sau nhiều lần tu bổ, nới rộng, đến nay nó trở thành trung tâm thương mại rộng 30.000 m2, được cấu tạo hình vòng cung, và do 65 con đường nhỏ đan chéo nhau tạo nên, bên trong có 3.500 hiệu buôn và 20 nhà trọ, mỗi ngày người xem nườm nượp.

Phía bắc là khu phố mới, là trung tâm thương nghiệp phồn vinh. Giữa khu phố mới và khu phố cũ là khu tập trung của công nghiệp. Ở đây, công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ đều rất phát triển, đặc biệt là dệt, chế tạo máy và đóng tàu. Phần nằm trong khu vực châu Á vốn là một thành phố đứng độc lập, ngày nay đã trở thành trung tâm công nghiệp và giao thông. Còn một khu phố khác nữa nằm trên điểm dừng của “Con đường tơ lụa” và điểm đến của tàu từ Baghdad. Toàn thành phố có 30 trường đại học với 40.000-55.000 sinh viên trong và ngoài nước.

Nhiều thế kỷ qua, eo biển Bosphorus vô tình cắt đôi đường thông thương của Âu - Á. Ai cũng có mơ ước có một chiếc cầu nối liền hai bờ lục địa. Ước mơ đó được thực hiện vào tháng 10/1973 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Thổ Nhĩ Kỳ, khi một chiếc cầu treo được bắc qua eo biển. Cầu Bosphorus dài 1.560 m, rộng 33 m, có 6 làn xe chạy. Điều thú vị là giữa cầu chia ranh giới Âu - Á, bước qua vạch trắng là đã đặt chân lên châu lục khác. Khi màn đêm buông xuống, đèn trên cầu chiếu sáng rực rỡ.

Istanbul thanh bình

PNO - Sau khoảng 11 giờ ngồi máy bay, chúng tôi đã đặt chân đến Istanbul - thủ đô duy nhất trên thế giới nằm ở hai châu lục Á-Âu. Chuyến đi là một trong những trải nghiệm khó quên của những người lần đầu đặt chân đến Istanbul.
Với bề dày hơn 2.600 năm lịch sử, Istanbul không chỉ hấp dẫn du khách bởi sự pha trộn về văn hoá, kiến trúc của các nền văn minh từ cổ xưa đến cận đại (La Mã, Bizantine và Ottoman) mà còn thú vị bởi sự hòa quyện giữa hai nền văn hóa Á-Âu. Istanbul hiện đại, năng động nhưng vẫn giữ bản sắc phương đông hiền hòa, cởi mở và thân thiện. Tất cả những yếu tố đó khiến Istanbul mang một dáng vẻ riêng, không giống bất kỳ nơi đâu trên thế giới.
Blue Mosque -nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Istanbul, thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan mỗi ngày
Là trung tâm của đất nước Hồi giáo, thủ đô Istanbul có đến hơn 500 ngôi đền lớn nhỏ được xây bằng đá theo kiến trúc cổ. Trong số đó, Blue Mosque là nơi thu hút hàng ngàn du khách khắp thế giới tham quan mỗi ngày.
Blue Mosque được xây dựng vào thế kỷ 17 dưới thời đế quốc Ottoman, là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở Istanbul. Nhà thờ được lát ngoài bằng 20.000 viên gạch tráng men xanh dương nhạt, gồm mái vòm chính ở giữa và nhiều vòm nhỏ chung quanh, bên ngoài là sáu tháp nhọn vươn lên nền trời xanh. Những cánh cửa dẫn vào Blue Mosque luôn chật kín dòng người xếp hàng chờ đến lượt vào tham quan. Khi đã đặt chân vào phía sau cửa, hẳn ai cũng phải ồ lên thích thú bởi không gian màu xanh dịu mát và sự tinh tế đến từng chi tiết trong thiết kế, trang trí.
Nằm đối diện Blue Mosque, bảo tàng St Sophia (Hagia Sophia) xây dựng cách đây 1.500 năm cũng là công trình kiến trúc vô cùng độc đáo. Có diện tích khoảng 7500m2, St Sophia được 10.000 nhân công xây lên trong vòng sáu năm. Nơi đây từng là nhà thờ Thiên Chúa giáo nhưng dưới đế chế Ottoman, St Sophia được cải tạo để trở thành nhà thờ Hồi giáo. Đến năm 1934, St Sophia một lần nữa được sửa chữa, những hình ảnh của chúa Jesus, Đức mẹ Maria, các vị thánh tông đồ… được phục hồi. Bên cạnh đó một số kiến trúc, trang trí của nhà thờ Hồi giáo cũng được giữ lại và khéo léo kết hợp để hình thành viện bảo tàng độc đáo có một không hai. Với những kiến trúc tuyệt vời của mình, St Sophia từng được đề cử là một trong mười nhà thờ đẹp nhất thế giới.
Topkapi Palace được xây dựng vào thế kỷ 15, từng là cung điện của các đời vua Sultan 
Cách Blue Mosque và bảo tàng St Sophia không xa là Topkapi Palace, nơi từng là cung điện của các đời vua Sultan (thuộc đế quốc Ottoman) trong khoảng 400 năm. Được xây dựng giữa thế kỷ 15, Topkapi Palace như một thành phố thu nhỏ với đầy đủ hệ thống nhà thờ Hồi giáo, bệnh viện, nhà bếp, tiệm bánh, cơ sở đúc tiền, nơi làm việc của vua, hậu cung... Dưới thời các vua Sultan, Topkapi có khoảng 5.000 người sinh sống chỉ để phục vụ Hoàng gia.
Hippodrome Square yên bình ngày nay từng là đấu trường đẫm máu thế kỷ 16
Dạo bước ở Hippodrome Square yên bình rợp bóng mát và rực rỡ sắc màu của các loại hoa, có lẽ ít ai ngờ ở đây từng thấm máu không biết bao nhiêu võ sĩ trong những cuộc đua ngựa ở thế kỷ 16. Đấu trường với sức chứa 40.000 chỗ ngồi giờ thành điểm dừng chân cho du khách tham quan. Nơi đây còn lưu dấu cả niềm tự hào của đế chế La Mã hùng mạnh một thời với cột tháp cao 40m mà phần chân tháp là chiến lợi phẩm mang về từ Ai Cập.
Underground Water Cistern - công trình của thế kỷ thứ 6, ở độ sâu 130m so với mặt đất khiến con người thời hiện đại phải ngưỡng mộ
Cùng nằm trong quân thể di tích thời cổ đại ở Istanbul còn một điểm dừng thú vị nữa là nhà máy nước ngầm Underground Water Cistern. Bước qua những bậc thang để xuống độ sâu hơn 130m, công trình được xây dựng ở thế kỷ thứ 6 khiến những người đang sống ở thế kỷ 21 phải kinh ngạc. Những chiếc cột cao 9m sừng sững bất chấp thời gian. Trong 336 chiếc cột ấy, người ta còn phát hiện hai chiếc cột ở phía cuối cùng được khắc hình nữ thần Medusa vẫn còn nguyên vẹn. Nhà máy nước ngầm diện tích gần 10.000m2 không chỉ cung cấp nước cho Istanbul thời La Mã cổ đại mà còn được tính toán để đối phó với kẻ thù nếu có chiến tranh xảy ra.
Nghệ sĩ đường phố ở Istanbul
Grand Bazaar - ngôi chợ trong nhà lớn nhất và cổ nhất thế giới
Một nét hấp dẫn khác ở Istanbul, ngoài những công trình kiến trúc cổ, là những điểm mua sắm. Khách du lịch từ khắp nơi không quên dừng chân ở Grand Bazaar, ngôi chợ trong nhà lớn nhất và cổ nhất thế giới với khoảng 60 con đường ngang dọc và 3.000 cửa hàng kinh doanh các mặt hàng đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ như đồ da, thảm, trang sức, đồ mỹ nghệ…
Phố Istiklal - điểm hẹn lý tưởng của các "tín đồ" mua sắm
Với người yêu thích thời trang, con đường Istiklal ở quảng trường Taksim sẽ là một điểm đến tuyệt vời. Các cửa hàng thời trang nằm dọc phố dài đến vài km, mở cửa từ 9g sáng đến 10g tối. Giá cả hàng hóa được niêm yết, người mua thoải mái lựa chọn không hề lo người bán hàng tỏ thái độ khó chịu, dù là buổi sáng sớm. Nếu đến đây vào mùa giảm giá, chắc chắn bạn sẽ “khuân” được cả vali quần áo, giày dép với giá rẻ bất ngờ…

THẢO VÂN

Istanbul, thành phố du lịch
.  
 
 
(ĐSCT) Istanbul là đại đô thị của Thổ Nhĩ Kỳ, hiện có tới 15 triệu dân chính thức và 7 triệu người nhập cư sống xen kẽ trên diện tích 5.170km2. Hàng năm, Istanbul đón hơn 10 triệu du khách.

Nhà cửa san sát, nhiều cao ốc cực kỳ hiện đại thuộc loại kỹ thuật cao. Có mấy chục khách sạn loại 5 sao quốc tế thu hút khách VIP trên thế giới.

Bảo tàng Santral

Istanbul có những đại siêu thị lớn nhất nhì thế giới như siêu thị Kanyon rộng 37.500m2, 25 tầng lầu. Nhiều bảo tàng nghệ thuật hiện đại, to lớn như bảo tàng Santral, du khách có thể tham quan bất cứ lúc nào để thấy lịch sử mỹ thuật cổ kim của người Thổ.
Istanbul có hàng nghìn nhà thờ Hồi giáo, trong đó có hơn 300 đại giáo đường lộng lẫy.

Tuy đông đúc, người dân Istanbul sống rất hòa đồng, thoải mái với triết lý “thế giới là anh em”.

Điều đặc biệt, Istanbul nằm trên bờ vịnh Sừng vàng giữa châu Âu và châu Á nên được coi là thành phố “Á - Âu hòa hợp” rất hấp dẫn du khách thế giới, nhất là du khách châu Âu, thích sôcôla châu Âu và cà phê châu Á, vì thế mà Istanbul được gọi là thành phố du lịch kỳ thú.
 
  Trường Thi (Theo GEO)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét