Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Đừng một mình đến Ấn Độ (I)

Vì bạn sẽ cần một cái nắm tay sở hữu để sống sót trước những cái nhìn thiêu đốt trên những con đường nghìn nghịt không bong dáng phụ nữ của Kolkata. Cần một bờ vai để nép vào, khi chứng kiến cảnh thiêu xác trên sông Hằng. Và cần một ai đó cũng lặng người trước biểu tượng tình yêu bất tử Taj Mahal.
Những cái nhìn thiêu đốt ở Kolkata

Dù là cô nàng có kinh nghiệm phượt dạn dày đến mấy, một mình lang bạt trên đất Ấn vẫn gần như là điều không tưởng. Ngay khi bước ra khỏi sân bay Kolkata, bạn sẽ lập tức nhận ra mình lạc lõng đến thế nào.

Những người đàn ông ở khắp nơi, với đôi mắt đen to cồ cộ nhìn chằm chặp vào bạn, sẵn sàng tuôn những tràng dài mời mọc với ánh mắt và giọng nói quyền lực. Và thành phố thì quá rộng lớn và hỗn tạp để bạn định vị nơi mình cần đến. Thực tế là khi đi phượt ở Ấn, bạn thậm chí cần hơn – một chàng trai. Tốt nhất là đi thành nhóm, từ 4-5 người trở lên. Vì bạn sẽ nhanh chóng nhận ra ở đất nước mà nữ quyền vẫn là điều vô cùng xa xỉ này, dù muốn hay không bạn cũng phải chấp nhận cái quy tắc khi nhập gia: quyền lực nằm trong tay đàn ông.
Xe kéo rất phổ biến ở K
Xe kéo rất phổ biến ở K olkata. Ảnh: Theo Lonely Planet
Đàn ông ở khắp nơi

Đàn ông xách cặp táp, tóc vuốt keo bóng xỏ giầy đen bước vội trên phố. Đàn ông lái auto-rickshaw – “taxi” xe lam có đồng hồ cước. Đàn ông bán khăn bông bay và quần áo phụ nữ trên vỉa hè. Đàn ông xếp hàng vào rút tiền ở cây ATM – có cảnh sát đứng cạnh trông chừng, chỉ cho từng người vào một. Đàn ông đứng hàng ngang quay mông ra đường trong khi đường hoàng “giải quyết” trong những “bốt” vệ sinh công cộng không cửa nẻo được xây hiên ngang như trạm chờ xe buýt. Ngay cả nhà vệ sinh công cộng cũng không có phần phụ nữ.

Đi trên đường phố Kolkata, tôi bật cười vì ý nghĩ quang cảnh giống như một cơn ác mộng kỳ cục của các cô gái. Và thích thú khám phá đáp án của giả thiết xã-hội-đàn-ông đang hiển hiện trước mắt.
Đàn ông ở khắp nơi
Đàn ông ở khắp nơi
Sự “hỗn tạp”
Trên đường, người đi bộ, taxi, auto-rickshaw mạnh ai nấy đi. Từ một tòa nhà cũ kỹ dấu tích của thời thuộc địa, một người đàn ông trông bộ suit lịch lãm xách cặp táp đi ra. Anh ta gác một chân lên bậc thang, lập tức một người đàn ông khác đang đứng kháo chuyện với mấy ông bạn gần đó xách chiếc hộp gỗ chạy lại, quỳ xuống lấy khăn và bàn chải ra đánh giầy.

Mùi nước tiểu xông lên nồng nặc từ bức tường ố vàng kiêm nhà vệ sinh công cộng ở bên kia đường, cạnh đó, một người đàn ông thản nhiên đứng ăn một loại bánh trông giống như bánh rán.
 
Ra đến ngã tư, tôi tròn xoe mắt trước cảnh tượng kỳ dị. Một cảnh sát cầm trên tay đầu dây thừng to bằng bắp tay. Đầu dây còn lại buộc vào một cái cột bên kia đường. Cả một biển đàn ông đứng nhốn nháo sau sợi dây trong tư thế sẵn sàng. Đèn vừa chuyển xanh, anh cảnh sát buông sợi dây xuống, đám đông ùa qua đường.
Đàn ông xách cặp táp, tóc vuốt keo bóng xỏ giầy đen bước vội trên phố. Đàn ông lái auto-rickshaw – “taxi” xe lam có đồng hồ cước. Đàn ông bán khăn bông bay và quần áo phụ nữ trên vỉa hè. Đàn ông xếp hàng vào rút tiền ở cây ATM. Đàn ông đứng hàng ngang quay mông ra đường trong khi đường hoàng “giải quyết” trong những “bốt” vệ sinh công cộng không cửa nẻo được xây hiên ngang như trạm chờ xe búyt. Ngay cả nhà vệ sinh công cộng cũng không có phần phụ nữ.
Cậu bạn người Ấn đưa chúng tôi đến khu khách du lịch ba-lô thường ở. Những nhà nghỉ ở đây nằm sâu hoắm sau những cánh cửa mở trên mặt tiền chật hẹp. Bên ngoài dãy nhà này luôn thập thò những người đàn ông, có vai trò như “cò”. Họ sẽ chỉ dẫn bạn vào các nhà nghỉ trong khu, phân chia phòng và xách mọi đồ đạc. Cả nhóm chỉ việc rồng rắn đi theo người đàn ông này, leo thang, băng qua những hành lang và lại leo thang. Nhà nghỉ này thông sang nhà nghỉ khác, y như một mê cung. Họ sẽ giúp bạn gom đủ số phòng và tất nhiên, đổi lại là chút tiền boa chừng 5USD.
Giá thuê phòng ở đây tầm 7-10USD, và đừng bàn đến chuyện...sạch. Căn phòng chừng 8m2. Gián- tất nhiên. Bồn rửa vàng ố và tốt nhất đừng nhìn xuống lavabo.
Hành lý đâu vào đấy, chúng tôi bắt đầu khám phá ẩm thực Ấn Độ. Ấn Độ có một món đặc sản đường phố là trà sữa. Trà sữa nóng được rót ra những chiếc chén đất nung non mỏng tang, méo mó và bạn sẽ thấy cả cặn đất ở đáy chén. Giá rẻ như cho không, tính ra tiền Việt cỡ mấy trăm đồng. Cậu bạn Ấn Độ rỉ tai chúng tôi uống xong thì nhớ bóp vỡ kẻo họ sẽ không rửa mà dùng cho người khác..

Không thể thiếu trong các quán ăn Ấn là bánh nan (một loại bánh làm từ bột mì được rán lên), cà ri, pho – mát hoặc một hỗn hợp sền sệt gì đó làm từ sữa. Nếu không nuốt nổi các món chay thì bạn có thể chọn thịt gà. Tôi thích mê mệt bánh nan tỏi và một loại cà ri nấu với thịt gà và pho-mát.

Thu Lan (Bài đăng trên Người Đẹp/ Tết Tân Mão)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét