Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

Ghé thăm ngôi làng đá nổi tiếng nhất Iran

Ngôi làng Kandovan nằm gần thành phố Tabriz tại Iran là điểm đến hút khách du lịch nổi tiếng nhất tại Iran. Điều đặc biệt là Kandovan được xây hoàn toàn bằng đá.



Cái tên Kandovan có nghĩa là tổ ong
Cái tên Kandovan có nghĩa là tổ ong

Theo truyền thuyết, những cư dân đầu tiên đến sống tại Kandovan để trốn tránh quân xâm lược Mông Cổ. Họ ngày đêm đào những khối đá núi lửa để làm nơi ẩn náu.
Sau này người ta biến chúng thành những ngôi nhà thực thụ.
Làng Kandovan giờ trở thành một trong những địa danh nổi tiếng nhất Iran và là đối thủ nặng kí của khách sạn hang động Cappadocia của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cư dân làng Kandovan chủ yếu làm nông nghiệp và chăn nuôi.

Theo Oddity




Ngôi làng Kandovan nằm ở phía tây nam, cách thành phố Tabriz khoảng 60 km, thuộc tỉnh Đông Azerbaijan của Iran. Nơi đây nổi tiếng với kiến ​​trúc nhà độc đáo, là những nhà hang động được chạm khắc từ khối núi đá lửa khổng lồ.

Ngôi làng kì quái ở Iran
Ngôi làng kì quái ở Iran

Theo truyền thuyết, những người đầu tiên đến ngôi làng này định cư là những người lính tham gia các hoạt động quân sự gần 800 năm trước đây. Những người mà đã tìm thấy các khối núi hình nón một cách tình cờ và sử dụng chúng như chỗ để ngụy trang, chỗ ở tạm thời. Tuy nhiên, theo các nhà khảo cổ học thì nơi đây được xem là nơi bắt đầu của thời kì tiền Hồi Giáo.
Một minh chứng sống động về sự thích nghi của con người trong môi trường tự nhiên đặc biệt kì lạ này. Ngôi làng nằm trên sườn phía bắc của một thung lũng thuộc vùng đồi núi thấp, dưới chân núi Sahand. Có một con sông bắt nguồn từ đỉnh núi Sahand chảy qua thung lũng, ở phía bắc con sông này có một dòng suối tự nhiên mà theo người dân địa phương đây là dòng suối thánh có công hiệu chữa khỏi bệnh sỏi thận. Cấu trúc ngôi làng trông giống như hình ảnh trong một câu chuyện cổ tích.

Ngôi làng kì quái ở Iran
Ngôi làng kì quái ở Iran

Đây là ngôi làng duy nhất, với những ngôi nhà được xây trong hang có dạng hình nón. Những hang động hình nón này được hình thành từ tro núi lửa Sahand nén cứng như đá và định hình lại qua hàng trăm năm. Thoạt nhìn ngôi làng cho ta cảm giác giống như lãnh địa khổng lồ của loài mối.

Ngôi làng kì quái ở Iran

Các khối núi hình nón tự nhiên nằm rải rác trên một diện rộng, được con người đục đẽo, chạm khắc trong đó là những ngôi nhà có một hình thù tương tự như nhau có tuổi đời hơn 700 năm. Những ngôi nhà này có từ 2-4 tầng. Tầng trệt dành cho động vật, tầng một và tầng thứ hai làm không gian sinh sống, còn tầng trên cùng có thể làm nơi thời cúng hay lưu giữ những vật dụng không cần thiết.
Hầu hết các ngôi nhà hướng mặt tiền về phía nam để nhận ánh sáng mặt trời vào ban ngày. Những ngôi nhà này đều có cửa sổ với kính trang trí. Những ngôi nhà ở đây còn có một hệ thống lưu thông không khí tuyệt vời, luôn giữ cho ngôi nhà mát mẻ vào mùa hè và ấm vào mùa đông.
Nội thất bên trong của ngôi nhà được bài trí đơn giản, một phần dành cho sinh hoạt và một phần dành làm chỗ ngủ với ánh sáng lờ mờ. Các hành lang liên kết với nhau tương đối hẹp. Chính vì cấu trúc các ngôi nhà ở đây giống nhau nên khách du lịch dễ dàng bị lạc trong làng. Con đường lên các ngôi nhà này khá dốc và các bậc thang được làm từ những mảnh đá. Chúng được sử dụng làm lối đi chung cho cả người và động vật. Ngày nay, những ngôi nhà trong làng đều có kết nối điện, nước máy và thậm chí cả hệ thống ống dẫn nước thải hiện đại.

Ngôi làng kì quái ở Iran
Ngôi làng kì quái ở Iran
Ngôi làng kì quái ở Iran
Ngôi làng kì quái ở Iran
Ngôi làng kì quái ở Iran

Nghề chính của nhân dân là nông nghiệp và chăn nuôi, nhưng du lịch dường như đang bùng nổ nơi đây. Người dân biết cách khai thác tốt khu vực mà họ đang sống. Họ xây dựng lên những khách sạn, khu nghỉ mát nằm ngay trung tâm của làng. Những khách sạn được xây dựng lại dựa trên những ngôi nhà truyền thống trong hang qua nhiều thế kỉ, để phục vụ cho khách du lịch. Mặc dù tuổi đời của những khách sạn này khá cao nhưng trông rất trang hoàng, đầy đủ tiện nghi sánh bằng những khách sạn hiện đại trong thành phố Iran

Ngôi làng kì quái ở Iran
Nội thất sang trọng bên trong của khách sạn hang.
Ngôi làng kì quái ở Iran

Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến viếng thăm ngôi làng Kandovan đều tỏ ra rất thích thú với những gì họ trông thấy. Bên cạnh cấu trúc độc đáo của ngôi làng cùng những điểm danh lam thắng cảnh quyến rũ, khách du lịch đổ về đây với một lí do khác nữa là để chữa bệnh sỏi thận tại dòng suối khoáng tự nhiên rất nổi tiếng của làng.
Tuệ Tâm
Theo Bưu Điện Việt Nam

Khám phá ngôi làng 'tổ mối' kì lạ ở Iran
.
Nằm ẩn sâu ở vùng núi phía Tây Bắc của Iran là ngôi làng đầy bí ẩn và kì lạ xuất hiện từ thế kỉ 13 có tên là Kandovan. Thuộc tỉnh East Azerbaijan của Iran, làng Kandovan nằm dưới chân ngọn núi Kuh-e Sahand, vùng thung lũng có dòng sông Osku chảy qua.
Ngôi làng này cũng có một phần thuộc khu vực hồ Urmia, nơi mà những người Ba Tư và người Medes đầu tiên đặt chân đến vào năm 844 trước công nguyên. Theo những bản khắc đá của người Assyrian thì đây từng là trung tâm của giai đoạn 2 nền lịch sử Zoroastrian.

Sở dĩ Kandovan trở nên đặc biệt vì tất cả những ngôi nhà của dân làng đều ẩn mình trong những chóp đá có hình thù kì quái.

Khu dân cư này trông chẳng khác gì những tổ mối trong thiên nhiên nhưng điểm đặc biệt là nó cấu tạo từ những lớp tro núi lửa cổ đại, bị chèn, nén qua hàng ngàn năm mà thành.

Làng Kandovan nhìn từ bên ngoài không khác gì những tổ mối trong tự nhiên 

Quang cảnh nơi đây khiến các khách du lịch mường tượng đến những cộng đồng người tiền sử sống sâu trong hang động để tránh thú rừng.

Có người vui tính còn gọi dân làng Kandovan là những người tiền sử thời hiện đại do thói quen sinh hoạt trong các hang đá của họ.

Nguyên nhân hình thành của các chóp đá là quá trình phun trào của núi lửa Sahand đã tạo nên những mảnh nham thạch chồng chất lên nhau sau đó đến lượt các lớp tro phủ lên. Trải qua hàng ngàn năm, nơi đây đã trở thành một địa điểm thuận lợi để xây dựng nhà cửa cho người dân.

Một số khu vực lân cận của Kandovan cũng bị tro núi lửa bao phủ nhưng lại không có những mảnh vỡ làm trụ cột nên nó chỉ là những cánh đồng đá hoang vu, không người ở.

Theo các nhà khoa học, cấu tạo của các chóp đá trong làng Kandovan chủ yếu là đá hoa cương và mật độ tro núi lửa cực lớn.

Điều này có thể khẳng định rằng, trong quá khứ xa xưa đã từng có những vụ phun trào khổng lồ của núi lửa Sahand.

Qua xác định đồng phân Cacbon, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng những lớp tro bụi ở đây đã có hàng triệu năm tuổi và bắt đầu hóa rắn sau vụ phun trào cuối cùng Sahand cách đây 11 nghìn năm. 

Một căn nhà truyền thống của người dân ở Kandovan 

Giờ đây ngọn núi lửa đã hoàn toàn ngủ yên, phần miệng trở thành thung lũng đá được vây quanh bởi 12 ngọn núi khác nhau, ngọn cao nhất là 3.700m so với mực nước biển.

Ngoài những công trình nhà ở đặc biệt Kandovan còn nổi tiếng được thiên nhiên ưu đãi với những dòng suối tự nhiên có khả năng chữa bệnh.

Cá biệt trong số đó, những dòng nước chảy từ thời xa xưa trong vách núi xuống làng có khả năng bào mòn và hòa tan sỏi thận.

Bên cạnh đó, làng Kandovan còn có nhiều loại thực vật, thảo dược đặc biệt có khả năng chữa bệnh mà nhiều người đã không quản xa xôi tìm đến để mua.

Với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, những ưu đãi của thiên nhiên cùng với lối sống hiếu khách mà nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch lí tưởng cho các du khách thích khám phá những vùng đất kì lạ.

Mỗi năm, ước tính có khoảng 300 nghìn khách du lịch đến thăm Kandovan trong khi đó cư dân của ngôi làng này chỉ chưa đến 700 người.

Một góc ngôi làng tổ mối Kandovan 

Ở đây có một khách sạn đặc biệt trong lòng các chóp đá lớn với 10 phòng phục vụ các du khách gần xa, đem lại cảm giác sống trong hang đá như người dân bản địa.

Nó được khai trương vào năm 2007, khi mà lượng du khách có nhu cầu ở lại ngày càng tăng cùng sự nổi tiếng của Kandovan.

Trước đó, vấn đề lớn nhất của các du khách khi đến đây là chỉ đến thăm trong ngày, thời gian bị khống chế do quãng đường 60km từ Tabriz đến Kandovan khá hoang vắng, bắt buộc phải đi từ khi trời còn sáng.

Mọi chuyện đã thay đổi kể từ khi người dân địa phương chấp nhận kinh doanh du lịch là nguồn thu nhập chính của mình. Cũng vì thế mà dân làng bắt đầu thay đổi thói quen nông nghiệp và canh tác du mục truyền thống của mình.

Với cấu tạo được hình thành sau hàng ngàn năm được nén lại, chóp đá ở đây có đủ độ cứng như các loại bê tông thường dùng trong xây dựng hiện đại.

Người dân thoải mái đào sâu bên trong đó tạo nên những ngôi nhà nhiều tầng với sàn và tường và những lớp đá có sẵn rất vững chắc. 

Nội thất bên trong 'tổ mối' Kandovan

 Ngoài ra, đá hoa cương còn là loại vật liệu có khả năng cách nhiệt rất tốt, giúp người dân tiết kiệm năng lượng hiệu quả.

Những ngôi nhà ở làng Kandovan mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, là nơi cư trú rất thoải mái quanh năm.

Hầu hết các ngôi nhà ở Kandovan cao từ 2-4 tầng, tuy nhiên một ngôi nhà truyền thống thường có 4 tầng. Trong đó, tầng 1 được sử dụng làm nơi nhốt gia súc, tầng 2,3 phục vụ sinh hoạt hằng ngày của gia đình và tầng 4 là nơi chứa các loại lương thực dự trữ sau khi thu hoạch mùa màng.

Theo những người dân đang sống ở Kandovan hiện nay, ngôi làng đã có 700 năm lịch sử, bắt đầu từ thế kỉ 13 khi những người bị quân Mông Cổ truy đuổi tìm đến đây để ẩn nấp bên trong những chóp đá này.

Sau khi thoát khỏi cuộc truy bắt, nhiều người đã bỏ đi nhưng vẫn có một số ở lại và gây dựng nên một Kandovan với nhiều căn nhà đặc biệt như hiện nay.

Tuy nhiên, sau khi các chuyên gia khảo cổ phân tích các mẫu vật ở đây, họ khẳng định rằng Kandovan đã là nơi trú ngụ của các cư dân thời Zoroastrians từ 3000 năm trước.

Dấu hiệu rõ nhất là trong cuốn kinh của người Zoroastrians truyền lại đến nay có đề cập đến những ‘hang động’ với những điều kiện thời tiết rất giống với Kandovan như thời gian nắng nóng trong năm rất ít cùng với hiện tượng tuyết rơi nhiều vào đầu mùa đông hiện tại vẫn xảy ra.
Theo vtc.vn

Ngôi làng như tổ mối đục sâu vào núi đá lửa


Ngôi làng Kandovan nằm ở phía tây nam cách thành phố Tabriz, tỉnh Đông Azerbaijan của Iran khoảng 60km. Nơi đây nổi tiếng với kiến trúc nhà độc đáo, là những nhà hang động được chạm khắc từ những khối núi đá lửa khổng lồ.


Theo truyền thuyết,  những cư dân đầu tiên đến sống trong những chóp đá đó để trốn tránh quân xâm lược Mông Cổ. Họ ngày đêm đào những khối đá núi lửa để làm nơi ẩn náu. Bởi vậy mà khu dân cư này trông chẳng khác gì những tổ mối trong thiên nhiên, nhưng điểm đặc biệt là nó cấu tạo từ những lớp tro núi lửa cổ đại, bị chèn, nén qua hàng ngàn năm mà thành. Tuy nhiên, theo các nhà khảo cổ học thì nơi đây được xem là nơi bắt đầu của thời kỳ tiền Hồi giáo.
Ngôi làng như tổ mối đục sâu vào núi đá lửa - 1
Kandovan gồm nhiều ngôi nhà được đục trong vách đá hình nón với những chỏm nhọn nhấp nhô nằm rải rác trên một diện rộng, được con người đục đẽo, chạm khắc, tạo ra những ngôi nhà có hình thù tương tự như nhau với tuổi đời hơn 700 năm. Những ngôi nhà ở đây đều có mặt tiền hướng phía nam để nhận ánh sáng mặt trời vào ban ngày và có một hệ thống lưu thông không khí tuyệt vời, làm cho chúng luôn thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Những ngôi nhà ở đây thường có từ 2 đến 4 tầng, tầng nào cũng có cửa sổ với kính trang trí. Tầng trệt dành cho động vật, tầng một và tầng hai làm không gian sinh sống, còn tầng trên cùng có thể làm nơi thờ cúng hay lưu giữ những vật dụng không cần thiết.
Nội thất bên trong của ngôi nhà được bài trí đơn giản, một phần dành cho sinh hoạt và một phần dành làm chỗ ngủ với ánh sáng lờ mờ. Các hành lang liên kết với nhau tương đối hẹp. Chính vì cấu trúc các ngôi nhà ở đây giống nhau nên khách du lịch dễ dàng bị lạc trong làng. Con đường lên các ngôi nhà này khá dốc và các bậc thang được làm từ những mảnh đá. Chúng được sử dụng làm lối đi chung cho cả người và động vật. Ngày nay, những ngôi nhà trong làng đều có kết nối điện, nước máy và thậm chí cả hệ thống ống dẫn nước thải hiện đại.
Ngôi làng như tổ mối đục sâu vào núi đá lửa - 2
Tính đến nay, ngôi làng đã tồn tại được khoảng 800 năm và là nơi sinh sống của 670 người. Nghề chính của người dân là nông nghiệp và chăn nuôi, nhưng du lịch dường như đang bùng nổ nơi đây. Người dân biết cách khai thác tốt khu vực mà họ đang sống. Họ xây dựng những khách sạn, khu nghỉ mát nằm ngay trung tâm của làng. 
Những khách sạn được xây dựng lại dựa trên những ngôi nhà truyền thống trong hang qua nhiều thế kỷ nhằm phục vụ cho khách du lịch. Mặc dù tuổi đời của những khách sạn này khá cao nhưng trông vẫn rất trang trọng, đầy đủ tiện nghi sánh ngang với các khách sạn hiện đại trong thành phố Iran.
Hàng năm, ước tính có khoảng 300 nghìn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến viếng thăm ngôi làng Kandovan và họ đều tỏ ra rất thích thú với những gì trông thấy. 
Bên cạnh cấu trúc độc đáo của ngôi làng cùng những điểm danh lam thắng cảnh quyến rũ, khách du lịch đổ về đây với một lý do khác nữa là để chữa bệnh sỏi thận tại dòng suối khoáng tự nhiên rất nổi tiếng của làng. 
Người dân cho biết có một con sông bắt nguồn từ đỉnh núi Sahand chảy qua thung lũng, ở phía bắc con sông này có một dòng suối tự nhiên mà theo người dân địa phương đây là dòng suối thánh có công hiệu chữa khỏi bệnh sỏi thận. Đây cũng là lý do khiến khách đến ngày Kandovan một đông.
  
Theo Trần Đức Tân (Công an nhân dân)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét