Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Darwin – thành phố phục sinh

Mang tên gọi Top End (đỉnh cuối) cách Việt Nam độ năm giờ bay từ TP.HCM, thủ phủ của vùng lãnh thổ Bắc Úc – Darwin mang đậm nét Á Đông. Lãnh thổ Bắc Úc tập trung rất nhiều công viên, mỗi công viên là một thế giới tự nhiên kỳ vĩ, hoang sơ như chưa có dấu chân người hay là bảo tàng lưu giữ những dấu tích thời tiền sử

Đến Darwin du khách thường được nghe câu chuyện bão Tracy với sức gió hơn 280km/h xảy ra đúng dịp lễ Giáng sinh năm 1974 gần như đã huỷ diệt thành phố này. Cơn bão Tracy đã phá huỷ toàn bộ nhà cửa, thành phố ngập chìm trong đổ nát tưởng như không gì vực dậy nổi.
Kể từ sau đó, Darwin bước vào thời kỳ kiến thiết, xây dựng lại toàn bộ thành phố. Với số dân hiện nay là 120.000 người, trong đó có khoảng 300 người Việt, thủ phủ lãnh thổ Bắc Úc này vẫn được xem là một “vùng quê” hẻo lánh nếu so với Melbourne, Brisbane hay Sydney.
Thành phố “ngủ trưa”
Ở Darwin là không có khái niệm “người nước ngoài” bởi sự đa dạng về văn hoá, chủng tộc, cũng như lối sống của người dân. Cuộc sống ở Darwin có gì đó chậm rãi, nhàn hạ, những con đường chính ngay trung tâm Darwin như Mitchell, Smith, Esplanade, Cavenagh… bao giờ cũng thưa thớt người qua lại. Chỉ cần nửa ngày đi bộ là đã khám phá hầu hết những điểm chính ở trung tâm thành phố, từ trung tâm mua sắm đến các điểm tham quan như toà nhà Nghị viện, nhà thờ cổ Christchurch – bị bão Tracy tàn phá, cảng Darwin… Một điểm nhấn thú vị khi đến Darwin là tham quan viện Bảo tàng và phòng triển lãm nghệ thuật lãnh thổ Bắc Úc trên đường Conarcher gần vịnh Fannie. Nơi đây trưng bày rất nhiều bộ sưu tập nghệ thuật độc đáo của người thổ dân và một khu vực dành riêng trưng bày về những tàn tích của cơn bão Tracy, gồm hình ảnh, hiện vật, đến những âm thanh ghê rợn được ghi lại từ cơn bão.
Nét vắng vẻ thường thấy ở thành phố Darwin – thủ phủ Bắc Úc.
Chiều xuống, ra bến tàu trên vịnh Cullen – nơi các du thuyền buông mình đón khách để làm một chuyến đi dọc ven biển ngắm nhìn thành phố Darwin trong hoàng hôn xuống dần trong vẻ bình yên, nhấm nháp ly vang Úc cùng những sản vật của vùng biển địa phương để khép lại một ngày rong ruổi thực là điều thú vị.
Darwin ngày càng có nhiều du khách tìm đến, chủ yếu trong số đó đến từ Đức, New Zealand và người Úc ở các thành phố lớn, cả những du khách Việt Nam cũng đến nơi này kể từ khi Darwin được chọn làm điểm trung chuyển từ TP.HCM đến các vùng khác của nước Úc trên chuyến bay giá rẻ. Mọi người muốn đến nơi này tìm sự yên bình, vắng vẻ của Darwin cho những ngày nghỉ, và Darwin cũng là bước nghỉ chân để chuẩn bị cho những ngày dài khám phá vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên vùng Bắc Úc trong những công viên quốc gia, khu bảo tồn nổi tiếng không chỉ riêng nước Úc mà cả thế giới.
“Ngày tận thế”
Đó là ngày 25.12.1974, cả thành phố vào mùa Giáng sinh yên bình rồi tai hoạ ập đến. Cơn bão Tracy đã tạo nên một cuộc di dân lớn nhất của lãnh thổ Bắc Úc trong thời bình, tổng số người di tản 35.362 người, so với dân số Darwin khi ấy là 47.000 người, năm ngày sau cơn bão, Darwin chỉ còn lại 10.000 người. Cơn bão khiến hầu hết cư dân thành phố rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, trắng tay.
Chính quyền thành phố đã chi 300 triệu đô la Úc xây dựng lại hệ thống nhà cửa, đường sá, cầu cống. Và việc tái thiết thành phố Darwin một cách nhanh chóng cũng là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Úc.
Darwin hôm nay không có kiến trúc cổ xưa nào còn sót lại, tất cả đã bị san phẳng, chỉ còn lại tàn tích của cơn bão là những vách tường sụp đổ, như toà nhà Nghị viện, nhà thờ cổ Christchurch, những dấu tích đổ nát ấy hiện là điểm tham quan cho du khách. Với riêng người dân Darwin, những tàn tích ấy cũng là mốc đánh dấu lịch sử của thành phố sang trang mới.
Muốn có một cái nhìn và hình dung gần gũi nhất với thảm hoạ Tracy, viện Bảo tàng và phòng triển lãm nghệ thuật lãnh thổ Bắc Úc trên đường Conarcher gần vịnh Fannie  ở trung tâm thành phố Darwin, dành hẳn một khu vực trưng bày chuyên đề về những tàn tích của cơn bão, gồm hình ảnh hoang tàn của thành phố, hiện vật là những mảnh kim loại bị sức gió vặn móp méo, những âm thanh ghê rợn được ghi lại từ cơn bão. Nhiều bài viết của báo chí nói về giai đoạn tồi tệ nhất của người dân Darwin sau cơn bão. Từ đống đổ nát, thật khó mà hình dung chỉ không lâu sau Darwin đã được tái thiết trở thành một thành phố trẻ nhất Úc với những sự đa dạng trong lối sống, văn hoá của nhiều cộng đồng người khắp nơi trên thế giới tụ về.

Thành phố Darwin bị phá huỷ hoàn toàn sau cơn bão.
Bão Tracy làm chết 71 người, 650 người bị thương, 47.000 người bị ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão, 41.000 người mất nhà cửa, 35.362 người phải di tản, 5.000 ngôi nhà biến mất.
Mọi cơ sở hạ tầng, điện, nước, thông tin, vệ sinh… đều bị phá huỷ. Trong số 11.200 ngôi nhà của toàn thành phố Darwin, hơn 80% nhà bị sập hoặc hư hại rất nặng. Sức gió đo được từ trạm sân bay Darwin là 217km/h, ngay sau đó trạm đo này bị sức gió phá hỏng.
Theo Sài Gòn tiếp thị
Darwin – đi lên từ đổ nát
5129-darwin1
Miền đất thuộc vùng lãnh thổ Bắc Úc, được vị thuyền trưởng John Clements Wickham của con tàu thám hiểm nổi tiếng Beagle đặt tên vào ngày 9.9.1839, dựa theo tên gọi đáng kính của người bạn đồng hành là nhà Tự nhiên học và Sinh vật học người Anh Charles Darwin.
small_1270184713.nv.jpg
Khu vực trung tâm ở thành phố Darwin. Các công trình kiến trúc ở Darwin hiện nay đa phần chưa đến 35 năm tuổi
Sự phát triển của thành phố Darwin xét về mặt kiến trúc diễn ra đầy thăng trầm khi nó phải đối mặt với hai thảm hoạ khủng khiếp đã phá huỷ gần như hoàn toàn các kiến trúc của thành phố. Thăm Darwin 35 năm sau thảm hoạ, thành phố nhỏ bé này đã mang một diện mạo mới.
Khu vực trung tâm ở thành phố Darwin. Các công trình kiến trúc ở Darwin hiện nay đa phần chưa đến 35 năm tuổi
Câu chuyện quá khứ
Darwin được nối kết với thế giới bên ngoài kể từ khi cột điện báo đầu tiên được lắp đặt vào năm 1870, cộng với cơn sốt tìm vàng và gỗ thông ở vùng lãnh thổ này khiến nó càng trở nên nổi tiếng và phát triển mạnh. Các toà kiến trúc đồ sộ được xây dựng khắp nơi ở Darwin với một lối kiến trúc đặc trưng, tường xây bằng một loại đá bản địa màu vàng đất, sàn nhà lót gỗ thông, mái ngói. Và người đóng dấu ấn cho những kiến trúc đầu tiên và đặc trưng này là kiến trúc sư John George (được phong tước hiệp sĩ) bởi hầu hết các toà nhà quan trọng và thiết yếu tại Darwin đều do ông thiết kế và xây dựng.
Nổi bật nhất trong các công trình của kiến trúc sư John George là toà thị chính Palmerston có sức chứa 135 người tại cảng Darwin, khánh thành vào ngày 10.3.1883. Đây là toà nhà quan trọng nhất của thành phố vào thời điểm đó, với nhiều công năng khác nhau, dành cho các hoạt động mang tính xã hội như toà án địa phương, thư viện, phòng đọc sách…
Năm 1885, đối diện toà thị chính là một kiến trúc quan trọng khác cũng do kiến trúc sư John George thiết kế, dùng làm toà nhà thương mại lớn nhất tại Darwin với tên gọi Browns Mart. Toà nhà là nơi tập trung của giới địa ốc, các nhà đấu giá, các đại lý hàng hải, kinh doanh nhập khẩu… chất liệu xây dựng mang tính vĩnh cửu, nổi bật với tường đá màu vàng đất, như muốn khẳng định thêm sự vững chắc trong các kiến trúc chính của Darwin ở vùng lãnh thổ Bắc Úc.
Tai hoạ ập đến
8.jpg
Sự kết hợp cũ – mới trong kiến trúc xây dựng ở Darwin
Tuy nhiên, những kiến trúc cổ được xây dựng ở Darwin cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 tưởng rằng sẽ vĩnh cửu với thời gian, nhưng nó lại đối mặt với những thảm hoạ kinh hoàng do con người và thiên nhiên gây nên.
Đầu tiên phải kể đến là thảm hoạ vào ngày 19.2.1942, khi ấy 188 máy bay chiến đấu của Nhật mở hai đợt tấn công ném bom xuống Darwin, tương tự như cách đánh cảm tử ở trận Trân Châu cảng. Số lượng bom thả xuống Darwin được cho là lớn hơn hẳn số bom dội xuống Trân Châu cảng, và đã cướp đi sinh mạng của 243 người, gây ảnh hưởng tàn phá rộng lớn khắp thành phố, nhiều toà nhà quan trọng bị phá huỷ, trong đó có kiến trúc bưu điện đầu tiên ở Darwin, nhà thờ Chúa Cứu Thế… hư hỏng gần như toàn bộ.
Đến ngày 25.12.1974, cơn bão Tracy đổ bộ vào Darwin cướp đi sinh mạng của 71 người, 650 người bị thương, 47.000 người bị ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão, 41.000 người mất nhà cửa, 35.362 người phải di tản. Sức gió lên đến 217km/h, tất cả mọi cơ sở hạ tầng, điện, nước, thông tin, vệ sinh… đều bị phá huỷ. Hơn 80% các ngôi nhà bị san phẳng hoặc hư hại rất nặng. Chỉ có 400 ngôi nhà đứng vững trong số 11.200 ngôi nhà của toàn thành phố Darwin.
Sức gió đo được từ trạm sân bay Darwin là 217km/h, ngay sau đó trạm đo này bị sức gió phá hỏng, người ta ước tính sức gió của cơn bão lên đến 250km/h. Cơn bão hoành hành khắp thành phố từ 1 giờ sáng, kéo dài trong suốt sáu giờ đồng hồ.
Cơn bão đã tạo nên một cuộc di dân lớn nhất của lãnh thổ Bắc Úc trong thời bình, tổng số người di tản 35.362 người, so với mức dân số hiện tại Darwin khi ấy là 47.000 người. Đây là một thảm hoạ tự nhiên kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Úc.
Và tái thiết
Năm ngày sau cơn bão, dân số Darwin chỉ còn lại 10.000 người, chính quyền thành phố đã chi 300 triệu đôla Úc để tái thiết cơ sở hạ tầng, xây dựng lại hệ thống nhà cửa, đường sá, cầu cống. Việc tái thiết thành phố Darwin một cách nhanh chóng cũng là điều chưa từng xảy ra trong quá khứ, hiện tại và dự đoán cả trong tương lai.
Darwin hôm nay đã mang một diện mạo mới, tất cả các kiến trúc từ quan trọng, đồ sộ nhất cho đến những ngôi nhà bình thường của thành phố có tuổi đời chưa đến 35 năm. Vì vậy có thể thấy sự trẻ trung, những nét mới lạ trong từng toà kiến trúc của thành phố. Với lối xây dựng các toà kiến trúc mới ngay trên nền cũ, và giữ lại gần như có thể những gì là phế tích để đem lại sự hoà hợp giữa cũ và mới trở thành một kiểu xây dựng độc đáo ở Darwin.
Bưu điện đầu tiên của Darwin giờ chỉ còn lại một mảng tường đá nhỏ cũng là một phần của toà nhà thị chính hiện nay ở gần cảng Darwin. Trung tâm thương mại Browns, trên đường Smith được giữ nguyên bản và chuyển đổi công năng thành rạp hát. Riêng toà thị chính Palmerston cũ chỉ còn lại bức tường và phần nền nhà, nhà thờ Chúa Cứu Thế cũng chỉ còn lại cổng vòm và lối vào là nguyên vẹn kiến trúc xưa… Tất cả những đổ nát, phế tích ấy được gìn giữ một cách cẩn trọng như nhắc nhớ một thời thịnh vượng của Darwin để ai từng đến cũng tìm được cho mình những câu chuyện đầy hấp dẫn từ một Darwin – thành phố nhỏ bé miền Bắc Úc.
Bài và ảnh: Thiên Ý
5.jpg 4.jpg
Browns Mart, trung tâm thương mại đầu tiên ở Darwin nay là nhà hát. Những bức tường đá từng một thời là biểu tượng trong xây dựng các kiến trúc cổ. Vẻ đẹp cổ kính bình yên ở trung tâm Darwin
3.jpg6.jpg
Phế tích toà thị chính bị cơn bão Tracy phá huỷ năm 1974. Cổng vào của nhà thờ Chúa Cứu Thế may mắn không bị tàn phá bởi cơn bão Tracy
1.jpg
                    Vẻ yên bình ở trung tâm thành phố Darwin
7.jpg
Một mảng tường của bưu điện Darwin xưa nối kết với mảng kiến trúc hiện đại
Theo Sài gòn tiếp thị

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét