Là loại bánh truyền thống của người dân xứ Phù Tang, Wagashi tự hào được coi là một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản.
Wagashi có tên phiên âm tiếng Việt là Hoa quả tử, nghĩa của cái tên này là “vẻ đẹp tự nhiên”. Nguyên liệu để chế biến bánh Wagashi chính là bột nếp, hoa quả và nhân đậu đỏ. Sự xuất hiện của bánh Wagashi đã giúp cho những bữa tiệc trà đạo của người dân Nhật trở nên đậm đà và có ý nghĩa hơn. Bánh Wagashi xuất hiện từ lâu nhưng chỉ cho tới cuối thời đại Taisho (1912 – 1926) thì cái tên này mới được sử dụng chính thức để phân biệt với sự thâm nhập ồ ạt của các loại bánh ngọt phương Tây.
Wagashi có tên phiên âm tiếng Việt là Hoa quả tử, nghĩa của cái tên này là “vẻ đẹp tự nhiên”. Nguyên liệu để chế biến bánh Wagashi chính là bột nếp, hoa quả và nhân đậu đỏ. Sự xuất hiện của bánh Wagashi đã giúp cho những bữa tiệc trà đạo của người dân Nhật trở nên đậm đà và có ý nghĩa hơn. Bánh Wagashi xuất hiện từ lâu nhưng chỉ cho tới cuối thời đại Taisho (1912 – 1926) thì cái tên này mới được sử dụng chính thức để phân biệt với sự thâm nhập ồ ạt của các loại bánh ngọt phương Tây.
Vì sử dụng nguyên liệu thiên nhiên nên bánh Wagashi có loại nhân tùy theo từng mùa. Đây cũng chính là nét đặc trưng riêng tạo nên bản sắc đặc biệt của loại bánh này. Như chúng ta đã biết, ẩm thực Nhật luôn tạo cho thực khách cảm giác ngon miệng bởi các món ăn có thể đánh thức các giác quan của người thưởng thức. Wagashi cũng vậy, với sự tài hoa và bàn tay khéo léo của mình, những người thợ làm bánh luôn có thể “biến hóa” những nguyên liệu thành một bức tranh tuyệt đẹp mô phỏng thiên nhiên, hoa, lá, cỏ cây… Nhiều người nói rằng nghệ thuật sáng tạo hình dáng đa dạng của những chiếc bánh Wagashi không thua kém bất cứ loại hình nghệ thuật nào của nền văn hóa Nhật Bản. Và có lẽ đúng như vậy, bởi nếu ai đã từng đến với xứ sở hoa anh đào, có cơ hội ngồi dự một bữa tiệc trà đạo, ngắm nhìn những chiếc bánh Wagashi nhỏ xinh đẹp đến nối không “dám” ăn thì sẽ hiểu rõ hơn ý nghĩa của câu nói trên.
Những chiếc bánh Wagashi nhiều màu sắc mang vị thiên nhiên, ngọt thanh, mát lạnh tan nơi đầu lưỡi khiến người thưởng thức phải gật gù mà công nhận rằng “ẩm thực Nhật quả là một điều kỳ diệu”. Vị ngọt thanh của bánh nếu đi kèm với chút chát đắng của cốc trà đạo sẽ tạo nên một cảm giác lâng lâng, nhẹ nhàng khó kiếm ở bất kỳ một nền ẩm thực nào trên thế giới.
Mỗi chiếc bánh Wagashi đều có một tên gọi riêng, những tên gọi này có thể được bắt nguồn từ thơ văn kinh điển hay là “phút ngẫu hứng” của người nghệ nhân tài hoa. Chính vì thế mà mọi người mỗi khi nghe kể về tên một chiếc bánh Wagashi đều có cảm giác như nghe một câu chuyện. Wagashi có nhiều loại, phổ biến nhất là những loại bánh sau:
Mỗi chiếc bánh Wagashi đều có một tên gọi riêng, những tên gọi này có thể được bắt nguồn từ thơ văn kinh điển hay là “phút ngẫu hứng” của người nghệ nhân tài hoa. Chính vì thế mà mọi người mỗi khi nghe kể về tên một chiếc bánh Wagashi đều có cảm giác như nghe một câu chuyện. Wagashi có nhiều loại, phổ biến nhất là những loại bánh sau:
Hanabiramochi: chiếc bánh mang hình cánh hoa. Ngày xưa, khi đường còn hiếm và đắt thì đây là món chỉ dành cho hoàng gia thưởng thức vào dịp đầu năm.
Mochigashi: làm từ gạo nếp, gói trong lá sồi, ăn vào mùa xuân.
Dango: cũng làm từ bột nếp, vo tròn làm thành từng viên nhỏ sau đó xiên vào cây và rưới lên bánh một lớp mật mía. Đây cũng là thức ăn dễ gặp trên đường phố Nhật Bản cùng với các loại cá viên, tôm viên chiên... Bánh thường để quanh bếp than và được nướng trước khi ăn, trông rất hấp dẫn.
Nerikiri và Namagashi: được làm từ bột đậu trắng, pha với màu tạo ra nhiều hình dạng hoa lá đủ màu sắc.
Dorayaki và Monaka: thường mang hình hoa đào hoặc hoa cúc mà nhân là đậu đỏ, còn lớp vỏ mỏng giòn được làm từ trứng và bột mì.
Manju: bánh bột mì hoặc bột củ từ hấp, nhân đậu xay nhuyễn.
Yokan: làm từ rong biển và đường mía, trông giống thạch, ăn rất mát trong mùa hè. Thời xưa đây là món quà tặng phổ biến của giới quý tộc.
Higashi: làm từ bột nếp và đường mía xay nhuyễn, cho vào khuôn và để khô, tương tự như bánh in.
Mochigashi: làm từ gạo nếp, gói trong lá sồi, ăn vào mùa xuân.
Dango: cũng làm từ bột nếp, vo tròn làm thành từng viên nhỏ sau đó xiên vào cây và rưới lên bánh một lớp mật mía. Đây cũng là thức ăn dễ gặp trên đường phố Nhật Bản cùng với các loại cá viên, tôm viên chiên... Bánh thường để quanh bếp than và được nướng trước khi ăn, trông rất hấp dẫn.
Nerikiri và Namagashi: được làm từ bột đậu trắng, pha với màu tạo ra nhiều hình dạng hoa lá đủ màu sắc.
Dorayaki và Monaka: thường mang hình hoa đào hoặc hoa cúc mà nhân là đậu đỏ, còn lớp vỏ mỏng giòn được làm từ trứng và bột mì.
Manju: bánh bột mì hoặc bột củ từ hấp, nhân đậu xay nhuyễn.
Yokan: làm từ rong biển và đường mía, trông giống thạch, ăn rất mát trong mùa hè. Thời xưa đây là món quà tặng phổ biến của giới quý tộc.
Higashi: làm từ bột nếp và đường mía xay nhuyễn, cho vào khuôn và để khô, tương tự như bánh in.
Nếu những con chiên ngoan đạo có thói quen nguyện cầu trước khi ăn, Phật tử thực hành quán niệm trước khi dùng bữa thì người Nhật ngắm những chiếc bánh Wagashi nhỏ xinh rất lâu trước khi thưởng thức. Văn hóa ẩm thực Nhật phảng phất tính Thiền, dù trong bất kỳ quy trình nào của công việc làm bánh hay thưởng thức thì đó cũng được coi là một quá trình tĩnh tâm, hướng đến cái đẹp. Ở nơi này, người ta thường truyền tai nhau rằng, nếu thời gian qua đi thì chắc chắn nó sẽ quay trở về, theo mùa, theo những thay đổi màu sắc, hình dáng của những chiếc bánh Wagashi.
Kim Thu
(Nguồn Tapchimonngon)
(Nguồn Tapchimonngon)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét