Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

Huyền thoại dưới lòng Biển Hồ thiêng

Dưới đáy của Baikal - hồ sâu nhất thế giới - ẩn chứa những bí ẩn mà bao đời nay con người tìm cách khám phá.
"Chính chủ" của hồ Baikal là nước Nga tươi đẹp và rộng lớn. Người dân Nga hay gọi là Biển Hồ thiêng. Đây là hồ nước ngọt sâu và lớn nhất thế giới, xuất hiện trên trái đất khoảng 30 triệu năm về trước. Hồ được hình thành do một vết đứt gãy của vỏ Trái đất. Với diện tích rộng lớn hơn 31 nghìn km2 và độ sâu 1.642 m, hồ Baikal là nơi lý tưởng để cất giấu những bí ẩn tuyệt vời.
baikan-JPG-6307-1385174849.jpg
Hồ sâu nhất và có tuổi đời lâu nhất thế giới được tạo bởi vết đứt gãy của vỏ trái đất.
Theo dân gian, từ rất nhiều năm về trước một thiên thạch đâm vào trái đất và tạo ra một vết nứt khổng lồ. Và đó chính là hồ Baikal. Người dân ở đây đồn rằng Biển hồ sở hữu một năng lực siêu nhiên kỳ bí có thể kéo dài tuổi thọ của con người. Vì vậy nếu có dịp du lịch tới nơi đây, bạn cũng đừng quá ngạc nhiên khi thấy nhiều người mạo hiểm ngâm mình trong nước hồ ở nhiệt độ -5 độ C để được bất tử.
Các đảo thuộc hồ Baikal cũng có những thần thoại của riêng mình. Người ta cũng truyền tai nhau kể lại rằng đảo Olkhon thuộc hồ là nơi Thành Cát Tư Hãn ra đời. Chúa Jessus cũng từng tới đây để ban phước lành. Còn vùng Cape Ryty thuộc phía Tây của hồ lại bị nguyền rủa và những ai cố tình đi qua đây khả năng chết "bất đắc kỳ tử" rất cao.
baikan-mua-doing-JPG-8777-1385174849.jpg
Dù ở mức dưới 0 độ nhưng một số người vẫn đến đây ngâm mình trong nước lạnh.
Nhánh sống Angara của Hồ và sông Yenisey cũng có nguồn gốc ra đời đầy màu sắc huyền thoại. Dân gian kể rằng ngày xưa ở nơi này có một người đàn ông quyền lực tên Baikal sinh sống. Ông có cô con gái Angara tuyệt đẹp. Rất mực yêu thương con gái, ông vô cùng tức giận khi Angara trốn nhà để đến với tình yêu của đời mình, chàng Yenisey. Baikal tức giận ném một mảnh núi chắn đường không cho con gái tới gặp người yêu. Trên đường chạy trốn, Angara khát khô họng. Cô van nài cha tha lỗi nhưng Baikal lạnh lùng đáp trả, điều duy nhất ông có thể ban cho cô lúc này là nước mắt của chính mình mà thôi. Truyền thuyết đó lý giải vì sao nhánh sông Angara và sông Yenisey tạo thành hình một giọt nước mắt như ngày nay. Còn Baikal, vì quá đau buồn chuyện con gái mà trở nên ủ rũ y như vẻ lạnh lẽo thường thấy của Hồ.
Năm 2009, người ta lại trông thấy ở hồ Baikal xuất hiện những vòng tròn kỳ lạ có đường kính lớn 4,4 km. Hai năm sau đó, một chiếc tàu có tên là Yamaha bị mất tích ở hồ này vì bị hút vào các xoáy nước lớn. Người ta tin rằng những xoáy nước đó chính là đường dẫn tới địa ngục ẩn giấu dưới lòng hồ.
Người dân sống gần đây cũng kể lại những điều bí ẩn họ từng nhìn thấy. Một trong số đó là họ thường xuyên trông thấy các khung cảnh lạ trên mặt hồ như lâu đài, xe lửa, tàu thuyền... Vào ban đêm thỉnh thoảng phía dưới hồ còn phát ra ánh sáng ma quái. Theo giải thích từ các nhà khoa học, những hình ảnh mà người dân trông thấy có thể là ảo ảnh được tạo ra bởi sự chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm trong không khí...
dem-baikan-JPG-4703-1385174849.jpg
Thông tin thêm về Biển Hồ:
Hồ Baikal hay còn gọi là Biển Hồ thiêng là hồ lâu đời nhất trên thế giới. Hồ nằm phía nam Siberia thuộc Nga, giữa tỉnh Irkutsk ở phía tây bắc và nước Cộng hòa Buryatia ở phía đông nam. Đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm 20% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới.
Trong các văn bản cổ của Trung Quốc, hồ Baikal còn được gọi là Bắc Hải. Điểm độc đáo mà Hồ đang sở hữu chính là khả năng tự mở rộng của nó. Theo tính toán, mỗi năm Hồ lớn thêm khoảng 2 cm.
Nhiệt độ ở Hồ khá thấp, có địa điểm xuống tới -19 độ C vào mùa đông. Nước hồ Baikal rất trong, từ trên bờ có thể nhìn thấy rõ những hòn đá cuội ở dưới sâu hàng chục m.
Anh Minh

Ấn tượng Baikal
Hồ Baikal nằm ở Siberia (Nga) là hồ nước ngọt lớn nhất và sâu nhất thế giới, rộng 31.722 km vuông (bằng 1/10 diện tích Việt Nam) và có độ sâu trung bình 744,4 m. Baikal chứa 20% lượng nước ngọt trên trái đất và nếu cả thế giới cạn kiệt nước, thì hồ Baikal đủ nước cho nhân loại dùng trong 1/4 thế kỷ.
Baikal là thắng cảnh tuyệt diệu bậc nhất của nước Nga. Đường sá tới hồ rất xấu vì người Nga không muốn du khách tới đây. Mặc dù du lịch trên hồ Baikal có thể trở thành cỗ máy in tiền cho nước Nga, nhưng dường như người ta muốn Baikal mãi hoang sơ, để mãi là nguồn nước trong sạch nhất cho cả thế giới.
Những tấm ảnh này chụp hồi tháng 7-2009 tại đảo Olkhon, địa điểm cho phép du lịch sinh thái hạn chế ở Baikal.
Cỗ xe cũ

Mây

Làng một mái nhà

Xếp đá cầu may

Đường mòn

Hoàng hôn

Lao Động Xuân Canh Dần

Hồ Baikal, 'quà' của tạo hóa dành cho nước Nga


Hồ Baikal, nằm ở phía Nam Siberia, thuộc lãnh thổ Nga, còn được biết đến với cái tên 'Con mắt xanh của Siberia'.
Với độ sâu 1.637m, Baikal được coi là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, đồng thời là hồ có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm xấp xỉ 20% trữ lượng nước ngọt trên toàn thế giới. Theo tính toán, lượng nước này đủ dùng cho cả nhân loại trong vòng 40 năm.

Hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất và lâu đời nhất thế giới

Làn nước trong vắt xanh thăm thẳm như chiếc gương soi khổng lồ của tự nhiên

Rộng 31.722km2, hồ Baikal như chiếc gương khổng lồ với làn nước màu xanh ngọc bích trong trẻo và sâu thẳm, soi bóng những núi đá hùng vĩ cùng từng dãy bạch dương nối đuôi nhau. Được coi như chốn thiên đường nghỉ dưỡng, cảnh vật quanh hồ vẫn giữ được vẻ nguyên sơ, bên làn nước trong vắt tới mức ở độ sâu hàng chục mét vẫn có thể nhìn thấy đá cuội và sinh vật dưới lòng hồ.

Loài hải cẩu đặc biệt Nerpa Baikal, chỉ sinh sống ở hồ này.

Bên cạnh đó, hồ Baikal còn sở hữu hệ động thực vật vô cùng phong phú, là “nhà” của hơn 2.500 loài động thực vật, trong đó có đến 2/3 loài chỉ cư trú và sinh trưởng tại đây. Một số loài động vật quý hiếm nổi tiếng gồm loài hải cẩu có tên gọi nerpa Baikal, loài cá golomianka độc đáo với thân mình trong suốt và không đẻ trứng mà đẻ ra cá con.

Hồ Baikal chiếm 20% trữ lượng nước ngọt của thế giới.

Khách du lịch lặn xuống dưới hồ khám phá hệ động thực vật ở đây.

Khung cảnh vùng hồ vẫn giữ nguyên nét hoang sơ.

Với “tuổi thọ” hơn 25 triệu năm, Baikal còn là hồ lâu đời nhất trên thế giới. Người dân Nga quen gọi Baikal là “Biển Hồ” và đã bầu chọn hồ Baikal là một trong 7 kỳ quan của nước này. Năm 1996, tổ chức UNESCO đã công nhận hồ Baikal là Di sản thế giới.









Dantri
Hồ Baikal - viên ngọc của vùng Siberia
TTO - Nằm trong vùng thiên nhiên hoang dã thuộc Siberia, hồ Baikal là hồ sâu nhất thế giới, cũng là nơi sinh sống của những cộng đồng cư dân đông đúc, thịnh vượng, bất chấp thời tiết khắc nghiệt nơi này.
1. Hồ sâu nhất thế giới
Là một trong số các kỳ quan tự nhiên của thế giới, hồ Baikal vốn là một khe nứt lớn của Trái đất, hình dáng tựa mảnh trăng lưỡi liềm. Dài gần 640km, rộng hơn 80km, hồ Baikal nằm hoàn toàn trong vùng Siberia rộng lớn và giữ kỷ lục là hồ nằm ở nơi hoang vu nhất: cách bờ Thái Bình Dương gần 3.200km về phía tây, cách Matxcơva 5.100km về hướng đông và cách biên giới Mông Cổ 200km về phía bắc.
Với chiều sâu hơn 1km, đây cũng là hồ sâu nhất thế giới với trữ lượng 23 tỉ m3 nước, nhiều hơn toàn bộ số nước trong hệ thống ngũ hồ lớn ở Bắc Mỹ. Có hơn 300 nhánh sông đổ vào hồ Baikal, tuy nhiên chỉ có duy nhất sông Angara đưa nước ra khỏi hồ, đổ vào Bắc Băng Dương. Nước hồ trong đến mức bạn có thể nhìn được sâu xuống đáy tới hơn 40m.
2. Con đường băng
Lớp băng dày bắt đầu phủ dần, viền quanh hồ từ tháng 12 đến đầu tháng 1 hằng năm. Toàn bộ mặt hồ phủ một lớp băng dày đặc, đóng chặt cho đến tháng 4, đôi khi sang cả đầu tháng 5. Lớp băng dày đến mức mọi người có thể di chuyển như trên đường cao tốc. Đủ các loại xe, từ những chiếc Lada thuần Nga cho tới những chiếc xe kéo chạy hàng đoàn như đang chạy trên đất liền.
Đặc biệt, một tuyến đường sắt tạm đã từng được xây dựng trên mặt hồ đóng băng vào mùa đông năm 1904 sang xuân năm 1905, thời gian xảy ra cuộc chiến tranh Nga - Nhật. Trong ảnh là một chiếc tàu được kéo lên bờ ở Listvyanka, thị trấn du lịch nổi tiếng nhất vùng hồ.
3. Giao thông
Thành phố Irkutsk nằm khoảng 70km về phía tây bắc so với phần đuôi phía nam hồ Baikal là điểm giao thông thuận lợi nhất để di chuyển đến đây. Các chuyến tàu Trans-Siberian chạy từ Matxcơva với hành trình 5 ngày, Vladivostok 2-3 ngày, từ Ulan Bato 30 giờ và từ Bắc Kinh 60 giờ.
4. Kiến trúc Nga hoàng
Rất nhiều du khách dành hẳn 1-2 ngày để khám phá những ngôi nhà thờ có nóc tròn kiểu củ hành đặc trưng ở Irkutsk. Đây là kiểu kiến trúc đặc trưng thời kỳ các Nga hoàng với tiền sảnh mang phong cách cổ điển, nhiều tầng và hoàn toàn bằng gỗ.
5. Viên ngọc vùng Siberia
Jack Sheremetoff, ông chủ nhà nghỉ Baikaler, đồng thời kiêm cả hướng dẫn viên, nói: “Đối với người dân Nga, hồ Baikal là viên ngọc của vùng Siberia. Hầu hết những hồ trên thế giới chỉ khoảng 20.000 năm tuổi. Riêng hồ Baikal ít nhất cũng 25 triệu năm. Ở đây có hệ sinh thái độc đáo với hơn 1.000 loài động vật không có ở nơi đâu trên thế giới”.
Nhà nghỉ và văn phòng du lịch này của ông Jack là địa điểm được rất nhiều du khách biết đến.
6. Nerpa - loài vật có nguy cơ biến mất
Nổi tiếng nhất trong vùng hồ là loài hải cẩu Baikal nerpa. Được cho đã di chuyển đến đây từ Bắc Bắc Dương hơn 800.000 năm trước, những chú hải cẩu nhỏ da trơn này đã trở thành biểu tượng của vùng di sản thiên nhiên Baikal diệu kỳ.
Sự ô nhiễm và nạn săn trộm đã làm giảm phần lớn số lượng nerpa. Hiện chỉ còn khoảng 60.000 con đang sinh sống trong hồ, giảm hơn 100.000 con so với vài năm trước. Hải cẩu Baikal hay ẩn náu nên rất khó quan sát. Du khách đến đây thường chọn cách đến thăm vườn nuôi hải cẩu nerpa ở Irkutsk hoặc Listvyanka.
7. Cộng đồng người thiểu số đông nhất ở Nga
Nerpa vốn không có kẻ thù tự nhiên nào nên số lượng lẽ ra phải tăng không ngừng. Tuy nhiên, chúng đã bị săn bắt trong nhiều thập kỷ bởi người Buryat, những cư dân bản xứ vùng hồ Baikal (các nhà thám hiểm người Nga mới chỉ bắt đầu đặt chân đến Baikal từ năm 1643).
Có dân số khoảng 350.000 người, ngày nay người Buryat là cộng đồng người thiểu số đông nhất ở Nga. Họ tập trung sinh sống chủ yếu ở nước Cộng hòa Buryatia. Trong ngôn ngữ của người Buryat, hồ Baikal được gọi là Dalai-Nor, nghĩa là vùng biển thiêng.
8. Dấu tích của Shaman giáo
Tôn giáo chính từng là Shaman giáo (đạo bùa chú), rất nhiều người Buryat đã dần chuyển sang đạo Phật giống như những người hàng xóm Mông Cổ. Dù trong thời kỳ Xô viết, các hoạt động bài trừ tôn giáo được thực hiện rộng khắp, nhưng những dấu tích của Shaman giáo vẫn còn tồn tại khắp nơi ở Buryatia.
Những nơi có dấu tích này được gọi là ovoo, là những điểm đến rất thu hút khách hành hương. Họ treo lên các cành cây những dải ruy băng hay những miếng vải nhỏ để thể hiện lòng thành kính cũng như gửi lời cầu nguyện tới các linh hồn.
9. Khu nghỉ dưỡng
Nằm ngay phần đuôi phía nam của hồ Baikal, cách Irkutsk 200km về phía tây, Arshan là khu nghỉ dưỡng mùa hè rất nổi tiếng. Nơi đây có suối nước nóng thiêng và một ngôi đền thờ Phật bé nhỏ mang tên Badkhirkharma Datsan (trong ảnh).
Khách nghỉ dưỡng không đến đây vào mùa đông, tuy nhiên một khu chợ nhỏ của người Buryat gần suối nước nóng vẫn mở cửa. Mọi người đến để mua và bán các loại thuốc cổ truyền, giày dép cùng một loại kẹo cao su độc đáo làm từ nhựa thông.
HOÀNG HÀ MAI
Theo BBC


"Khe nứt Trái đất" biến thành hồ nước tuyệt đẹp

.G.P - Theo Màn Ảnh Sân Khấu

    Baikal là hồ nước sâu nhất thế giới, có chất lượng nước trong sạch như nước cất.

    Được coi là di sản thiên nhiên thế giới, hồ Baikal hay Biển Hồ thiêng, nằm ở phía Nam Siberi, thuộc nước Nga. Hồ nước này được hình thành từ cách đây khoảng 25 - 30 triệu năm nên được mệnh danh là hồ nước ngọt có tuổi thọ lớn nhất thế giới.

    Bạikal được hình thành từ một khe nứt lớn trên bề mặt Trái đất, có hình dáng tựa mảnh trăng lưỡi liềm.

    "Khe nứt Trái đất" biến thành hồ nước tuyệt đẹp 1
    Với độ sâu 1.642m, Baikal được coi là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, đồng thời là hồ có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm xấp xỉ 20% trữ lượng nước ngọt trên Trái đất. Theo tính toán, nếu cả thế giới cạn kiệt nước, hồ Baikal đủ cung cấp cho cả nhân loại dùng trong vòng 40 năm.

    "Khe nứt Trái đất" biến thành hồ nước tuyệt đẹp 2

    Có khá nhiều truyền thuyết kể về hồ Baikal. Chuyện phổ biến nhất kể rằng: Ông Baikal có 300 cô con gái (thực ra hồ Baikal có tất cả 336 nhánh), nhưng nàng Angara xinh đẹp và ngang bướng lại được ông yêu quý nhất. Để con gái yêu không gặp tai họa, ông đã nhốt cô trong một tòa tháp cao.

    "Khe nứt Trái đất" biến thành hồ nước tuyệt đẹp 3
    Những bức tường kiên cố không giữ nổi Angara, cô trốn ra ngoài để đến với người yêu Yenisey. Nhưng số phận không cho họ được gặp nhau - ông bố nổi giận, nguyền rủa Angara và ném theo người con gái bỏ trốn một mảnh núi vỡ, chắn đường không cho cô đến với Yenisey. 

    Angara van nài, cầu xin sự tha thứ của cha và xin một giọt nước bởi cô đang khát khô họng. Nhưng Baikal tức giận và trả lời cô chỉ có thể cho cô giọt nước mắt của mình...

    Câu chuyện tình tuyệt vời đó đã được người xưa nghĩ ra để giải thích vì sao có hơn 300 nhánh sông đổ vào hồ Baikal, tuy nhiên chỉ có duy nhất sông Angara đưa nước ra khỏi hồ, đổ vào Bắc Băng Dương.

    "Khe nứt Trái đất" biến thành hồ nước tuyệt đẹp 4
    Thật không sai khi nhận xét rằng hồ Baikal như chiếc gương khổng lồ với làn nước màu xanh ngọc bích trong trẻo và sâu thẳm, soi bóng những núi đá hùng vĩ.

    "Khe nứt Trái đất" biến thành hồ nước tuyệt đẹp 5
    Một truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa, khi con người đặt chân đến đây, họ không thể tìm thấy nước. Họ tìm kiếm rất lâu, qua khắp các vùng lân cận, nỗi thất vọng và tức giận xâm chiếm lòng họ. 

    Bỗng trước mắt họ xuất hiện một người hành hương. Từ lòng thương cảm đối với con người, ông xé trái tim mình từ lồng ngực, ném xuống đất, quả tim của ông phá vỡ tầng đất dày và nước từ đó tuôn ra thành dòng xối xả. Dòng nước tinh khiết đến độ nếu ai đã từng uống sẽ không bao giờ quên được.

    "Khe nứt Trái đất" biến thành hồ nước tuyệt đẹp 6
    Làn nước trong vắt xanh thăm thẳm như chiếc gương soi khổng lồ của tự nhiên.

    Trên thực tế, nước ở hồ Baikal vô địch về sự tinh khiết. Làn nước hồ trong suốt đến độ, bạn có thể thấy rõ những viên đá cuội hay sinh vật dưới lòng hồ ở độ sâu 40m.

    "Khe nứt Trái đất" biến thành hồ nước tuyệt đẹp 7
    Nước hồ Baikal sạch không chỉ vì độ trong của nó mà còn sạch ở thành phần. Theo các nhà nghiên cứu, nước hồ Baikal chứa rất ít muối khoáng, có nghĩa nó gần như là nước cất.

    "Khe nứt Trái đất" biến thành hồ nước tuyệt đẹp 8
    Bên cạnh đó, hồ Baikal còn sở hữu hệ động thực vật vô cùng phong phú. Với tính đa dạng sinh học không nơi nào sánh kịp, hồ Baikal là "ngôi nhà" của hơn 2.500 loài động thực vật, đa số là loài đặc hữu không thể tìm thấy ở những nơi khác trên thế giới.

    "Khe nứt Trái đất" biến thành hồ nước tuyệt đẹp 9
    Loài hải cẩu đặc biệt Nerpa Baikal, chỉ sinh sống ở hồ này.

    Một số loài động vật quý hiếm nổi tiếng chẳng hạn như loài cá Golomianka độc đáo với thân trong suốt và không đẻ trứng mà đẻ ra cá con hay loài hải cẩu có tên gọi Nerpa Baikal. Được cho là đã di chuyển đến đây từ Bắc Băng Dương hơn 800.000 năm trước, những chú hải cẩu nhỏ da trơn này đã trở thành biểu tượng của vùng di sản thiên nhiên Baikal diệu kỳ.

    Sự ô nhiễm và nạn săn trộm đã làm giảm phần lớn số lượng Nerpa. Hiện chỉ còn khoảng 60.000 con đang sinh sống trong hồ, giảm hơn 100.000 con so với vài năm trước.

    "Khe nứt Trái đất" biến thành hồ nước tuyệt đẹp 10

    "Khe nứt Trái đất" biến thành hồ nước tuyệt đẹp 11
    Hầu hết du khách đến với hồ Baikal trong mùa hè nhưng nếu bạn yêu cái lạnh thì hãy thử một lần tới với Baikal trong mùa đông để chiêm ngưỡng những khối băng tuyết lạnh khổng lồ. 

    "Khe nứt Trái đất" biến thành hồ nước tuyệt đẹp 12

    "Khe nứt Trái đất" biến thành hồ nước tuyệt đẹp 13
    Tất cả nước ở hồ Baikal đóng băng đem lại cho du khách sự thích thú. Họ có thể cùng nhau tham gia các hoạt động như cắm trại, đạp xe, leo núi... trên mặt băng. Đây cũng là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho các nhà điêu khắc, nhà nghệ thuật tạo nên những mô hình đẹp trên băng.

    "Khe nứt Trái đất" biến thành hồ nước tuyệt đẹp 14
    Được coi như chốn thiên đường nghỉ dưỡng, cảnh vật quanh hồ vẫn giữ được vẻ nguyên sơ, diệu kỳ, chính vì lẽ đó mà hồ Baikal được tổ chức UNESCO đã công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới năm 1996.

    .
    Cảnh đẹp ở hồ Baikal:
    Theo MASK

    Baikal - hồ nước cổ nhất thế giới

    Không chỉ lâu đời mà Baikal còn là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới với hệ động vật phong phú, được UNESCO ví như "Galapagos của Nga".

    Kho báu của thế giới
    Dù Baikal thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế, cảnh vật tuyệt đẹp của hồ nước này vẫn đậm chất Nga. “Hầu hết các hồ nước đều chỉ có tuổi dưới 20.000 năm nhưng Baikal đã tồn tại được ít nhất 25.000 năm. UNESCO từng ví hồ Baikal là Galapagos của Nga” – Jack Sheremetoff, một hướng dẫn viên địa phương cho biết.
     
    Miền đất thần tiên bị đóng băng
    Hồ Baikal được bao bọc bởi băng đá khoảng 4 - 5 tháng mỗi năm. Lớp băng đá này dày và cứng tới mức người dân sống ở đây có thể sử dụng như đường cao tốc. Băng bắt đầu tan từ phía nam hồ vào tháng 4 và tới phía bắc hồ vào đầu tháng 6. 
     
    Con đường lâu đời
    Một đường tàu tạm thời được bắc qua vùng băng dày của hồ trong suốt năm 1904, thời gian diễn ra chiến tranh Nga - Nhật. Khi tuyến đường Circum - Baikal hoàn thiện, nó hợp cùng với tuyến chạy từ Moscow tới bờ biển Thái Bình Dương. Được mệnh danh là “khóa vàng trên chiếc đai sắt của Nga”, tuyến đường Circum-Baikal cũng là một kiệt tác về kỹ thuật xây dựng của xứ sở bạch dương.
     
    Những tuyến đường sắt
    Tuyến đi xuyên Siberia được coi như "tuyến đường cả" của mọi đường sắt. Nó mở rộng tới 10.000 km qua 7 múi giờ từ Moscow tới cảng ở Vladivostok hướng ra biển Thái Bình Dương, 8.000 km khác qua 5 múi giờ từ Moscow xuyên Ulaanbaantar (Mông Cổ) tới Bắc Kinh, Trung Quốc. Du khách có thể tới Baikal bằng cách dừng ở thành phố Irkutsk. 
     
    Cách đi tới hồ Baikal
    Mọi người thường gọi Irkutsk là “thủ phủ của miền Đông Siberia”, nơi đây sở hữu nhiều nhà thờ có kiến trúc đẹp mắt (nhà thờ Spasskaya ảnh phải) theo kiểu tân cổ điển và các quán cà phê ấm cúng. Ngoài ra, Irkutsk cũng có vô số công ty du lịch tổ chức tour tham quan hồ Baikal. 
     
    Những kỳ quan bằng gỗ
    Được lập nên bởi những người Nga trên vùng đất gần sông Irkut và Angara, thành phố Irkutsk lần đầu tiên có tên trên bản đồ vào giữa thế kỷ 17. Ngày nay, thành phố này là nơi có bộ sưu tập các công trình bằng gỗ lớn nhất vùng Siberia.
     
    Một Listvyanka yên bình
    Listvyanka là trung tâm du lịch chính của hồ. Một dự án trị giá hàng tỷ ruble được đầu tư tại đây tên là Baikal City có thể sẽ biến nơi này thành khu phức hợp về kinh doanh và nghỉ dưỡng trong vòng 20 năm tới. Baikal City sẽ có nhiều siêu thị, một công viên nước, sòng bài cùng các biệt thự. Hiện tại, Listvyanka mới chỉ là một ngôi làng nhỏ êm đềm. Vào sáng sớm, phụ nữ thường cho ngựa ăn, chuẩn bị cá omul (cùng họ cá hồi) để xông khói…
     
    Văn hóa bản địa
    Hiện nay, vùng hồ Baikal có tộc người Buryat, nhóm dân tộc bản địa lớn nhất ở Nga, hầu hết tập trung tại quê hương của họ là Cộng hòa Buryatia. Vùng đất mở rộng ra phía nam từ bờ đông của hồ Baikal. Người Buryat là một phân nhóm miền bắc chính của người Mông Cổ, có chung nền văn hóa với người Mông Cổ như chăn nuôi du mục, dùng nhà lều (ger) làm nơi ở. Nhóm dân cư này ban đầu theo Saman giáo, nhưng dần dần tôn thờ đạo Phật. 
     
    Những nơi linh thiêng
    Người Buryat tin vào Phật giáo nhưng nhiều dấu tích lịch sử về Saman giáo vẫn còn ở Buryatia. Những địa điểm linh thiêng của Saman giáo còn lại là các ụ đá hình tháp vẫn thu hút người hành hương, họ trang trí lên các cây quanh ụ đá bằng nhiều dải vải màu, vải từ quần áo, dây ruy băng. 
     
    Hệ động vật độc đáo
    Có rất ít hồ nước sở hữu sự đa dạng sinh học như Baikal với hơn 80% loài động vật đặc hữu được tìm thấy tại đây. Loài nổi tiếng nhất ở Baikal là nerpa (hải cẩu Baikal) có nguồn gốc từ đại dương vùng cực bắc từ hơn 800.000 năm trước. Những con hải cẩu nhỏ, không có tai này thường bị người Buryat săn bắt hàng thế kỷ qua. Việc săn bắt bất hợp pháp có thể ảnh hưởng tới dân số của chúng nhưng hiện tại số lượng cá thể nerpa ước tính còn khoảng 80.000 - 100.000 con. Nerpa hoang dã sống ở môi trường tự nhiên rất khó bắt gặp, vì thế nhiều du khách chọn tới các khu vực nuôi hải cẩu ở Irkutsk hoặc Listvyanka để thăm loài động vật này. 
     
    Hương Chi (theo CNN)

    Bí ẩn ở hồ nước ngọt phá 2 kỷ lục thế giới


    Cùng khám phá những truyền thuyết chôn vùi dưới đáy hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.

    Xét về địa lý tự nhiên, liên bang Nga là quốc gia sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới, từ những khu rừng già rậm rạp với lượng gỗ khổng lồ, mỏ dầu trù phú cho tới nguồn nước ngọt cực lớn tới từ hồ Baikal. 

    Hơn cả một nguồn tài nguyên, hồ Baikal còn là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất thế giới với biết bao câu chuyện truyền thuyết xung quanh…



    Hồ Baikal, còn được biết tới với cái tên Biển Hồ thiêng, nằm ở phía Nam Siberia, thuộc Nga. Đây là hồ nước ngọt cao tuổi nhất thế giới, ra đời cách đây 25 - 30 triệu năm về trước từ một vết đứt gãy của vỏ trái đất. Baikal có diện tích khoảng 31.722 km2 với độ sâu 1.642 m, chiếm đồng thời hai kỷ lục về hồ nước ngọt sâu nhất và lớn nhất trên hành tinh.




    Điểm độc đáo mà chỉ có hồ Baikal đang sở hữu chính là khả năng phát triển, mở rộng thần kỳ của nó. Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi năm, hồ Baikal lớn thêm khoảng 2 cm, hiện, nó đã mở ra 336 nhánh tất cả. 

    Trữ lượng nước ngọt ở đây tương đương 20% lượng nước ngọt chưa đóng băng trên thế giới và 90% nếu chỉ tính ở riêng Nga. Trong trường hợp tất cả nguồn nước ngọt khác trên Trái đất cạn kiệt, nước ở hồ Baikal cũng đủ cho cả nhân loại dùng trong vòng 40 năm.



    Giống như phần lớn các nơi khác trên đất nước Nga, nhiệt độ ở hồ Baikal khá thấp, có địa điểm xuống tới -19 độ C vào mùa đông. Đáng kinh ngạc hơn, nước hồ Baikal cực trong, từ trên bờ có thể nhìn thấy rõ những hòn đá cuội ở độ sâu 40m. 

    Thành phần nước ở đây cũng rất tinh khiết, chứa rất ít khoáng chất. Các chuyên gia kết luận rằng, không ngoa nếu gọi nước hồ Baikal gần như là nước cất.

    Ngoài ra, hồ Baikal còn là “ngôi nhà” của hơn 2.500 loài động thực vật khác nhau. Một số loài động vật quý hiếm nổi tiếng chẳng hạn như loài cá Golomyanka độc đáo với thân trong suốt và không đẻ trứng mà đẻ ra cá con hay loài hải cẩu có tên gọi Nerpa Baikal. 



    Được cho đã di chuyển đến đây từ Bắc Băng Dương hơn 800.000 năm trước, những chú hải cẩu nhỏ này đã trở thành biểu tượng của vùng di sản thiên nhiên Baikal diệu kỳ.



    Có nhiều câu chuyện dân gian kể về sự ra đời của hồ Baikal. Có chuyện kể rằng, thiên thạch đâm vào trái đất và tạo ra một vết nứt lớn, nơi sau này chính là hồ Baikal.



    Người ta đồn rằng, hồ có năng lực ma thuật siêu nhiên nào đó có thể kéo dài tuổi thọ con người. Đó cũng là lý do vì sao có những người sẵn sàng mạo hiểm ngâm mình trong nước hồ ở nhiệt độ -5 độ C để được bất tử.

    Một câu chuyện khác về hồ xoay quanh người đàn ông đầy quyền lực tên Baikal. Thuở xưa, Baikal có một cô con gái xinh đẹp tên Angara. Angara đẹp đến nỗi để bảo vệ nàng, cha Baikal đã nhốt cô trong một tòa tháp cao. Nhưng người con gái xinh đẹp lại đem lòng yêu chàng Yenisey và trốn cha đi theo người yêu. Baikal biết chuyện, nổi giận và nguyền rủa Angara, ném một mảnh núi vỡ chắn đường không cho nàng gặp Yenisey.



    Angara khát khô cả họng. Cô van nài cha mình tha lỗi và cầu xin ông ban cho mình nước uống. Thế nhưng, Baikal trả lời rằng, ông chỉ có thể cho cô nước mắt của mình mà thôi… 

    Đó là lý do vì sao nhánh sông Angara thuộc hồ Baikal và sông Yenisey tạo thành hình một giọt nước mắt như ngày nay. Còn về phần Baikal, đau buồn vì chuyện của con gái, ông trở nên lạnh lùng, ủ rũ y như vẻ ảm đạm, lạnh lẽo thường thấy của hồ sau này.



    Ngoài ra, còn một truyền thuyết khác kể về sự ra đời của hồ nước rộng lớn nơi đây. Theo đó, khi con người đặt chân tới vùng này, không có dấu tích gì của nước cả. Mọi người tìm kiếm rất lâu nhưng vô ích. Họ chán chường, thất vọng và tức giận vô cùng. 

    May sao, có một người hành hương xuất hiện. Người đó cảm thương số phận của các cư dân sắp chết khát, bèn xé trái tim từ lồng ngực ra, ném xuống đất. Quả tim phá vỡ tầng đất dày phía dưới chân và nước từ đó tuôn ra xối xả, tinh khiết, tạo thành hồ Baikal như ngày nay.



    Chưa dừng lại ở đó, đảo Olkhon thuộc hồ được cho là nơi Thành Cát Tư Hãn ra đời. Người ta cũng đồn rằng, chúa Jessus từng tới nơi đây và ban phước lành, trong khi vùng Cape Ryty thuộc phía Tây hồ Baikal bị nguyền rủa, có thể khiến ai đi qua đây chết “bất đắc kỳ tử”.



    Theo thời gian, những câu chuyện, đồn đoán về hồ Baikal càng nhiều hơn. Một tài liệu cũ của hải quân Nga năm 1982 có ghi lại về cuộc gặp gỡ người ngoài hành tinh dưới đáy hồ của một số thợ lặn.

    Cụ thể, một số thợ lặn hải quân đã vô tình chạm trán các “sinh vật hình người mặc đồ màu bạc” ở độ sâu 50 m. Kết cục là 3 người trong số họ đã chết vì đuổi theo, 4 người khác bị thương nặng.



    Tới năm 2009, người ta lại phát hiện ra ở hồ Baikal những vòng tròn kỳ lạ đường kính lên tới 4,4 km có thể nhìn thấy từ vệ tinh ngoài trái đất. Hai năm sau, một chiếc tàu có tên Yamaha đã mất tích ở hồ vì hút vào các xoáy nước lớn. 

    Nhiều người cho rằng, đó là bằng chứng cho sự hiện diện của người ngoài hành tinh và các xoáy nước trên chính là cánh cửa đi tới thế giới địa ngục.



    Bản thân người dân sống quanh hồ Baikal cũng kể lại nhiều điều bí ẩn. Rất nhiều người thường xuyên nhìn thấy các khung cảnh lạ trên mặt hồ: từ hình lâu đài cho tới xe lửa, tàu thuyền… Đôi khi, vào ban đêm, từ phía dưới hồ còn phát ra ánh sáng rất đáng sợ.

    Các nhà khoa học cho rằng, nhiều khả năng các hình ảnh mà người dân địa phương mô tả chính là các ảo ảnh được tạo ra bởi ảnh hưởng của sự chênh lệch nhiệt độ, độ ẩm trong không khí, bề mặt nước và dưới nước tại đây.



    Dẫu vậy, hồ Baikal vẫn làm người ta phải hoài nghi về thứ được gọi là “người ngoài hành tinh”. Cho tới nay, câu trả lời thực sự vẫn còn nằm trong bóng tối.
    Theo Pháp Luật Xã Hội

    .

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét