Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Những nữ võ sĩ samurai nổi tiếng nhất của Nhật Bản

Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng chỉ đàn ông trở thành samurai, lịch sử Nhật Bản có những nữ võ sĩ hào kiệt không kém cánh mày râu

Trong lịch sử, không hiếm tài liệu ghi chép về những võ sĩ samurai huyền thoại, nhưng phần lớn các câu chuyện đều viết về những người đàn ông.
Theo Japan Times, những nữ võ sĩ samurai được gọi là onna-bugeisha (nữ võ vân giả). Đây là một khái niệm chỉ những phụ nữ xuất thân từ gia đình samurai quý tộc.
Các nữ võ vân giả cũng có kỹ năng phòng thủ, thành thạo các loại vũ khí và luôn sẵn sàng chinh chiến. Naginata, một loại lưỡi kiếm có tay cầm dài, chính là vũ khí phổ biến của các onna-bugeisha. Họ cũng được huấn luyện để dùng đoản kiếm kaiken và biết kỹ thuật tantojutsu (phép đánh bằng đoản dao) của ninja.
Chân dung một onna-bugeisha. Ảnh: North Vancouver Brazilian Jiu Jitsu.
Chân dung một onna-bugeisha. Ảnh: North Vancouver Brazilian Jiu Jitsu.
Phải tuân thủ những tiêu chuẩn ngang bằng, các chiến binh samurai thuộc cả hai giới đều thực thi nhiệm vụ như nhau. Do đó, nam nữ thường đối đầu nhau trong những trận chiến dưới thời Heian (từ năm 794 đến 1185) và Kamakura (từ năm 1192 đến 1333).
Một trong số ít nữ samurai nổi tiếng là Tomoe Gozen. Từ Gozen luôn đính kèm sau tên một số nữ samurai. Đó không phải họ, mà là một kính ngữ dùng để tôn xưng những phụ nữ có vị thế cao trong xã hội.
Tomoe Gozen, người nổi tiếng với lòng trung thành và can đảm, đã chiến đấu trong trận Awazu năm 1184. Theo cuốn Chuyện kể Heike, Tomoe đặc biệt xinh đẹp với làn da trắng, tóc dài, tài nghệ xuất chúng. Nàng là một cung thủ mạnh mẽ, có sức địch nghìn người. Khi lâm trận, tướng Minamoto no Yoshinaka thời Heian phong nàng làm đại tướng, trang bị áo giáp dày, đao to, cung tên lớn. Lần nào cũng không ai lập công lớn hơn nàng.
Tomoe Gozen trong tranh của hoạ sĩ Shitomi Kangetsu (17471797).
Tomoe Gozen trong tranh của hoạ sĩ Shitomi Kangetsu (1747–1797).
Những câu chuyện khác về các onna-bugeisha đã được ghi chép cho đến thời kỳ Sengoku (giữa thế kỷ 15 - đầu thế kỷ 17). Nhà sử học Stephen Turnbull đã viết trong cuốn "Những nữ chiến binh Samurai 1184-1877" rằng, bằng chứng khảo cổ học dù ít ỏi cũng cho thấy sự góp mặt của phụ nữ trong các trận chiến lịch sử.
Tuy nhiên, thân phận của phụ nữ trong xã hội Nhật Bản bắt đầu thay đổi vào đầu thế kỷ 17 dưới thời Edo. Theo quy ước về trật tự xã hội mới trong thời bình, giới onna-bugeisha phải từ bỏ vị thế của những nữ chiến binh hào kiệt để làm vợ, làm mẹ. Cuộc sống thụ động "gọi dạ bảo vâng" khiến tiểu thư của những tướng lĩnh trong triều không thể tòng quân, thậm chí bị cấm đi lại tự do ngày thường.
Dưới nền cai trị độc đoán của Mạc phủ Tokugawa vào giữa thế kỷ 17, các trường học đã được mở ra để dạy nghệ thuật naginata cho phụ nữ, như một phương pháp rèn luyện đạo đức. Dù không thông võ nghệ, phụ nữ Nhật Bản thời xưa vẫn được cho là luôn sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ đe doạ đến gia đình hay làng xóm.
Một nữ chiến binh samurai thời xưa tại Nhật Bản. Ảnh: Pinterest.
Một nữ chiến binh samurai thời xưa tại Nhật Bản. Ảnh: Pinterest.
Tới cuối thế kỷ 19, một onna-bugeisha huyền thoại khác có tên Nakano Takeko đã ghi danh sử sách. Nakano lập ra Joshigun, một nhóm nữ chiến binh đặc biệt. Cũng sử dụng naginata, Nakano từng lấy mạng 172 người. Cô chết vì một vết đạn khi đang chỉ huy đội quân Joshigun trong cuộc nội chiến Boshin (1868 - 1869).
Ngày nay, người Nhật vẫn tưởng nhớ Nakano và nhóm nữ chiến binh Joshigun trong Lễ hội mùa thu Aizu hàng năm tại Fukushima. Hàng năm vào tháng 9, một nhóm các thiếu nữ Nhật Bản sẽ mặc trang phục hakama (che phủ phần dưới cơ thể như váy rộng) và đeo băng đô shiro truyền thống, tham gia đám rước để vinh danh những nữ chiến binh samurai này.
Video Player is loading.
Hiện tại 0:14
/
Thời lượng 3:22
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Phim về Nakano Takeko. Video: Smithsonian.
Du khách đến Fukushima ngày nay có thể viếng thăm mộ của Nakano Takeko trong đền Hokaiji, thành phố Aizuwakamatsu, tỉnh Fukushima. Nơi này chỉ cách ga Aizu-Bange 6 phút đi bộ.
Tiểu Bảo













































































5 vùng đất Samurai nổi tiếng của Nhật Bản

Những ngôi nhà cổ kính, bộ áo giáp truyền thống lạ mắt với thanh kiếm cong dài dắt lưng là nét đẹp của các Samurai khiến nhiều du khách thích thú.


Cùng với Geisha và Sumo, các võ sĩ đạo Samurai tạo nên những bí ẩn độc đáo của đất nước mặt trời mọc. Samurai là những chiến binh thời kỳ cận đại của đất nước Nhật Bản. Họ được đào tạo bài bản để trở thành lớp quân sự cầm quyền và cuối cùng đã trở thành giai cấp xã hội cao cấp nhất ở thời kỳ Edo (1603 – 1868). Samurai sử dụng các loại vũ khí như cung tên, giáo và súng nhưng vũ khí chính và mang tính biểu tượng của họ là thanh kiếm.
Nếu có dịp đến đất nước mặt trời mọc du khách đừng quên ghé qua các lâu đài cổ Samurai để thưởng lãm những nét kiến trúc độc đáo và cổ kính này.
Thị trấn Kakunodate, tỉnh Akita
Kakunodate là một trong những niềm tự hào của người dân tỉnh Akita thuộc vùng Tohoku, vì nơi đây có thành trì cổ của võ sĩ đạo Samurai và cũng là một thị trấn rực rỡ khi vào mùa hoa anh đào nở. Những ngôi nhà truyền thống ở đây được phân thành hai khu riêng biệt, khu Samurai với 80 ngôi nhà cổ và khu thương nhân.
Đến đây du khách được tham quan 6 ngôi nhà cổ Samurai với lối kiến trúc tường thành bằng đá rất độc đáo. Lễ hội truyền thống được tổ chức 4 mùa trong năm như ngắm hoa sakura – mùa xuân, múa truyền thống Sasara – mai trong mùa hè, lễ rước kiệu vào mùa thu và Hiburi – kamakura, đốt lửa xua đuổi ma quỷ vào mùa đông.
Thị trấn Kakunodate Samurai khi vào thu. Ảnh: Zekkeijapan.
Thị trấn Kakunodate Samurai khi vào thu. Ảnh: Zekkeijapan.
Thị trấn Nagamachi, tỉnh Ishikawa
Đây là một trong những điểm đến được khách quốc tế khám phá nhiều nhất vì hầu như các lâu đài Samurai được bảo tồn nguyên vẹn. Đến đây du khách như lạc bước vào thời kỳ Edo của Nhật Bản, với những ngôi nhà bằng đất, lối đi lát đá, những dòng kênh nhỏ uốn lượn quanh ngôi làng tạo nên vẻ đẹp cổ kính, hoang vu.
Ngoài ra du khách có thể tham quan các bảo tàng Kinenkan Shinise và Ashigaru Shiryokan để tìm hiểu về lịch sử các Sumurai vĩ đại.
Thị trấn Chiran, tỉnh Kagoshima
Chiran nằm ở phía nam của bán đảo Kyushu, vùng đất nổi tiếng với các suối nước nóng tự nhiên như Unzen hay Beppu. Thời kỳ Edo, Chiran có khoảng 500 gia đình Samurai sinh sống. Điểm đặc biệt ở đây là 7 khu vườn phong cách Samurai liền kề với nhau tạo nên khung cảnh vừa cổ kính, vừa hoang sơ, trong lành. Điểm nhấn của các khu vườn là đá, ao và cây xanh kết hợp, tạo sự nên thơ đối lập với sắc thái uy phong, hùng dũng của các Samurai. Vé tham quan là 500 yên (hơn 100.000 đồng), từ 9h sáng đến 17h cùng ngày.
Bộ trang phục cùng những binh khí của Samurai được lưu giữ trong những tòa lâu đài. Ảnh: Flickr.
Bộ trang phục cùng những binh khí của Samurai được lưu giữ trong các tòa lâu đài. Ảnh: Flickr.
Thị trấn Hagi tỉnh Yamaguchi
Hagi là một thị trấn nhỏ nằm trên bờ biển phía bắc của tỉnh Yamaguchi. Nơi này nổi tiếng với những lâu đài cổ của Samurai và là phố buôn bán kimono sầm uất vào thời kỳ Edo. Thời Minh Trị tầng lớp Samurai bị giải thể vì vậy, nhiều người trong số họ trở thành thương nhân buôn bán kimono. Bạn có thể khám phá những khu vườn với lâu đài cổ kính, ghé thăm lâu đài cổ của gia đình Samurai Kikuya hoặc đến lâu đài Hagi với vé vào tham quan là 210 yên (45.000 đồng). Ngoài ra điểm đến không thể bỏ qua là ngôi đền cổ Enseiji.
Thị trấn Kitsuki tỉnh Oita
Kitsuki là một thị trấn nhỏ nằm ở phía nam bán đảo Kunisaki thuộc vùng Kyushu. Nơi đây có nhiều ngôi nhà cổ kiến trúc Samurai, còn được gọi là thành phố Samurai thu nhỏ của Nhật Bản.
Những ngôi nhà nằm trên đồi dốc thoai thoải, với những khu vườn rộng lớn lát đá, có hồ nước tạo nên khung cảnh trữ tình. Bên trong ngôi nhà được trưng bày những bộ áo giáp, thanh kiếm và bức tranh kể lại cuộc đời của dòng họ Samurai.
Ohara, Nomi, Sano và Isoya là các lâu đài du khách nên ghé thăm, với giá vé khoảng 200 yên (40.000 đồng). Ngoài ra du khách có thể thuê kimono với giá 2.000 yên (khoảng 400.000 đồng) để đi dạo, chụp ảnh khi tham quan các ngôi nhà Samurai.
Những ngôi nhà cổ Samurai nằm trên các sườn đồi. Ảnh: Flickr.
Những ngôi nhà cổ Samurai nằm trên các sườn đồi. Ảnh: Flickr.

Văn Trãi

Huyền thoại bức tượng samurai lừng danh Nhật Bản

Bức tượng tạc Kusunoki Masashige ẩn chứa một câu chuyện gây tranh cãi về lòng trung thành không suy chuyển của một samurai thời xưa. 

Bên trong khu vườn thuộc Hoàng cung Tokyo, bức tượng về một vị tướng oai phong lẫm liệt thu hút sự chú ý của du khách đến với thủ đô Nhật Bản. Các nghệ nhân đã tạc nên hình ảnh Kusunoki Masashige, một tướng samurai đang ngồi trên lưng ngựa, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Ngay cả chú ngựa cũng như được thổi thêm sức sống với 4 chân phi nước đại.
Anh-1-2887-1441247553.jpg
Bức tượng Kusunoki Masashige tại Tokyo. Ảnh: DeviantArt
Kusunoki Masashige là một dũng sĩ samurai phục vụ dưới thời hoàng đế Go-Daigo, vào khoảng thế kỷ 14. Tương truyền, ông được biết đến với sự dũng mãnh, mưu trí cùng lòng trung thành tuyệt đối. Trên chiến trường, ông thể hiện là một tướng samurai tài ba với những chiến thuật khôn khéo.
Thời bấy giờ, Go-Daigo muốn đánh đuổi gia tộc Kamakura và loại họ khỏi vị trí người cai trị đất nước. Sự tài ba của Kusunoki Masashige được Go-Daigo biết đến và ông trở thành một trong những vị tướng trong trận chiến với nhà Kamakura. Ông giúp Go-Daigo chiến thắng trong 2 trận chiến chính và giành lại quyền cai trị trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, vinh quang đến chưa bao lâu thì một cận thần của Go-Daigo tên Ashikaga Takauji phản bội, khiến hoàng đế, Kusunoki Masashige và đội quân phải bỏ trốn. Masashige đề nghị với hoàng đế họ sẽ tạm trú ẩn trên núi Hiei và để cho Takauji chiếm Kyoto. Sau đấy, lợi dụng sự sơ sẩy của địch, quân hoàng đế sẽ lao xuống từ trên núi rồi tiêu diệt quân của Takauji.
Anh-2-3874-1441247553.jpg
Bức tranh miêu tả trận chiến cuối cùng của Masashige trung thành. Ảnh: wikipedia.
Thế nhưng, hoàng đế không muốn trốn chạy mà thay vào đó là một trận chiến trực diện. Trong khi những người khác coi hành động của Go-Daigo là điên rồ, Masashige lại ủng hộ hoàng đế và thể hiện lòng trung thành không chút dao động. Ông nhận lệnh của Go-Daigo, chuẩn bị cho một trận chiến nắm chắc phần thua mà không nghi ngờ nửa lời. Tương truyền, sau trận chiến, đoàn quân 700 người của ông chỉ còn 73.
Với sự hy sinh và lòng trung thành của mình, Masashige được hậu thế ca ngợi rồi tạc tượng ở nhiều nơi. Thế nhưng cũng có những người cho rằng đó là một sự trung thành mù quáng, bởi quyết định của một vị tướng như ông đã kéo theo cái chết của hàng trăm người khác. Về sau, con trai của Kusunoki Masashige cũng trở thành samurai trung thành cho hoàng đế Murakami, tiếp tục tinh thần đáng quý của cha.
.
Vân Giang

Đền thờ 47 samurai và cuộc huyết chiến lừng danh Nhật Bản

Câu chuyện về 47 lãng nhân samurai (ronin) xả thân lấy lại danh dự cho chủ cũ là một trong những truyền thuyết nổi tiếng của Nhật Bản, thu hút du khách đến đền Sengakuji.

Sengakuji là một đền nhỏ tại thành phố Tokyo. Không có những kiến trúc lộng lẫy, nhưng ngôi đền được nhiều du khách biết đến với 47 ngôi mộ của những lãng nhân samurai nổi tiếng. Câu chuyện của họ là minh chứng cho lòng trung thành, sức mạnh ý chí và khí chất đáng trân trọng của các samurai Nhật Bản thời xưa.
Templo-Sengakuji-8833-1438917345.jpg
Ngôi đền Sengakuji giữa thành phố Tokyo. Ảnh: wikimedia.
Vào tháng 3 năm 1701, lãnh chúa Asano Takuminokami của vùng Ako là một trong hai vị quan được giao trọng trách tổ chức đại lễ đón tiếp sứ giả triều đình tại thành Edo. Đại tướng quân Tokugawa Tsunayoshi lệnh cho một lãnh chúa khác có tên Kira Hozukenosuke giúp đỡ hai vị quan trẻ tổ chức buổi lễ. 
Cáu giận vì Asano không hối lộ của cải, lãnh chúa Kira liên tục bày trò sỉ nhục, khiến Asano mất bình tĩnh rồi vung kiếm tấn công. Sau đấy, Kira vẫn còn sống và được Đại tướng quân tha tội chết, nhưng Asano phải chịu hình phạt seppuku cưỡng chế – hình phạt mổ bụng rửa tội. Không những vậy, toàn bộ gia đình của Asano bị tước bỏ quyền lực và các võ sĩ của lãnh địa của ông trở thành những lãng nhân (ronin) – những samurai vô chủ phiêu bạt giang hồ.
Tức giận trước hành động của Kira và cái chết oan khuất của chủ nhân, các lãng nhân nhẫn nhịn chờ ngày trả thù. Sau hơn 1 năm rưỡi, vào ngày 14 tháng 12 năm 1702, toàn bộ 47 lãng nhân đột nhập vào phủ của Kira dưới sự chỉ huy của Oishi Kuranosuke.
HokusaiChushingura-6317-1438917345.jpg
Bức tranh miêu tả cuộc trả thù của 47 lãng nhân. Ảnh: wikipedia.
Sau trận chiến ác liệt, Oishi đề nghị Kira tự hành quyết với nghi lễ mổ bụng, nhưng ông ta không thể làm điều đó. Oishi rút kiếm lấy đầu lKirra và đem đến tế trước mộ chủ nhân cũ Asano.   
Trước khi xông vào phủ của Kira, các lãng nhân xác định sẽ đón nhận cái chết cùng sự phẫn nộ từ Đại tướng Tokugawa. Thế nhưng, Đại tướng quân lại rất cảm động trước lòng trung thành của 47 lãng nhân nên đã không giận dữ mà bù lại, ban cho họ quyền được thực hiện nghi lễ seppuku danh dự - tự hành quyết như những vị anh hùng. Lãng nhân trẻ nhất được tha chết, nhưng cũng được an táng bên cạnh 46 người còn lại khi qua đời vì tuổi già. 
2416452845-8629058ac8-b-8800-1438917346.
47 nấm mồ - nơi yên nghỉ của 47 lãng nhân samurai trung thành. Ảnh: jpellgen.
Câu chuyện về 47 vị lãng nhân đã trở thành biểu tượng của lòng trung thành và khí chất của các samurai dưới thời Edo. Đến nay, câu chuyện vẫn được lưu truyền khắp nơi và thu hút khách thập phương đến với ngôi đền Sengakuji – nơi thờ phụng 47 lãng nhân. Vào ngày 14 tháng 12 hàng năm, nơi đây sẽ diễn ra một lễ hội lớn tưởng niệm cái chết của các samurai trung thành. 
Vân Giang (theo Japan Guide)

Không có nhận xét nào: