Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Đài Loan bảo tồn lịch sử bằng tuyến đường sắt lên núi 100 năm tuổi

Thanh Lam 

Mới đây, đoàn tàu được xây dựng từ thời Nhật chiếm đóng trên núi Alishan Đài Loan đã được đưa vào lịch trình của một trong những tour du lịch đáng trải nghiệm nhất của nước này. Đoàn tàu tồn tại hơn một thế kỷ, trải dài suốt 71,4 km và do Nhật Bản xây dựng.


Alisha Forest Railway được hoàn thành vào năm 1912 trong thời kì Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan. Tuyến đường băng qua rừng núi Alishan được sử dụng để vận chuyển gỗ bách_ loài cây xuất hiện nhiều trên núi Alishan. Sau khi việc khai thác gỗ bị cấm, nó đã được chuyển đổi thành chuyến tàu duy nhất có thể chở khách lên ngọn núi này. Ngày nay, nó vẫn là một trong những tuyến đường sắt chạy qua núi cổ kính và đẹp nhất thế giới.
Chạy giữa thành phố Gia Nghĩa với độ cao 30 mét (98,4 feet) đến Chushan ở độ cao 2.451 mét (8.041 feet) - ga xe lửa cao nhất ở Đài Loan - Đường sắt Alishan Forest chạy qua khu vực có phong cảnh tự nhiên đa dạng. Đây là tuyến đường sắt núi hẹp nhất ở châu Á - cao hơn đường sắt Darjeeling Himalayan được nhiều người biết đến, từ 100 mét đến 2.200 mét.

Một vài hình ảnh về tuyến đường sắt Alishan Forest Railway

Giá trị của tuyến đường này nằm ở chỗ nhiều kiến trúc của mạng lưới đường sắt vẫn giữ được nguyên vẹn như 100 năm trước đây. Các mối nối đường sắt vẫn được làm bằng gỗ cứng và các tài xế phải xuống tàu và tự chuyển hướng đường ray.
Liao Yuan-chiao đã gắn bó lâu năm với ga tàu đường sắt đặc biệt này. Cách đây sáu năm, sau khi kết thúc vai trò lái tàu trưởng, Liao chuyển sang đảm nhận vị trí Trợ lý đào tạo tại Alishan Forest Railway.
Anh nói: "Cách thức hoạt động của tàu như vậy tạo cảm giác gần gũi với con người hơn, không giống như các loại máy móc ngày càng được hiện đại hóa và tự động hóa. Tôi đặc biệt yêu thích tiếng ồn thấp từ động cơ tàu chạy bằng diesel – khi máy tàu thay đổi tốc độ, có thể nghe thấy rõ âm thanh chuyển hóa sống động. Rất may mắn là tàu đường sắt Alishan đã không bị thay thế bằng tàu điện. Với tôi, nó chính là thiên đường”.

Việc chính quyền Đài Loan đưa chuyến tàu vào hành trình của tour du lịch không chỉ nhằm khôi phục ý nghĩa của chúng và góp phần bảo tồn di sản độc đáo của nước này. Văn phòng di sản văn hóa đường sắt Alishan (AFRCH) thuộc Cục Lâm nghiệp Đài Loan đã được thành lập vào đầu năm 2018 nhằm quản lý tuyến đường sắt này.
Lượng khách đi tàu đường sắt Alishan đã giảm mạnh sau khi đường cao tốc Alishan với tốc độ nhanh hơn và di chuyển dễ dàng hơn được xây dựng vào năm 1982. Dịch vụ tuyến đường sắt này cũng bị gián đoạn nhiều lần bởi thiên tai và sự cố trật bánh. Sau khi tiếp quản, AFRCH đã đóng cửa đường sắt trong ba tháng để tiến hành dịch vụ bảo trì và kiểm tra trước khi mở cửa trở lại vào tháng 6 năm 2018.

Tang Yu-chin, phát ngôn viên của AFRCH khẳng định: "Alishan Forest Railway là di sản văn hóa vô giá [của Đài Loan]. Vì vậy, việc bảo tồn Đường sắt rừng Alishan không chỉ phục vụ mục đích du lịch mà còn để thúc đẩy việc bảo tồn những giá trị văn hóa ".
Các tour du lịch theo chủ đề được chính quyền nước này thực hiện thường xuyên. Thay vì chỉ làm nổi bật các điểm tham quan ở Alishan, nó tập trung vào các giá trị lịch sử và văn hóa của Alishan Forest Railway. Du khách đến đây đã dành nhiều thời gian tại các điểm dừng khác nhau bao gồm các trạm Beimen và Jhuchi bằng gỗ, mới được xây dựng lại để phù hợp với thiết kế ban đầu của nó.

Hsu Chao-huo năm nay 87 tuổi, làm nhiệm vụ hướng dẫn viên tình nguyện viên tại bảo tàng ga Shizilu chia sẻ: "Tôi đã sống trên núi Alishan cả cuộc đời. Khí hậu và cảnh quan tự nhiên của nó giúp cho sức khỏe của tôi được đảm bảo, trong khi khí hậu bên dưới núi quá nóng”. Hành trình tham quan đường sắt Alishan kết thúc tại làng Hinoki (Đài Loan Cypress) gần Beimen Station - ngôi làng vẫn còn lưu giữ 28 ngôi nhà bằng gỗ kiểu Nhật Bản.

Làm việc tại Văn phòng Thị trấn Chuchi, dọc theo Đường sắt Alishan, Lai Guo-hua bắt đầu chụp các bức ảnh từ trên cao nhìn xuống cách đây khoảng bốn năm. “Tôi không bao giờ tưởng tượng được nó có thể biến mất. Tôi lớn lên bên cạnh đường sắt. Ông tôi và bố tôi đều làm việc cho tuyến đường sắt này. Tôi nghĩ nó sẽ luôn luôn ở đó - cho đến khi chính quyền muốn phá hủy hoàn toàn. Một số người nghĩ rằng chúng ta không nên bận tâm việc duy trì nó vì chúng ta có thể sử dụng đường cao tốc thay thế.
Nhưng đó cũng là lí do tôi bắt đầu chụp ảnh Đường sắt rừng Alishan. Thông qua hoạt động này, tôi muốn giới thiệu nó cho những người chưa hiểu biết về nó. Nó chứa đựng những ký ức về sự trưởng thành của tôi - và của tất cả cư dân sống dọc theo đường ray.

Wu Han-en, giảng viên du lịch ở Đài Nam, làm việc tại Fenqihu một trong những điểm dừng lớn nhất của đường sắt này cho biết: Những người yêu quý nó vẫn còn đó - vì vậy, chúng tôi đang cố gắng hết sức để nhiều người muốn khám phá và lưu giữ tuyến đường sắt này”
Theo CNN

Không có nhận xét nào: