Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Đảo quốc có số mèo vượt quá số dân

Mèo ở đảo quốc đạt đến 1,5 triệu con, trong khi dân số chưa đến 1,2 triệu. 


Ảnh: Patritsia Panayi 
Ảnh: Patritsia Panayi 
World Atlas thông tin, Síp (tên chính thức Cộng hòa Síp), là đảo quốc lớn thứ ba Địa Trung Hải với diện tích 9.251 km2. Thủ đô Nicosia là thành phố lớn nhất cả nước, diện tích 111 km2.
Síp giáp Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Ai Cập, Israel, Lebanon và Syria, có thể được xếp thuộc châu Âu, châu Á hoặc thậm chí vùng Trung Đông. Về địa lý, Síp gần châu Á hơn, nhưng lịch sử và văn hóa gắn với châu Âu.
Năm 2017, báo chí dẫn lại số liệu mới nhất của các tổ chức phúc lợi động vật làm việc ở Síp, cho thấy số mèo ở quốc gia này đạt 1,5 triệu. Trong khi đó, dân số năm 2018 chỉ gần 1,2 triệu, theo Worldometers.
Việc mèo nhân giống không kiểm soát chủ yếu do không được chủ triệt sản và chính phủ không đưa ra chương trình giải quyết hợp lý.
Cyprus Beat cho biết, các trạm cứu hộ hiện đã quá tải, không thể chứa nổi số mèo đang sinh sôi. Mỗi thành phố tự phát triển mạng lưới không chính thức, gồm những người yêu mèo nhận chăm sóc chúng. Họ cũng lập những địa điểm để mọi người có thể mang đồ ăn đến cho mèo.
Gần đây, Hội đồng Bộ trưởng đã phê chuẩn ngân sách 75.000 euro để triệt sản mèo hoang, nhưng vẫn chưa đủ để làm chậm quá trình tăng trưởng số lượng.
Mèo được cho ăn ở làng Tala, gần thành phố ven biển Paphos, Síp ngày 4/10/2016. Ảnh: AFP
Mèo được cho ăn ở làng Tala, gần thành phố ven biển Paphos, Síp ngày 4/10/2016. Ảnh: AFP
Mèo vốn được cho là có mối quan hệ thân thiết với loài người từ thời Ai Cập cổ đại, vừa là bạn đồng hành, vừa là con vật được tôn sùng, có ý nghĩa mang lại may mắn và kiểm soát dịch bệnh. Các nhà khảo cổ Pháp đã tìm thấy bằng chứng cho thấy mèo có thể gắn bó với người từ sớm hơn rất nhiều.
Dấu vết còn lại của một con người và một con mèo được tìm thấy chôn cất cùng vỏ sò, đá mài và các vật trang trí khác trong ngôi mộ 9.500 năm tuổi ở ngôi làng Shillourokambos (Síp) có từ thời kỳ đồ đá mới. Thời điểm này sớm hơn 4.000 năm so với lần đầu tiên mèo xuất hiện trên tác phẩm nghệ thuật ở Ai Cập.
Quá trình và thời gian thuần hóa mèo rất ít được ghi chép lại, nhưng việc chôn cất chung cho thấy đây có thể là con mèo nuôi lâu đời nhất thế giới. Mèo không có nguồn gốc từ đảo Síp, do đó người ta tin rằng nó được đưa đến từ nơi khác

Quốc kỳ Síp in hình bản đồ lãnh thổ
Quốc kỳ Cộng hòa Síp đưa vào sử dụng chính thức từ năm 1960, khi được công nhận là nhà nước độc lập, thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh. 
Quốc kỳ Síp. Ảnh: Just About Cyprus
Quốc kỳ Síp. Ảnh: Just About Cyprus
Được thiết kế bởi giáo viên mỹ thuật İsmet Güney, cờ có nền màu trắng, in hình bản đồ toàn bộ hòn đảo màu vàng đồng. Màu sắc này tượng trưng cho quặng đồng lớn trên hòn đảo, bởi Síp là nước sản xuất đồng.
Hai nhánh ô liu bắt chéo nhau bên dưới thể hiện hòa bình giữa dân tộc Hy Lạp và dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đây, cộng đồng có gốc từ hai quốc gia này tranh chấp quyết liệt trên lãnh thổ Síp

Ngôn ngữ chính thức

Theo World Atlas, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Hy Lạp là hai ngôn ngữ chính thức tại Síp, được sử dụng bởi chính phủ, tòa án, cơ sở giáo dục và truyền thông. Trong đó, tiếng Hy Lạp được truyền bá cho người Síp bởi những người Hy Lạp đến đảo định cư khoảng từ thế kỷ 12 TCN đến thế kỷ 11 TCN.
Ba ngôn ngữ thiểu số được sử dụng nhiều nhất là tiếng Armenia, tiếng Ả Rập ở Síp và tiếng Kurbet.

Ngoài ra, tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến nhất tại Síp với mức độ thông thạo cao. Báo cáo của Eurobarometer cho thấy 73% dân số Síp có thể nói tiếng Anh. Đây từng là ngôn ngữ chính thức của Síp trong thời kỳ là thuộc địa của Anh.World Atlas, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Hy Lạp là hai ngôn ngữ chính thức tại Síp, được sử dụng bởi chính phủ, tòa án, cơ sở giáo dục và truyền thông. Trong đó, tiếng Hy Lạp được truyền bá cho người Síp bởi những người Hy Lạp đến đảo định cư khoảng từ thế kỷ 12 TCN đến thế kỷ 11 TCN.

Ba ngôn ngữ thiểu số được sử dụng nhiều nhất là tiếng Armenia, tiếng Ả Rập ở Síp và tiếng Kurbet.
Ngoài ra, tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến nhất tại Síp với mức độ thông thạo cao. Báo cáo của Eurobarometer cho thấy 73% dân số Síp có thể nói tiếng Anh. Đây từng là ngôn ngữ chính thức của Síp trong thời kỳ là thuộc địa của Anh.

Cừu là biểu tượng quốc gia của Síp

Cừu Mouflon, hay Agrino, là loài đặc hữu ở Síp, được xem là biểu tượng quốc gia. Chúng được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) phân loại là động vật hoang dã.

Hiện số lượng cừu Mouflon còn rất ít và đây là loài cừu rất nhút nhát, do đó bạn rất khó gặp chúng khi ghé thăm đảo Síp.
Cừu Mouflon - biểu tượng của Síp. Ảnh: Einfon
Cừu Mouflon - biểu tượng của Síp. Ảnh: Einfon
Những năm 1930, đảo chỉ còn 15 con cừu Mouflon. Trước đây, chúng được xem là động vật gây hại, do đó không thể đổ lỗi hoàn toàn cho thợ săn vì sự biến mất nhanh chóng của chúng.
Nhờ các chương trình bảo tồn động vật, hiện có vài nghìn con cừu Mouflon trong tự nhiên. Một nhóm nhỏ đang được bảo vệ, gồm đàn cừu ở Stavros tis Psorkas, phía tây dãy núi Troodos.

Síp là nơi sinh ra thần Aphrodite Theo thần thoại Hy Lạp, nơi nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrodite ra đời là Petra tou Romiou - tảng đá khổng lồ trải dọc một trong những bờ biển đẹp nhất đảo Síp, ở phía tây nam quận Paphos. Sinh ra từ bọt biển, Aphrodite đã cưỡi lên một vỏ sò và được sóng đưa đến bãi biển đặc biệt này.

Petra tou Romiou - nơi nữ thần Aphrodite ra đời. Ảnh: Visit Cyprus
Petra tou Romiou - nơi nữ thần Aphrodite ra đời. Ảnh: Visit Cyprus
Visit Cyprus cho biết, trong điều kiện thời tiết nhất định, sóng dâng lên cao, hình thành cột nước và vỡ tan thành bọt, được tưởng tượng giống vóc dáng một con người. Dựa trên những mô tả về thần Aphrodite, người xưa tin rằng bơi lội quanh tảng đá ba lần sẽ mang đến nhiều phước lành, gồm tuổi trẻ và sắc đẹp vĩnh cửu, sự may mắn, khả năng sinh sản và tình yêu đích thực.
Tảng đá còn xuất hiện trong truyền thuyết về Digenis Akritas, vị anh hùng của Đế quốc Byzantine. Petra tou Romiou có nghĩa “hòn đá Hy Lạp” trong tiếng Hy Lạp, do vị anh hùng này đặt tên.

Thùy Linh - Tổng hợp














Không có nhận xét nào: