Nằm trong tổng thể khu vực phong cảnh đẹp có diện tích khoảng 700Km2, khu thắng cảnh, di tích lịch sử Hoàng Long nằm ở khe núi Hoàng Long kéo dài từ Nam sang Bắc của dãy núi Ngọc Thúy, dài gần 8km và cách Cửu Trại chỉ 1 ngọn núi.
Canh dep ngo “thien duong noi ha gioi” o  Hoang Long, Tu Xuyen, Trung Quoc.-hinh-anh-1
Hoàng Long nổi tiếng với vẻ đẹp “tứ tuyệt”: hồ nước ngũ sắc, rừng sinh thái, đỉnh núi phủ tuyết trắng và thác nước. Cảnh đẹp nhất ở khu thắng cảnh Hoàng Long là bãi nham thạch nằm dưới khe núi. Nham thạch ở đây có nồng độ Kali cao, do dòng chảy và sự bào mòn của thời gian tạo thành các con đê uốn lượn, nhấp nhô như những con rồng vàng.
Hoàng Long còn là quê hương của nhiều loại động vật quý hiếm bao gồm gấu trúc và khỉ Tứ Xuyên vàng mũi tẹt.
Canh dep ngo “thien duong noi ha gioi” o  Hoang Long, Tu Xuyen, Trung Quoc.-hinh-anh-2
Canh dep ngo “thien duong noi ha gioi” o  Hoang Long, Tu Xuyen, Trung Quoc.-hinh-anh-3
Canh dep ngo “thien duong noi ha gioi” o  Hoang Long, Tu Xuyen, Trung Quoc.-hinh-anh-4
Canh dep ngo “thien duong noi ha gioi” o  Hoang Long, Tu Xuyen, Trung Quoc.-hinh-anh-5
Canh dep ngo “thien duong noi ha gioi” o  Hoang Long, Tu Xuyen, Trung Quoc.-hinh-anh-6
Canh dep ngo “thien duong noi ha gioi” o  Hoang Long, Tu Xuyen, Trung Quoc.-hinh-anh-7
Canh dep ngo “thien duong noi ha gioi” o  Hoang Long, Tu Xuyen, Trung Quoc.-hinh-anh-8
Phong Anh (Ảnh: China Daily)

Ngắm thung lũng đẹp như trong cổ tích


Thung lũng Hoàng Long nằm ở miền Tây Bắc tỉnh Tứ Xuyên là danh lam thắng cảnh nổi tiếng với những vùng hồ lấp lánh sắc màu, những ngọn núi phủ băng tuyết, các thác nước và suối nước nóng tuyệt đẹp.
Thung lũng được ví như một con rồng vàng uốn lượn xuyên qua các khu rừng nguyên sinh và núi đá. Trải dọc khắp thung lũng là nhiều ao hồ với kích cỡ đa dạng và đầy màu sắc nhờ lớp đá vôi vàng lấp lánh trong ánh mặt trời. Trên thực tế, cái tên thung lũng Hoàng Long có nghĩa là thung lũng Rồng vàng theo tiếng Trung Quốc cũng bắt nguồn từ đó.
 Ngắm thung lũng đẹp như trong cổ tích - 1
Hoàng Long đẹp như cổ tích với các hồ nước nhỏ xanh ngắt xếp thành tầng trải dọc khắp thung lũng.
 Ngắm thung lũng đẹp như trong cổ tích - 2
Những hồ nước nhỏ đẹp như tranh vẽ tại thung lũng Hoàng Long nhìn từ trên cao.
Quá trình biến đổi và phát triển địa chất hàng nghìn năm đã tạc nên hình dạng và cấu trúc độc đáo của thung lũng Hoàng Long như ngày nay. Tảo và vi khuẩn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc “nhuộm màu” các hồ nước từ màu vàng, da cam sang màu xanh lá cây và xanh da trời. Đây cũng là nhà của các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng bao gồm gấu trúc khổng lồ và khỉ vàng mũi hếch Tứ Xuyên.

 Ngắm thung lũng đẹp như trong cổ tích - 3
Một góc thung lũng vào mùa đông với một thác nước đã bị đóng băng.
Với cảnh quan kỳ vĩ, ngoạn mục và hệ sinh thái đa dạng, thung lũng Hoàng Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1992.
Ngắm thung lũng đẹp như trong cổ tích của Trung Quốc:
 Ngắm thung lũng đẹp như trong cổ tích - 4
 Ngắm thung lũng đẹp như trong cổ tích - 5
 Ngắm thung lũng đẹp như trong cổ tích - 6
 Ngắm thung lũng đẹp như trong cổ tích - 7

Những ngôi chùa cổ đã có từ hàng trăm năm tại thung lũng bên cạnh các hồ nước xanh ngắt khiến cảnh sắc thêm thơ mộng.
 Ngắm thung lũng đẹp như trong cổ tích - 8
 Ngắm thung lũng đẹp như trong cổ tích - 9
 Ngắm thung lũng đẹp như trong cổ tích - 10
Theo Phương Đăng (Infonet


Một ngày khám phá Cửu Trại Câu

PN - Nổi tiếng với hệ thống hồ đa sắc và các thác nước nhiều tầng tuyệt đẹp, Cửu Trại Câu là điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Tứ Xuyên (Trung Quốc).

Thông thường, bạn phải dành hai ngày mới khám phá hết cảnh đẹp Cửu Trại Câu. Nhưng nếu chỉ có một ngày, bạn vẫn có thể sắp xếp thời gian tham quan 3 cụm biển nơi đây.
 
Con đường dẫn vào các cụm biển chính băng qua Thác Rừng với cảnh sắc đẹp tựa tranh vẽ
Cửu Trại Câu phân thành ba cụm biển (biển hồ), tại mỗi cụm này đều có trạm xe đưa đón và có hướng dẫn viên thuyết minh trước khi đến điểm tham quan. Thứ tự các cụm tham quan gồm cụm biển Trường Hải (Changhai), cụm biển Gấu Trúc (Xiongmao hai) và cụm biển Soi Gương (Jinghai). 
 
 
Vẻ đẹp thiên nhiên trong lành ở lối dẫn vào tham quan Cửu Trại Câu 
Để kịp thời gian đi hết các điểm Cửu Trại Câu trong một ngày, bạn phải sắp xếp tham quan đúng theo thứ tự các cụm biển. Xe buýt sẽ dừng tại trạm của mỗi cụm để bạn đi bộ vào sâu bên trong. Như vậy, lộ trình của bạn cũng không quá mệt.
Sắc xanh vàng của hồ Ngũ Sắc ở cụm biển Trường Hải
Cụm biển Trường Hải vào mùa hè, mây trắng lơ đễnh vắt ngang lưng núi
Vào mùa thu, một nửa hồ Ngũ Sắc là màu xanh ngọc bích, nửa còn lại mang dòng chảy màu đỏ vàng rất đặc trưng. Vào mùa hè, bên trái hồ luôn là bầu trời xanh trong, còn bên phải là màu xanh lá cây ô liu. Trong hồ luôn có các loại tảo vòng, dương xỉ và những thực vật thủy sinh khác sinh trưởng. Ngoài ra, còn có các loại thảo mộc quý nằm rải rác theo các bậc nước cao thấp trong hồ.
 
Tán cây ô liu xanh mượt bên dòng hồ Ngũ Sắc
 
Tảo vòng, dương sỉ và những thực vật thủy sinh sinh trưởng trong hồ
Vẻ đẹp của hồ Ngũ Hoa ở cụm biển Gấu Trúc
Nằm ở phía thượng nguồn, băng qua một cánh rừng hướng về phía bắc là hồ Ngũ Hoa. Mặt nước trong hồ luôn xanh trong, mùa thu thảm thực vật thay đổi xanh, vàng, đỏ, trắng và tím. Mùa hè cũng là lúc tham quan lý tưởng nhất bởi khi ấy mặt hồ phẳng lặng và đồng bộ màu xanh lục với thảm thực vật bao quanh.
 
Hồ Ngũ Hoa nguyên vẹn một màu xanh khi hè về
 
 
Thảm thực vật bên hồ
Ngắm vẻ kêu sa của thác Trân Trâu
Thác Trân Châu là nơi quay cảnh tam thái tử con của long vương bay lên trời cao rồi biến thành Bạch Mã theo phò Đường Tam Tạng trong phim Tây Du Ký nổi tiếng. Thác nằm ở hạ lưu thuộc cụm biển Gấu Trúc, có độ cao khoảng 2.433m, rộng khoảng 160m, nhìn toàn cảnh thác giống như một hình quạt khổng lồ đồ sộ kiêu sa giữa biển.
 
Thác Trân Trâu từng là phim trường của Tây Du Ký
Đây là một thung lũng thác nhiều bậc và ghềnh hiểm trở. Dòng chảy của thác với vô số giọt nước hòa quyện cùng ánh mặt trời tạo thành giọt nhỏ, trông như một con sò ngọc trai khổng lồ phía trung tâm của thác.
 
 
Thung lũng thác với nhiều ghềnh hiểm trở
Chiêm ngưỡng biển Tê Giác ở cụm biển Soi Gương
Biển Tê Giác còn có tên gọi là Rhino, có độ dài 2,2km, độ sâu khoảng 17m, nơi sâu nhất lên đến 40m. Nhìn từ xa, dãy núi và dòng biển tạo hình như một con tê giác. 
 
Biển hồ Tê Giác vào hè, mặt nước phẳng lì màu xanh ngọc bích
Mỗi khi vào mùa thu hay mùa hè, mặt biển trong như gương, chiếu hình một con tê giác to đang nằm, đầu hướng về phía nam. Xung quanh có những hàng cây và một thác nước bạc tuyệt đẹp. Đây là điểm tham quan thú vị đáng để bạn nán lại ngắm nhìn.
Sắc xanh còn giữ sau cơn mưa
Những lưu ý khi tham quan Cửu Trại Câu một ngày
Cách cổng tham quan Cửu Trại Câu khoảng 800m là khách sạn Thanh Niên. Khách sạn luôn sạch và có phòng. Bạn nên bắt đầu vào cổng mua vé và tham quan từ 8 giờ sáng, như vậy có thể đi hết Cửu Trại Câu trong một ngày.
Mang theo đồ ăn vặt, lương khô khi vào tham quan, đặc biệt là nước uống. Trong Cửu Trại Câu chỉ có duy nhất một nhà hàng, bạn sẽ nghỉ chân ở đó giờ trưa, giá đồ ăn trung bình là 60 nhân dân tệ/người, tuy nhiên rất khó ăn.
 
Thời tiết Cửu Trại Câu luôn trong trạng thái lúc nóng lúc lạnh tại các điểm tham quan cho cả bốn mùa, vì vậy bạn nên mang theo áo khoác ấm và khăn choàng. Riêng mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 7) thì mát, nhiệt độ cao nhất khoảng 24 độ, đường không trơn và phong cảnh rất đẹp, tuy nhiên trời hay mưa nên bạn phải mang theo áo mưa, dù và mang giày thể thao để tiện di chuyển. Vào mùa đông đường có tuyết, vì vậy bạn phải mang thêm gậy để tiện cho việc đi bộ và chụp ảnh. Mùa này được lợi thế giá vé rẻ và các dịch vụ phòng ở cũng rẻ.
Mùa xuân và mùa thu là điều kiện thuận lợi nhất để tham quan, nhưng người rất đông, nếu muốn săn ảnh tốt nhất nên đi vào khoảng 25/8 - 25/9 hàng năm, đây là thời điểm ngắm Cửu Trại Câu tuyệt vời nhất mà không gặp nhiều khách tham quan.
 
Cơm và món ăn ở Cửu Trại Câu rất khó ăn, vì là khu dân tộc, nên thường ăn món chay là chính. Món ngon nhất và dễ ăn là mì chua cay, đây là món đặc sản của khu vực này.
Nên tận dụng xe buýt để di chuyển đến các cụm biển, vì mỗi điểm tham quan đều phải đi bộ rất lâu. Do vậy, việc sử dụng xe buýt mới giúp bạn tiết kiệm thời gian và tham quan hết Cửu Trại Câu trong một ngày.
Giữ đều nhịp thở và kịp thời khoác áo lạnh ngay khi cảm thấy lạnh, điều này sẽ giúp bạn duy trì nhịp thở mà không cần đến bình dưỡng khí khi đến cao nguyên Cửu Trại Câu tham quan.
Bài và ảnh: QUÁCH DIỆU HẰNG

Đến Tứ Xuyên thăm Cửu Trại Câu

PN - Sau ba chặng bay TP.HCM - Thượng Hải - Thành Đô - Cửu Hoàng với nhiều lần phải hoãn giờ bay vì bão tuyết, cuối cùng, chúng tôi cũng đến được huyện Tùng Phan thuộc châu tự trị Khương A Bá của dân tộc Tạng, phía bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Từ đây tới Cửu Trại Câu phải vượt hơn trăm cây số đường núi, hầu hết đều phủ tuyết trắng xóa dù trời đang vào thu.
    Với du khách đến từ xứ nhiệt đới như Việt Nam, đây là dịp tuyệt vời ngắm nhìn từng lớp bông trắng dày đặc đọng trên nhánh cây ngọn cỏ và những hạt tuyết li ti bay lất phất trong buổi sáng rực rỡ nắng vàng.
     
    Đường đến Cửu Trại Câu tuyết trắng phủ đầy
    Sáng sớm, hòa mình vào dòng người, chúng tôi đến cửa ngõ Cửu Trại Câu. Theo lời người hướng dẫn: “Cửu Trại Câu mở cửa đón khách quanh năm bởi mùa nào cũng đẹp. Mùa xuân, hoa đào rực rỡ nghiêng mình đung đưa trên làn nước xanh biếc. Mùa hạ, mây trắng, trời xanh, nắng vàng phản chiếu trên mặt hồ phẳng lặng như tấm gương. Mùa đông, khắp nơi tuyết trắng xóa, xen giữa là dòng nước xanh thẳm đẹp như trong cổ tích. Song khách đến đông nhất là vào mùa thu, khi lá phong, lá cây bu lô chuyển sắc từng ngày, tạo nên những mảng hoa văn vàng đỏ nổi bật trên thảm lá xanh của rừng, tạo thành những bức tranh thủy mặc tuyệt vời.
    Ở độ cao 2.000 - 3.200m so với mặt biển, khu bảo tồn thiên nhiên Cửu Trại nằm trong một thung lũng với 108 hồ nước. Tại đây có nhiều thác nước hùng vĩ, những cánh rừng nguyên sinh, vây quanh là những dãy núi quanh năm tuyết phủ. Cửu Trại đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới (năm 1992) và được ngành du lịch Trung Quốc xếp hạng năm sao. Do nơi đây có chín ngôi làng của người dân tộc Tạng sinh sống ven hồ nước nên được gọi là Cửu Trại Câu (“cửu trại” là chín làng, “câu” là hồ nước trong thung lũng).
     
     
    Một trong những hồ nổi tiếng, thu hút đông đảo du khách tới chiêm ngưỡng là hồ Ngũ Hoa với màu nước biếc trong vắt đến kỳ lạ, là điểm nhấn giữa cảnh sắc tuyệt mỹ được tạo bởi thảm lá đỏ, vàng của rừng cây cùng với đồi núi hoang sơ nguyên thủy.
    Du khách khó bỏ qua Trân Châu Than, ngọn thác hoang dã nhất trong số 17 thác nước của Cửu Trại Câu. Thác là điểm hội tụ của những dòng suối, hồ nước trên dãy núi cao 2.700m; từ đó chia ra hàng trăm thác nhỏ tuôn tung chảy trắng xóa trước khi đổ xuống vực sâu, tạo thành bức rèm nước khổng lồ. Nằm án ngữ trước cánh rừng nguyên sinh đã chuyển sang màu vàng rực rỡ, thác là nơi lý tưởng để du khách đi dạo và có thể bắt gặp sóc, thỏ chạy tung tăng…
     
     
    Trong khi nhiều người dành trọn thời gian trong ngày ghé thăm hầu hết hồ nước, thác nước trên độ cao 2.500m, chúng tôi quyết định lên hồ Trường Hải - vị trí cao nhất và là điểm tận cùng trong hệ thống du lịch Cửu Trại Câu - dù nhiệt độ ngoài trời xuống âm 5oC và tuyết trải bông trên dãy núi bên đường đèo, trên lối đi và cả rừng cây tuyết tùng oằn mình dưới lớp tuyết trắng nặng trĩu. Điều đáng ngạc nhiên là dù không gian lạnh giá song mặt hồ Trường Hải xám xịt vẫn không đóng băng. Đây là hồ lớn nhất của Cửu Trại Câu với chu vi 7,5km, sâu hơn 100m, nước hồ được tích tụ từ băng tan trên những đỉnh núi chung quanh. Theo con đường bằng gỗ dưới rừng cây bám đầy tuyết trắng, chúng tôi xuống hồ Ngũ Sắc, một hồ nhỏ nằm ở độ cao 2.800m so với mặt biển, được đặt tên như thế bởi mặt hồ biến đổi sắc màu theo từng mùa và không đóng băng vào mùa đông lạnh lẽo.
    Trần Thế Dũng