Thành phố dưới lòng đất Derinkuyu của Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải kinh ngạc bởi sự tài hoa và thông minh của những người cổ đại. Với công cụ thô sơ, họ đã dựng nên một hệ thống thành phố dưới lòng đất khổng lồ và vô cùng khoa học.
Thành phố dưới lòng đất Derinkuyu được xây dựng bởi những người dân thuộc đế chế Phrygians trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 7 trước công nguyên. Derinkuyu được xây dựng nằm dưới lớp đá núi lửa khá mềm ở khu vực Cappadocia và ăn sâu xuống lòng đất khoảng 100m.
Đây là 1 trong 5 thành phố ngầm trong lòng đất lớn nhất tại Cappadocia, tất cả đều được tạc trong đá và thông với nhau bằng các đường hầm, tạo thành một hệ thống thành phố ngầm rất lớn (có những đường hầm dài đến hơn 80km).
Được xây dựng bởi những người cổ đại với các phương tiện thô sơ nhưng Derinkuyu lại là một hệ thống thành phố được thiết kế rất thông minh với đầy đủ đường dẫn nước ngọt, hệ thống thông khí, các cửa hàng, nghĩa trang, phòng sinh hoạt cộng đồng...
Theo các nhà khoa học thành phố ngầm tuyệt vời này được xây dựng nhằm xây dựng một khi định cư khổng lồ nằm trong lòng đất, nơi đây có thể đủ chỗ sinh sống một cách thoải mái cho số dân lên tới 20.000 người. Một trong những giả thuyết được các nhà khoa học đưa ra đó là Thổ Nhĩ Kỳ từng trải qua quãng thời gian dài bao phủ bởi băng giá nên việc xây dựng một nơi trú ấn dưới lòng đất là vô cùng cần thiết.
Tầng 2 của thành phố có một căn phòng với mái vòm rất lớn, người ta cho rằng đây từng là cơ sở của một trường học tôn giáo. Tầng 3 và 4 có các cầu thang dựng đứng để dẫn tới một nhà thờ chung cũng như đưa lối xuống các tầng sâu hơn.
Derinkuyu được phát hiện vào năm 1960 khi người ta tìm thấy cánh cổng của thành phố sau nhiều năm bị chôn vùi dưới lớp bụi núi lửa. Hệ thống thành phố ngầm này lên tới 20 tầng, mỗi tầng có một cánh cửa bằng đá khổng lồ và có thể đóng một cách riêng biệt để phòng trừ kể địch tấn công.
Derinkuyu được mở cửa chào đón khách du lịch từ năm 1965 và ngày nay một nửa thành phố này đã được mở cửa để khách du lịch có thể tham quan, khám phá. Đây là một trong những địa điểm hút khách du lịch nhất trong khu vực Cappadocia của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nguồn: ngoisao.vn
Đột nhập thành phố 5.000 tuổi "ẩn kín" trong lòng đất
Bao gồm các đường hầm dài 5,6km, nhà thờ và trần hang được trang trí bằng những phù điêu tuyệt mỹ, thành phố dưới lòng đất từng che chở cho hàng ngàn người dân chống lại kẻ thù xâm lược.
Những lâu đài đá tạo nên một thế giới hoàn toàn khác biệt ở khu vực Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ trông càng đẹp hơn khi hiện trong ánh sáng sa mạc màu cam. Nhưng không chỉ có thế, nằm sâu dưới lòng đất là các hệ thống mê cung tạo nên một thành phố bí mật.
Một số nhà thầu xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tình cờ bắt gặp một khu công trình kiến trúc phức hợp tuyệt đẹp 5.000 tuổi, là một trong những thành phố dưới lòng đất kỹ vĩ ở khu vực Cappadocia. Nghiên cứu của các nhà địa chất học đến từ Đại học Nevsehir phát hiện thành phố này có độ sâu khoảng 113m.
Thành cổ 5.000 tuổi dưới lòng đất Cappadocia tuyệt đẹp có đầy đủ chức năng sinh hoạt, thậm chí cả nhà thờ để phục vụ đời sống tâm linh
Một thành phố khác có tên gọi Derinkuyu được phát hiện sau khi một người đàn ông phá bức tường cũ trong căn hộ riêng để xây mới.
Ẩn mình dưới những viên thô, ông bất ngờ khám phá ra một mê cung chứa những ngôi nhà trong lòng đất. Người ta tin rằng, “khu chung cư” cổ đại đó có thể đủ cho khoảng 20.000 sinh sống.
Tòa nhà ấn tượng nhất, thật ngạc nhiên, dù nằm dưới lòng đất nhưng cao đến 11 tầng và có 600 cổng ra vào.
Những thành phố ngầm này được xây dựng trong thời đế chế Byzantine để bảo vệ người dân bản xứ tránh khỏi sự xâm lược của người Arab, Ba Tư và Seljub - một dân tộc thiểu số ở Thổ Nhĩ Kỳ bây giờ.
Cappadocia cũng nổi tiếng vì có những khối đá hình thù kỳ lạ, hẻm núi kỳ quái và hang động cổ xưa huyền bí.
Ở gần đó còn có “Thung lũng tình yêu” nổi tiếng vì những trụ đá hình sinh thực khí nam “vọt” lên từ dưới lòng đất “chống” trời.
Thung lũng tình yêu Cappadocia
Hàng triệu năm trước núi lửa phun trào đã bao phủ toàn bộ khu vực trong tro nham thạch. Thời gian bào mòn tạo ra những ngọn núi, hang đá kỳ lạ và tuyệt đẹp.
Theo Thể thao & Văn hóa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét