Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Ẩm thực truyền thống Tết châu Á

Các món ăn truyền thống trên mâm cỗ Tết của người Á Đông trong năm mới Âm lịch mang nhiều ý nghĩa tượng trưng. 

The biggest event of any Chinese New Year's Eve is the Reunion Dinner,named as
Bữa cơm tất niên của các gia đình Trung Quốc thường có một đĩa cá. Cá là biểu tượng của thịnh vượng vì từ cá (ngư) trong tiếng Trung đồng âm với từ "dư" (dư dả). 
Ăn cá trong bữa tiệc được coi là một cách tốt để khởi đầu năm mới và để biến điều ước thành hiện thực. Tuy nhiên, người Trung Quốc sẽ không ăn hết sạch đĩa cá mà để lại một phần qua đêm. 
In northern China, it is customary to make dumplings (jiaozi, 餃子, jiǎozi) after dinner to eat around midnight. Dumplings symbolize wealth because their shape resembles a Chinese tael.
Ở miền bắc Trung Quốc, người dân thường làm sửi cảo sau bữa tối để ăn cho tới nửa đêm. Sủi cảo tượng trưng cho sự giàu có bởi hình dáng giống đĩnh tiền vàng. Sủi cảo có vỏ là bột mỳ, nhân có thể là rau, thịt trộn lẫn. Nó được hấp hoặc luộc trong nồi nông. Người làm bánh có thể chèn một đồng xu sạch vào trong nhân, và ai ăn được chiếc có đồng xu được coi là may mắn. Ảnh: NTDTV
Ảnh: blogspot
Còn ở miền nam Trung Quốc, người dân thường làm bánh niangao dẻo, bằng gạo và gửi những chiếc bánh làm quà cho bạn bè, người thân trong những ngày tiếp theo của năm mới. Với ý nghĩa từ đồng âm, ăn bánh niangao mang ý nghĩa "phất lên" trong năm mới. Chiếc bánh ăn vặt này là một đồ lễ dâng lên ông Công ông Táo, với mục đích chất đầy miệng thần để ngài không thể nói điều xấu về gia đình lên Ngọc Hoàng. Ảnh: blogspot
nguyenOseti.jpg
Tại Nhật, bữa ăn mừng tết Âm lịch có tên là osechi-ryori, được đựng trong những chiếc hộp jubako. Bữa ăn gồm nhiều món, như tảo biển luộc konbu, bánh cá kamaboko, đậu nành đen kuromame, tôm rim với rượu sake và nước tương...
Mỗi món có những ý nghĩa tốt lành để đón chào năm mới. Ví dụ đậu nành đen tượng trưng cho lời chúc sức khỏe, trứng cá trích tượng trưng cho lời chúc con đàn cháu đống. Nhiều món có vị ngọt, chua và là đồ khô để được bảo quản mà không cần tủ lạnh, do tập tục có từ thời xa xưa. Tùy từng vùng mà thực đơn trong osechi-ryori thay đổi. Trong ảnh là hộp osechi-ryori ba tầng được sắp xếp tỉ mỉ. Ảnh:Wikipedia
Ozouni
Ozouni là một loại súp của Nhật, được cho là món tốt lành nhất khi ăn đầu năm mới Âm lịch. Súp gồm bánh gạo Mochi, thịt gà hoặc cá, rau.... Mỗi gia đình và vùng lại có nguyên liệu riêng cho súp ozouni. Bánh gạo Mochi rất dẻo và dính, vì vậy mỗi năm, ở Nhật có vài người chết trong dịp năm mới vì nghẹn mochi. Ảnh:Alafista
To let the overworked stomach rest, seven-herb rice soup (七草粥 nanakusa-gayu?) is prepared on the seventh day of January, a day known as jinjitsu (人日?).
Sau những ngày nghỉ với la liệt món ăn, người Nhật chuẩn bị làm cháo nanakusa-gayu vào ngày mùng 7 Âm lịch. Cháo làm từ gạo và 7 loại thảo dược. Ảnh: lafujimama
Người Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề ẩm thực trong Tết Âm lịch. Nhiều gia đình dành cả ngày trước ngày đầu năm mới (Seollal) để chuẩn bị các món và dâng lên cúng tổ tiên. Khoảng 20 loại món ăn thường được đặt trên bàn lễ, tuy nhiên số đĩa tùy vào mỗi vùng.
Người Hàn Quốc rất coi trọng vấn đề ẩm thực trong Tết Âm lịch. Nhiều gia đình dành cả ngày trước ngày đầu năm mới (Seollal) để chuẩn bị các món và dâng lên cúng tổ tiên. Khoảng 20 loại món ăn thường được đặt trên bàn lễ, tuy nhiên số đĩa tùy vào mỗi vùng. Ảnh: buhaykorea
nguyenTteokguk-koreanbapsang.jpg
Trong ảnh là súp tteokguk (súp với những lát bánh gạo), một món ăn truyền thống trong dịp năm mới. Theo cách tính tuổi của người Hàn, năm mới đồng nghĩa với một tuổi mới, vì vậy ăn súp tteokguk cũng là một hoạt động mừng sinh nhật. Ăn loại súp này xong đồng nghĩa là bạn đã thêm một tuổi. Ảnh: Korean Bapsang
nguyen736px-Tsagaan-sar.jpg
Món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar, trùng với Tết Âm lịch, của người Mông Cổ là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz, thịt cừu, thịt bò, cơm ăn cùng với sữa đông hoặc nho khô. Đặc biệt, người Mông Cổ xếp một kim tự tháp lớn làm từ những chiếc bánh buuz, nhằm tượng trưng cho núi Sumeru hay vương quốc Shambhala. Tsagaan Sar là một bữa tiệc hào phóng, do đó cần đến vài ngày chuẩn bị trước. Người phụ nữ trong gia đình sẽ làm một lượng lớn bánh buuz và làm lạnh chúng để dùng trong kỳ nghỉ. Ảnh: Wikipedia
[Caption] Ảnh: AEVTL
Tại Việt Nam, vào dịp Tết Nguyên đán, nhiều gia đình giữ phong tục gói bánh chưng, bánh tét để nhớ về cội nguồn, cầu mong cho năm mới may lành, no đủ, và tốt đẹp. Bánh chưng làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, bọc lá dong. Ảnh: AEVTL
Dưa món ăn kèm với bánh tét là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người miền Trung. Ảnh: C.K.
Bánh tét, thường được làm ở miền nam và miền trung Việt Nam, có điểm khác với bánh chưng là sử dụng lá chuối để bọc. Ảnh: C.K.
Trọng Giáp

Món ăn Tết truyền thống của các nước Châu Á

 (Kienthuc.net.vn) - Các nước Châu Á có một nền ẩm thực rất đa dạng, chính về thế những món ăn ngày Tết truyền thống cũng đều rất cầu kỳ với đặc trưng riêng.

   Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của Việt Nam

   Bánh chưng có truyền thống từ rất lâu đời và được người Việt rất ưa thích

  Món ăn truyền thống trong Tết Tsagaan Sar của người mông cổ là các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz, thịt cừu, thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông hoặc cơm ăn cùng nho khô.  Bánh buuz một loại bánh có vỏ gần giống vỏ bánh bao.

  Trong đó sữa dê mông cổ, và bánh buuz là 2 món ăn truyền thống không thể thiếu.

   Bánh Tết đặc trưng của Nhật Bản là bánh bột gạo môchi. Bánh Mochi món ăn truyền thống trong ngày tết rất được người Nhật yêu thích, với nhân đậu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng trong năm mới.

   Bánh Mochi được làm bằng 3 lớp nguyên liệu: bên ngoài là lớp bột gạo mochi thượng hạng, chính giữa là lớp mùi vị pha với đậu Nhật, bên trong cùng là kem lạnh.

  Trong dịp Tết,  người Triều Tiên  thường ăn một loại cơm gọi là “cơm thuốc”. Trước hết họ hấp qua gạo nếp, sau đó trộn thêm mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương,... rồi hấp chín. 

  

 Người Triều Tiên từ xa xưa đã coi mật là thuốc nên đã gọi loại cơm này là cơm thuốc. Loại cơm này dùng để đãi khách và cúng tổ tiên. Họ quan niệm rằng ai ăn loại cơm này sẽ được sống sung túc và ngọt ngào.  

   Tết của Lào thường diễn ra trễ hơn, vào giữa tháng Tư dương lịch, Trong ngày Tết, người Lào rất chú trọng tới việc ăn món lạp. Lạp ở đây thường được làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi, sau đó đem trộn với gia vị. Đặc biệt, món này mà không có thính thì sẽ làm giảm hương vị độc đáo của chúng.

  Món ăn trong ngày Tết ở Ấn Độ là các loại trái cây có vị đắng để cầu lấy điều may mắn. Ngoài ra, người dân Ấn Độ tin tưởng rằng, ăn món này sẽ đuổi được nhiều ma quỷ thường quấy quả họ trong công việc làm ăn

  Trung Quốc: Trong bữa cơm đoàn tụ của người dân bắc TQ thường ăn sủi cảo

   Cả gia đình cùng gói, sủi cảo vỏ làm bằng bột mỳ cán mỏng, gói thịt rất thơm ngon, luộc chín, bỏ nước hấm, cả gia đình quây quần bên mâm ăn một bữa cơm vui vẻ

  

 Hàn Quốc thường dùng món “tteokguk” (canh bánh gạo) trong buổi sáng này ngày Tết truyền thống. Ăn xong “tteokguk” cũng tức là năm mới mới thật sự bắt đầu.

  Người Hàn Quốc quan niệm rằng ăn “tteokguk” vào buổi sáng đầu năm sẽ đem lại nhiều may mắn trong tương lai.

  Người Indonesia theo đạo Hồi đón Tết Tahun Baru Hijriah thường có món bánh tựa như bánh tét của miền Nam. Gạo thơm được gói trong lá dừa rồi đem hấp chín

  Món ăn truyền thống nổi tiếng của Singapore trong ngày Tết là Yee Sang. Đó là một loại gỏi với các hồi sống và nhiều loại rau củ thái sợi như đu đủ, khoai môn, bưởi, gừng chua… và cá hồi sống thái lát thật mỏng mỏng hay cá thu.  

   Nước xốt được làm từ nước mắm ngon pha chua ngọt vừa phải cùng mè, đậu phộng rang. Khi dọn ra, mỗi thứ sẽ được xếp một ít quanh đĩa to cùng bao lì xì. Khi ăn, người ta sẽ xới tung tất cả lên càng cao càng tốt nhưng không được làm rơi ra ngoài

 Ngọc Nga

Không có nhận xét nào: