Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Lễ hội đánh nhau chào đón năm mới

Trong lễ hội Takanakuy ở Peru, mọi người đều tham gia đánh nhau như cách duy nhất để giải quyết những vấn đề rắc rối trước thềm năm mới.
Takanakuy nghĩa là khi sôi máu. Lễ hội tổ chức tại thị trấn Santo Tomas, tỉnh Chumbivilcas, vào ngày 25/12 hàng năm. Đây là lễ hội đặc biệt của người Peru để tiễn đen đủi năm cũ, chào đón năm mới. Khắp nơi diễn ra các cuộc hát hò, nhảy múa, ăn uống suốt ngày đêm. 
Kịch tính nhất là màn đánh nhau quyết liệt, thường diễn ra vào thời điểm kết thúc lễ hội. Truyền thống này có từ lâu đời, liên quan rất nhiều đến danh dự của gia đình. Đây cũng là dịp để người dân giải quyết những hiềm khích cá nhân trong cộng đồng theo cách rất xưa - sử dụng bạo lực. 
1-1460-1388652676.jpg
Trận đánh nhau đổ máu, chứ không phải biểu diễn. Họ chỉ dừng lại khi máu đổ, bị đo ván, hoặc mọi người xông vào can ngăn. Ảnh: odditycentral.com
Takanakuy được mọi người ủng hộ, coi đó như cách duy nhất để giải quyết và để lại những rắc rối phía sau trước thềm năm mới. Vào ngày lễ hội, người tham dự gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em, tụ tập tại sân đấu bò tót, nơi diễn ra những cuộc ẩu đả dưới sự giám sát của các quan chức địa phương. Quan chức cũng được xem là người hòa giải.
Đàn ông chủ yếu là sử dụng quả đấm trong khi phụ nữ hầu hết đá. Rất ít chấn thương xảy ra trong các cuộc chiến đấu này. Luật cũng quy định không được tiếp tục đánh đối thủ khi họ đã ngã xuống. Nếu quên những nguyên tắc quan trọng này, có thể họ sẽ gặp khá nhiều nguy hiểm.
4-7024-1388652676.jpg
Trẻ em cũng tham gia đánh nhau trong lễ hội. Ảnh: odditycentral.com
Hiềm khích cá nhân không phải là lý do duy nhất khiến mọi người tham gia vào các cuộc chiến trong lễ hội Takanakuy. Một số người muốn chứng minh sự can đảm và khả năng chiến đấu, trong khi những người khác mong nhận được sự tôn trọng của cộng đồng, hoặc đơn giản làm cho gia đình tự hào.
Nhiều người mang theo mặt nạ truyền thống đầy màu sắc, và mặc đồ thú nhồi bông nhằm dọa nạt đối thủ. Một số rời khỏi trường đấu với thương tích nhẹ nhưng không ai thấy tức tối vì biết rằng sẽ có cơ hội cho một trận tái đấu năm sau. Điều thú vị thể hiện tinh thần của Takanakuy là khi cuộc đấm đá chấm dứt, hai bên bắt tay, ôm nhau và giảng hòa.
10-4742-1388652676.jpg
Kể cả phụ nữ tham gia lễ hội cũng ra những cú đấm. Ảnh: supermookinfiends.com
Với người ngoài, Takanakuy có thể biểu hiện của khuynh hướng bạo lực, còn đối với dân Chumbivilcas nó là một phần quan trọng của di sản văn hóa dân tộc. 
11.jpg
Thời điểm kết thúc lễ hội, đàn ông, đàn bà lao vào đánh nhau nhằm giải quyết mọi hiềm khích năm cũ, đón năm mới vui vẻ. Ảnh: odditycentral.com
2.jpg
Sàn đấu thường là các sân cỏ, bãi cát rộng rãi của địa phương. Mọi người quây quần quanh sân để xem màn ẩu đả. Ảnh: odditycentral.com
3.jpg
Hàng nghìn khán giả cho sân đấu. Ảnh: odditycentral.com
12.jpg
Takanakuy, tiếng địa phương Peru là “dòng máu nóng”, hay “dòng máu sôi”, thể hiện rõ sự bạo lực. Ảnh: odditycentral.com
13.jpg
Ai cũng có thể tham gia đánh nhau trong ngày này, từ đàn ông, đàn bà, già, trẻ, thậm chí cả trẻ con. Ảnh: supermookinfiends.com
14.jpg
Họ có quyền sử dụng các thế võ truyền thống, sức mạnh vốn có để tấn công đối phương. Ảnh: odditycentral.com
15.jpg
Các đấu thủ không đeo găng tay, áo giáp, chỉ quấn tấm khăn nhỏ có họa tiết truyền thống của địa phương. Ảnh: supermookinfiends.com
16.jpg
Trọng tài hoặc những người uy tín sẽ giám sát chặt chẽ trận đấu, không để xảy ra án mạng. Khi một người đã ngã xuống, cuộc đụng độ phải dừng lại. Ảnh: supermookinfiends.com
5.jpg
Khi cuộc đấm đá chấm dứt, hai bên bắt tay, ôm nhau giảng hòa thể hiện tinh thần Takanakuy. Ảnh: supermookinfiends.com
Vy An (Tổng hợp)

Không có nhận xét nào: