Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Những điều bạn chưa biết về Australia

Australia là quốc gia đa văn hóa với nhiều nét đặc sắc mà nhiều du khách có thể chưa biết.

Dingo Fence – Hàng rào dài nhất thế giới

Dingo Fence hay hàng rào chống chó Dingo (loài chó hoang đặc trưng sống tại Australia) được dựng lên từ những năm 1880 và hoàn thành năm 1885, để ngăn lũ chó Dingo khỏi phá hoại mùa màng cũng như đàn cừu ở phía Nam Queensland.

Đây là một trong những công trình dài nhất thế giới và là hàng rào dài nhất (5.614 km). Hàng rào đã phát huy mạnh mẽ tác dụng của nó cho dù thi thoảng người ta vẫn có thể tìm thấy vài chú chó Dingo ở miền Nam. Những năm 1990, các lỗ hổng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trên hàng rào và chó Dingo đã tranh thủ tìm đến vùng đồng cỏ đầy thỏ non và kangaroo để kiếm ăn.




The Flying Doctor - “Bác sĩ bay”

Dịch vụ y tế bay hoàng gia hay còn gọi là “bác sĩ bay” là hoạt động chăm sóc sức khỏe trong các trường hợp khẩn cấp dành cho những người sống ở vùng thôn dã hẻo lánh tại Australia. Đây thật ra là một tổ chức phi lợi nhuận giúp những cư dân không thể đến bệnh viện một cách dễ dàng vì khoảng cách quá xa.

“Bác sĩ bay” cũng là biểu tượng đặc biệt trong cuộc sống của người Australia, bởi khi diện tích đất đai quá rộng lớn và dân cư sống rất thưa thớt, rất khó để xây dựng thật nhiều bệnh viện với đầy đủ cơ sở vật chất.



Nhà của 100 triệu con cừu

Vào đầu thế kỷ 21, người ta ước tính có khoảng 120 triệu con cừu ở Australia. Do những ảnh hưởng của hạn hán và nhu cầu sử dụng lông cừu giảm, số lượng cừu cũng đi xuống và hiện còn khoảng 100 triệu. Con số này gần gấp 5 lần dân số của Australia vốn chỉ có hơn 20 triệu người. 



Cố đô Canberra

Khu vực Canberra đã được chọn là thủ đô của Australia năm 1908 trong một thỏa hiệp giữa hai thành phố lớn lúc bấy giờ là Sydney và Melbourne. Vị trí này cách Sydney 248 km và Melbourne 483 km. 



Trại gia súc lớn nhất trên thế giới

Nếu đã xem bộ phim Australia do 2 diễn viên nổi tiếng Hugh Jackman và Nicole Kidman đóng hẳn bạn sẽ ấn tượng bởi mảnh đất bụi bặm với đàn gia súc khổng lồ tràn ngập màn ảnh. Khung cảnh ấy hoàn toàn có thật ở ngoài đời, thậm chí hoành tráng hơn.

Anna Creek ở vùng Nam Australia xa xôi được xem là trang trại lớn nhất thế giới với diện tích lên đến 34.000 km2 (to hơn trang trại tại Bỉ hay trang trại lớn nhất ở Mỹ với diện tích 6.000 km2). Anna Creek có thể chứa khoảng 16.000 đầu gia súc nhưng hiện tại vì hạn hán, số gia súc đang được chăn thả chỉ khoảng 2.000 con.



Rặng núi Australian có lượng tuyết nhiều hơn Thụy Sỹ

Mỗi mùa đông, dãy núi Australian (nằm giữa Canberra và Melbourne) có lượng tuyết phủ nhiều hơn cả ở Thụy Sỹ. Dãy núi tuyết là một phần của rặng núi lớn ở bờ Đông đất nước, trải trên chiều dài 3.500 km từ Bắc xuống Nam qua các bang Queensland, New South Wales và Victoria.

Các ngọn núi phủ tuyết đóng vai trò quan trọng cho ngành du lịch Australia. Khi thời tiết đang là mùa hè ở Bắc bán cầu thì ở Australia lại là mùa đông. Hàng nghìn du khách ở các quốc gia nhiệt và ôn đới vì thế sẽ muốn tránh cái nắng gắt của hạ sang để thoải mái chơi trượt tuyết cũng như các hoạt động vào mùa đông tại xứ sở chuột túi.



Hệ thống động vật quần cư lớn nhất thế giới

Great Barrier Reef là dải san hô và cũng là hệ thống động vật quần cư lớn nhất hành tinh, trải dài 2.000 km ngoài khơi bang Queensland. Vỉa san hô lớn được hợp thành từ những cụm san hô riêng rẽ nằm cách xa bờ. Chúng phát triển mạnh mẽ thành những khu phá cạn và dễ dàng ngắm nhìn chỉ với chiếc vòi hơi cùng chân vịt.

Vẻ đẹp của loài sinh vật giàu màu sắc dưới đại dương này thu hút hàng nghìn du khách mỗi năm. Tuy vậy, do số lượng người đến khám phá đông đúc, dải san hô cũng đối mặt với nhiều ảnh hưởng về hệ thống sinh thái thủy sinh.



Nhà hát Opera Sydney

Được biết đến với biệt danh “nhà hát con sò”, đây là công trình mang ý nghĩa biểu tượng của cả thành phố với những mái vòm bê tông có hình dáng vỏ sò. Nhà hát tọa lạc trên diện tích 1,8 ha, dài 183 m và rộng 120 m. 588 cột trụ bê tông đã được đúc để làm nền tảng cho nhà hát và chôn ở độ sâu 25 m dưới mặt nước biển.

Nhà hát do kiến trúc sư Jorn Utzon người Đan Mạch thiết kế năm 1955 và hoàn thành năm 1973. Chỉ riêng mái vòm đã có trọng lượng 161.000 tấn. Để nhìn toàn cảnh nhà hát, bạn có thể đăng ký tour leo cầu cảng Sydney hoặc đi tàu quanh vịnh.



Australia từng là nơi quản thúc 160.000 tù nhân

Người Anh khám phá ra mảnh đất Australia và sử dụng nó trong việc giam giữ hàng nghìn tù nhân từ chính trị đến hình sự. Khoảng 160.000 người thi hành án đã bị lưu đày đến đây. Nhiều người trong số đó chết trong 8 tháng hải trình trước khi cập bến. Ngày nay khoảng 20 % dân số Australia có tổ tiên từng bị kết án tù.



Lãnh thổ Nam cực của Australia

Australian Antarctic Territory (AAT) là một phần của Nam Cực. Người Anh đã thiết lập chủ quyền và trao nó cho Australia quản lý với tư cách là thành viên của khối thịnh vượng chung – Commonwealth năm 1933. Đây là vùng đất do một quốc gia sở hữu lớn nhất ở Nam Cực. AAT có diện tích 5,9 triệu km2 (2,3 triệu dặm vuông) 
Theo Vnexpress

Boomerang, biểu tượng cho sự trở về của Australia

Ngoài hình ảnh chú chuột túi và Nhà hát Opera Sydney, những cây boomerang do người thổ dân tạo ra cũng là biểu tượng quen thuộc của đất nước Australia. 

Hình ảnh Boomerang gắn liền với Australia không kém gì chuột túi hay gấu koala. Không mấy ngạc nhiên khi thấy logo của Thế vận hội 2000 tại Australia xuất hiện hình ảnh những chiếc boomerang. 
image001-2901-1396247076.jpg
Những chiếc boomerang được trang trí màu sắc sặc sỡ. Ảnh: nyugar.
Năm 1688, nhà thám hiểm người Anh William Dampier là người đầu tiên ghi lại những thông tin về boomerang khi nghiên cứu đời sống thổ dân Australia, trong hành trình khám phá bờ biển phía tây và New Holland. Quan sát các thổ dân, Dampier phát hiện công cụ đặc biệt “làm bằng gỗ và thô ráp giống hình một chiếc liềm”. 
Tròn 100 năm sau, năm 1788, khu định cư của người Anh (nay là Sydney) được thành lập bên bờ biển phía đông New Holland. Suốt thời gian này, hàng trăm người châu Âu nô nức tới tìm hiểu đời sống thổ dân Australia. Sự tồn tại của boomerang bắt đầu được nhiều người dân trong và ngoài nước đón nhận nồng nhiệt. 
Những chiếc boomerang đầu tiền làm từ rễ cong của cây Mulga hoặc cây keo. Thổ dân Sydney dùng từ “Boo-mer-rit” để gọi “thanh kiếm lưỡi cong” của họ. Đến năm 1800, boomerang chính thức là một từ vựng tiếng Anh. 
Nhiều nhà thám hiểm có cơ hội quan sát đời sống thổ dân nơi đây ngạc nhiên với khả năng boomerang có thể tự động quay trở lại sau khi bị ném bay ra xa. Năm 1818, đội thám hiểm hàng hải vua Phillip Parker mô tả boomerang “được sử dụng để săn chuột túi”. Thổ dân ném boomerang, nó tự xoay trên không khí, có khả năng bay xa tới 200 m, gấp 3 lần so với giáo ném. Chúng có thể tiêu diệt ngay hoặc làm choáng váng động vật bị săn. 
Boomerang đóng vai trò quan trọng trong đời sống thổ dân Australia, không chỉ là công cụ săn bắn mà còn giúp họ giải trí. Với người châu Âu, boomerang đã trở thành hàng hoá để mua, trưng bày, làm quà lưu niệm độc đáo. Boomerang trở nên nổi tiếng và trở thành biểu tượng quốc gia của Australia. 
Khả năng bay đi rồi quay trở lại mang đến ý nghĩa sâu sắc cho boomerang. Ngành công nghiệp du lịch chọn boomerang làm hình ảnh biểu tượng trên những món quà lưu niệm với ý nghĩa gửi gắm đến người nhận sẽ “quay trở lại” như những chiếc boomerang. Ngoài ra, hình ảnh boomerang còn xuất hiện trên các logo thương hiệu nhiều hãng kinh doanh tại Australia, các biểu tượng của nhiều sự kiện quan trọng. 
Boomerang có 3 loại chính: loại ném sẽ trở lại, loại không trở lại và loại chỉ để trưng bày làm bằng sứ. 
Khu trưng bày Boomerang, Bảo tàng quốc gia Australia 
Boomerang được trưng bày cùng các biểu tượng nổi bật như chuột túi, đá Uluru, cầu cảng Sydney và nhiều hiện vật khác tại Bảo tàng quốc gia Australia. Du khách muốn tìm hiểu câu chuyện về boomerang có thể tới tham quan bảo tàng.
Giờ mở cửa: 9h – 17h hàng ngày (trừ ngày Giáng sinh)
Địa chỉ: Lawson Cresent, Acton Peninsula, Canberra
Giá vé: Miễn phí vào cửa. 
Trung tâm văn hóa thổ dân Australia (AACC)
image002-2606-1396247333.jpg
Du khách học ném boomerang ở AACC. Ảnh: tripadvisor
Đây là nơi du khách có thể trực tiếp trải nghiệm, khám phá đời sống thổ dân Australia. Bằng nhiều hình thức sinh động, bảo tàng lịch sử với không gian mở này mang đến nhiều thông tin thú vị cho khách tham quan. Đặc biệt, bạn có thể tham gia học chơi didijeridu, ném giáo và boomerang như một người thổ dân thực sự. 
Giờ mở cửa: 10h – 17h
Địa chỉ: 88 Todd Street, Alice Springs, Northen Territory 0870
Lễ hội Boomerang 
image003-2568-1396247334.jpg
Hoạt động tại Boomerang Festival 2013. Ảnh: spotlightreport.
Bạn cần đến vịnh Byron xinh đẹp, một vùng hẻo lánh ở Australia để tham gia lễ hội Boomerang. Đến với lễ hội, du khách có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động đặc sắc tìm hiểu nền văn hóa lâu đời nhất Australia (ca nhạc, múa, phim hài, nghệ thuật trang trí …).
Thời gian: 4 – 6/10
Như Bình

Không có nhận xét nào: