Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Những nhà thờ huyền bí ở Ethiopia

Khoảng 10 thế kỷ trước, với hi vọng xây dựng thị trấn Roha (ngày nay ở miền bắc Ethiopia) trở thành một nơi như Jerusalem – nơi vang danh về cả khía cạnh tinh thần tôn giáo lẫn kiến trúc, nhà vua Lalibela  đã sáng lập ra kiểu kiến trúc lạ nhằm tạo ra một thánh địa mang biểu tượng linh thiêng. Tại nơi đây, vào những tín đồ sùng đạo Thiên Chúa bắt đầu đục đẽo những khối đá núi lửa màu đỏ để “xây” lên 13 nhà thờ độc đáo nhằm phục vụ cho vị đế vương giàu tham vọng.
Vào thế kỷ X sau CN, Axum bị Roha chiếm đóng dưới triều đại Zagwe (trị vì từ 1137 - 1270). Lalibela là nhà vua thứ 3 trong 7 đời vua Zagwe và là người rất sùng đạo. May mắn thay, Lalibela sống đến 96 tuổi nên ông có thể nhìn trọn vẹn di sản mình để lại. Năm 1221, nhà vua qua đời và được chôn tại nhà thờ Beta Mikael, thành phố Roha đổi tên thành Lalibela.
Ngày nay, những nhà thờ dưới triều đại Lalibela vẫn còn tồn tại và trở thành những biểu tượng của kiến trúc tôn giáo đồng thời là Di sản thế giới (1978) cũng như Kỳ quan nổi bật hàng đầu của châu Phi.
Truyền thuyết kể lại rằng, con người sẽ đảm nhận việc xây dựng nhà thờ Lalibela vào ban ngày, còn các thiên thần sẽ giúp sức vào ban đêm và thánh George là người giám sát. Dấu chân ngựa của ngài vẫn để lại trên lối dẫn vào sảnh đường.
Được chia thành 3 cụm (Bắc, Tây và Đông), những nhà thờ có mái ngang bằng với mặt đất và đào sâu xuống khoảng 13 m. 4 trong số những nhà thờ đó được hoàn thiện đứng độc lập với khối đá và chỉ có phần nền móng là còn gắn liền với khối đá mẹ này. 9 nhà thờ còn lại vẫn gắn liền với đá và chỉ có bề mặt được “giải phóng” khỏi khối đá.
Từng ngôi nhà thờ được tạo nên bằng búa và đục từ một khối đá núi lửa màu đỏ khổng lồ với khoảng 40.000 công nhân. Những năm 1520, thầy tu người Bồ Đào Nha Francisco Alvares đã viết rằng “Không dễ dàng để mô tả chi tiết về những công trình này, bởi vì tất cả làm cho tôi không thể tin rằng tất cả được tạo nên bởi con người.”
Toàn bộ cụm nhà thờ đều nằm dưới mặt đất, những lối đi như mê cung, các đường hầm và bậc thang tạo nên một khu di chỉ độc đáo. Du khách như được thử thách sự kiên trì khi đi lên rồi đi xuống, thấy ánh sáng rồi lại bóng râm, bước ra không gian lớn rồi lại ngõ hẹp, nơi đầy nắng nơi tối tăm. Đường hầm nối giữa 2 nhà thờ Beta Gabriel và Beta Mercurios dù chỉ khoảng 3 phút đi bộ nhưng lại rất tối và chật chội, mang đến không khí khá rùng rợn. Quanh những nhà thờ, người ta tạc vào đó nhiều hốc đá để dùng cho việc thiền định, cầu nguyện cũng như nghỉ ngơi. Một vài hốc đá bị nhuốm đen trong quá trình làm bánh thánh. Nhiều người cũng được an táng nơi đây do sự thanh bình và không khí trang nghiêm từ lịch sử đem lại. Mỗi nhà thờ đều do các cha xứ có uy tín chăm sóc.
Beta Gyorgis (nhà thờ thánh George) là nhà thờ được xây dựng cuối cùng, một trong những công trình đẹp nhất với hình dáng chữ thập, ô cửa sổ điêu khắc tinh xảo, có một hệ thống phức tạp các cống rãnh thoát nước, đường hầm, các lối đi ngầm cùng nhiều công trình ngầm dưới lòng đất và trong vách đá. Khi Mặt trời xuống dần, nhà thờ hiện lên màu hồng rồi chuyển sang vàng và xanh rêu trước khi bóng tối bao trùm.
Nhờ kiến trúc ấn tượng và những ảnh hưởng của Kitô giáo nên nhà thờ này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1978. 5 năm trước, UNESCO đã quyết định cho dựng các tấm phủ để bảo vệ một phần của công trình này.
Khu vực này trở nên sống động vào lúc 6 giờ sáng mỗi ngày, khi mọi người tập trung cầu nguyện, đọc kinh, quỳ gối thành kính, trò chuyện với các cha. Giữa các thánh đường là nhiều tác phẩm bích hoạ cầu kỳ, bàn ghế gỗ hài hòa với các tấm rèm đầy màu sắc, nệm để quỳ gối làm lễ, kệ sách bọc da, bộ trống,…
Dù phải vượt qua chặng đường gian khó nhưng nhiều người tìm đến đây để chứng kiến các cấu trúc hùng vĩ, hôn lên các bức tường đá lâu đời hoặc lặng lẽ cầu nguyện đọc các bài kinh nhằm tỏ lòng tin với tôn giáo và hi vọng mình và gia đình sẽ được ban phước lành.
Chi Na (TTVN)
Tổng hợp


Ngắm nhà thờ bí ẩn do "thiên thần xây dựng" ở châu Phi 

 Đức Huy - Theo Trí Thức Trẻ

Truyền thuyết kể lại rằng, con người sẽ đảm nhận việc xây dựng nhà thờ Lalibela vào ban ngày, còn các thiên thần sẽ giúp sức vào ban đêm.

Kiến trúc nhà thờ trong lòng đá ở thị trấn nhỏ Lalibela là minh chứng độc đáo nhất về các nét văn hóa đặc biệt của Ethiopia - đất nước đa sắc tộc với nhiều truyền thống đặc sắc, kỳ lạ.

Ngắm nhà thờ bí ẩn do "thiên thần xây dựng" ở châu Phi 1
Nhà thờ đá Lalibela về hoàng hôn.

Thị trấn Lalibela nằm ở độ cao gần 2.500m so với mặt nước biển trên vùng cao nguyên Ethiopia. Xung quanh thị trấn là những vùng núi đá và khô cằn. Vua Lalibela (trị vì từ năm 1187 đến năm 1221) là một người sùng đạo. 

Với hi vọng xây dựng thị trấn thành một nơi như Jerusalem - nơi vang danh về cả khía cạnh tinh thần tôn giáo lẫn kiến trúc, ông đã sáng lập ra kiểu kiến trúc lạ nhằm tạo ra một thánh địa mang biểu tượng linh thiêng. Tại nơi đây, vào thế kỷ XIII, những tín đồ sùng đạo Thiên Chúa bắt đầu đục đẽo những khối đá núi lửa màu đỏ để “xây” lên 13 nhà thờ. 

Ngắm nhà thờ bí ẩn do "thiên thần xây dựng" ở châu Phi 2
Vách đá đã úa màu theo thời gian.

4 trong số những nhà thờ đó được hoàn thiện đứng độc lập với khối đá và chỉ có phần nền móng là còn gắn liền với khối đá mẹ này. 9 nhà thờ còn lại vẫn gắn liền với đá và chỉ có bề mặt được “giải phóng” khỏi khối đá. 

Ghé thăm thị trấn này, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng 11 nhà thờ cổ đồ sộ còn lại. Các công trình đầy sáng tạo này đã biến thị trấn miền núi Lalibela thành một nơi hành hương đầy tự hào của các tín đồ Cơ đốc giáo chính thống Ethiopia. 

Ngắm nhà thờ bí ẩn do "thiên thần xây dựng" ở châu Phi 3
Dù phải vượt qua chặng đường gian khó nhưng nhiều người tìm đến đây để chứng kiến các cấu trúc hùng vĩ, hôn lên những bức tường đá lâu đời hoặc lặng lẽ cầu nguyện đọc các bài kinh nhằm tỏ lòng tin với tôn giáo và hi vọng mình cùng gia đình sẽ được ban phước lành.

Ngắm nhà thờ bí ẩn do "thiên thần xây dựng" ở châu Phi 4

Có khá nhiều câu chuyện được đồn thổi xung quanh việc xây dựng nhà thờ đá này. Trong đó có truyền thuyết kể lại rằng, con người sẽ đảm nhận việc xây dựng nhà thờ đá vào ban ngày, còn các thiên thần sẽ giúp sức đẩy nhanh tiến độ vào ban đêm. 

Ngắm nhà thờ bí ẩn do "thiên thần xây dựng" ở châu Phi 5
Nhà thờ đá nhìn từ trên xuống.

Thánh George chính là người giám sát công việc của những thiên thần đó. Có lẽ bởi vậy mà công việc xây dựng Lalibela được hoàn thành với tốc độ nhanh đáng kể, khoảng 23 năm và nhà thờ còn được biết với cái tên khác là nhà thờ Thánh George.

Ngắm nhà thờ bí ẩn do "thiên thần xây dựng" ở châu Phi 6
Ngắm nhà thờ bí ẩn do "thiên thần xây dựng" ở châu Phi 7
Các họa tiết tranh vẽ phía trong nhà thờ.

11 nhà thờ đá nham thạch chia làm 3 cụm, hòa hợp tạo nên một quần thể kiến trúc tổng thể, nối với nhau bằng các địa đạo và hành lang. Thánh đường được đào sâu từ 7 - 12m trong ngọn núi nên ban đầu công việc thi công vô cùng khó khăn. 

Đầu tiên, những người tham gia thực hiện công trình phải tìm những phiến đá nham thạch lớn, không có vết nứt, loại bỏ đất đá mềm trên bề mặt rồi tách rời khỏi núi. Sau đó, từ những phiến đá lớn này, người ta mới đục đẽo nên tường, trần, cửa, cột trụ… 

Ngắm nhà thờ bí ẩn do "thiên thần xây dựng" ở châu Phi 8
Khách hành hương từ các nơi khác đến cầu nguyện đông đúc.

Được xây dựng theo hình chữ thập, ô cửa sổ điêu khắc tinh xảo, nhà thờ Thánh George có một hệ thống phức tạp các cống rãnh thoát nước, đường hầm, các lối đi ngầm cùng nhiều công trình ngầm dưới lòng đất và trong vách đá. Khi Mặt trời xuống dần, nhà thờ hiện lên màu hồng rồi chuyển sang vàng và xanh rêu trước khi bóng tối bao trùm.

Ngắm nhà thờ bí ẩn do "thiên thần xây dựng" ở châu Phi 9
Nhờ kiến trúc ấn tượng và những ảnh hưởng của Kitô giáo nên nhà thờ này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1978. 5 năm trước, UNESCO đã quyết định cho dựng các tấm phủ để bảo vệ một phần của công trình này. 

Theo các chuyên gia, việc này có thể sẽ khó coi nhưng lại rất quan trọng cho việc bảo vệ nhà thờ nguyên vẹn. Trong tương lai, Ethiopia sẽ tiếp tục tiến hành những thay đổi có tính tích cực nhằm trở thành một địa điểm linh thiêng cho các tín đồ, nơi mà có thể cảm nhận được hơi thở cuộc sống qua các bức tường đá cổ xưa.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: CNN, Wikipedia...

Khám phá những nhà thờ cổ bí ẩn ở Ethiopia

Nép trong lòng những tháp đá cao thẳng đứng trong cao nguyên Gheralta ở phía bắc Ethiopia là những nhà thờ cổ có lịch sử từ ngàn năm trước mà ít người biết tới.

Cao nguyên Gheralta nằm ở tỉnh Tigray có khoảng 30 nhà thờ đá cổ. Mặc dù, người dân nơi đây lưu truyền rằng những nhà thờ này được xây dựng từ thế kỷ 4 tới thế kỷ 6 nhưng các nhà khoa học lại cho rằng chúng được hoàn thành trong khoảng thời gian từ thế kỷ 9 tới thế kỷ 12.
Khám phá những nhà thờ cổ bí ẩn ở Ethiopia
Nằm ở vị trí khá cao và khuất, những nhà thờ trên cao nguyên  được xây dựng với mục đích “đưa các tín đồ tới gần thiên đường hơn và có thể bí mật theo dõi quân đội di chuyển dưới thung lũng”.
Khám phá những nhà thờ cổ bí ẩn ở Ethiopia
Vì thế, để chiêm ngưỡng những nhà thờ độc đáo nơi đây, du khách phải đi bộ trong những hẻm núi chật hẹp, leo lên những vách đá cao thẳng đứng vô cùng nguy hiểm.
Có thể nói du lịch khám phá nơi đây không dành cho những người yếu tim. Giới chức địa phương khuyến cáo, nếu muốn đi thăm thú ở khu vực này, du khách nên tìm cho mình một hướng dẫn viên là người dân địa phương am hiểu địa hình, lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ. Sau đây, hãy cùng hai phóng viên Audrey Scott và Daniel Noll của hãng tin BBC khám phá 3 trong số hơn 30 nhà thờ đá cổ độc đáo ở cao nguyên Gheralta.
Khám phá những nhà thờ cổ bí ẩn ở Ethiopia
Du khách nên tìm sự trợ giúp từ những hướng dẫn viên địa phương để khám phá nơi đây
Maryam Korkor, nhà thờ đã có lịch sử hơn 1.000 năm tuổi, là một trong những nhà thờ theo lối kiến trúc cổ chính thống Ethiopia còn lại tới ngày nay. Phong cách kiến trúc này còn được gọi là kiến trúc bán nguyên khối, nghĩa là người dân chạm khắc trực tiếp vào một tảng đá nguyên khối, không hề sử dụng thêm một vật liệu nào khác để xây dựng nhà thờ.
Khám phá những nhà thờ cổ bí ẩn ở Ethiopia
Mặt tiền của nhà thờ  Maryam Korkor
Nhà thờ Maryam Korkor nằm ở độ cao 6m trên một núi đá sa thạch. Mặt tiền của nhà thờ hơi lệch và rộng khoảng 17m, giáo đường bên trong sâu và rộng khoảng 9m, tất cả được khoét hoàn toàn trong nham thạch của thế núi.
Khám phá những nhà thờ cổ bí ẩn ở Ethiopia
Những bức bích họa trong nhà thờ được vẽ bằng trái mọng hoặc màu từ lá cây
Bên trong nhà thờ độc đáo này có một cột đá hình chữ thập và mái vòm cao 6m của nó được trang trí bằng những bức bích họa tinh xảo sử dụng màu vẽ từ tự nhiên. Mặc dù truyền thuyết kể lại rằng những bức vẽ này có từ thế kỷ 13, nhưng các nhà nghiên cứu lại khẳng định, tới thế kỷ 17 chúng mới xuất hiện do có một số hình ảnh liên quan tới đế quốc Byzantine.
Khám phá những nhà thờ cổ bí ẩn ở Ethiopia
Lối đi men theo vách đá tới nhà thờ  Daniel Korkor
Nơi thứ hai là nhà thờ Daniel Korkor, cách Maryam Korkor khoảng 300m về phía bên trái. Để tới Daniel Korkor, du khách phải men theo một lối đi vô cùng nguy hiểm, một bên là vách đá cao dựng đứng, bên còn lại là vực sâu.
Khám phá những nhà thờ cổ bí ẩn ở Ethiopia
Bên trong nhà thờ đá Daniel Korkor
Nhà thờ Daniel Korkor có cùng lối kiến trúc với Maryam Korkor nhưng có hai phòng riêng biệt. Trên trần nhà và quanh các bức tường của nhà thờ được trang trí bằng những bức vẽ đơn giản hơn so với các nhà thờ khác trên cao nguyên Gheralta.
Trông nom 2 nhà thờ nói trên là vị giáo sư 78 tuổi, ông Aba Tesfa Silassie, người đã sống ở vùng núi non xa xôi này suốt 63 năm qua.
Khám phá những nhà thờ cổ bí ẩn ở Ethiopia
Người đàn ông địa phương trèo lên vách đá cao trước để trợ giúp 2 phóng viên
Nơi cuối cùng hai phóng viên khám phá là nhà thờ Abuna Yemata Guh. Để lên được nơi này, các phóng viên cần phải tìm tới sự trợ giúp của những người dân địa phương. Họ leo lên các vách đá cao và từ đó nhìn xuống hướng dẫn hoặc kéo các phóng viên lên cùng. Vượt qua thêm một cây cầu đá tự nhiên và một cầu gỗ đã cũ, các phóng viên đã lên tới nhà thờ Abuna Yemata Guh.
Khám phá những nhà thờ cổ bí ẩn ở Ethiopia
Những hình vẽ nơi đây vẫn được bảo quản khá tốt
Bên trong nhà thờ này khá tối, các phóng viên phải mất tới cả chục phút để mắt có thể làm quen với bong tối, sau đó họ mới có thể nhìn thấy các bức bích họa trên trần của nhà thờ. Giống như các nhà thờ khác ở cao nguyên này, các bức tranh ở Abuna Yemata Guh được bảo quản tương đối tốt, một phần nhờ chính địa hình hiểm trở nơi đây.
Khám phá những nhà thờ cổ bí ẩn ở Ethiopia
Hình ảnh do 2 phóng viên chụp được từ vị trí nhà thờ Abuna Yemata Guh

24h

Không có nhận xét nào: