Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Những câu chuyện kỳ lạ ở Ả-rập Xê-út

Quốc gia Hồi giáo này cũng có nhiều câu chuyện tưởng hoang đường mà có thật.

 

Đẹp trai là có tội
Vào những ngày đầu tháng 4 năm nay, tại một lễ hội được tổ chức tại thủ đô Riyadh của Ả-rập Xê-út xảy ra một vụ việc khá lạ lùng khi 3 chàng trai bảnh bao đã bị trục xuất.
Nguyên nhân cho hành động này còn lạ lùng hơn khi họ bị trục xuất ra khỏi lễ hội và "đày" khẩn cấp đến thành phố Abu Dhabi vì..."quá đẹp trai".
Được biết, quyết định này được đưa ra bởi Ủy ban Bồi dưỡng và Chống suy đồi Đạo đức Ả rập, và lý do để họ ra quyết định này vì lo ngại rằng những chàng trai đẹp sẽ làm các cô gái trở nên "hư hỏng".
Không chỉ dừng lại tại đó, chính phủ Ả-rập còn lên tiếng về việc sẽ trục xuất các chàng trai hấp dẫn để tránh việc kích thích bản năng tình dục của mọi người tại đất nước này.
Sau khi tin tức 3 chàng trai bị trục xuất được công bố trên mạng, cộng đồng thế giới xôn xao đi tìm danh tính của họ để xem dung nhan họ “xuất chúng” tới đâu.
Nhân vật đầu tiên lộ diện trong 3 chàng trai bị trục xuất là Omar Borkan Al Gala. Anh sinh ngày 1/1/1990, đam mê về thời trang và chụp ảnh. Anh hiện là một người mẫu, đồng thời còn là một nhiếp ảnh gia kiêm nhà thơ.
Nhân vật thứ 2 có tên Imran Abbas Naqvi, là người đàn ông quyến rũ nhất Pakistan. Anh sinh ngày 15/10/1982, vừa là diễn viên vừa là người mẫu, có niềm đam mê lớn làm kiến trúc sư.
Nhân vật thứ 3 là người "gây tranh cãi nhất". Ban đầu cộng đồng mạng đồn đoán đó chính là Hoàng tử Mutaib, cháu trai vua Faisal (Ả-rập).
Sau đó, một nhân vật khác lại được nêu tên. Đó là Mohammed Al Maiman - người mẫu, diễn viên, sinh ra tại Jeddah.
Khách sạn dát 40 tấn vàng
Khách sạn 8 sao Emirates Palace tại Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất được coi là khách sạn sang trọng bậc nhất thế giới.
Bên trong khách sạn Emirates Palace.
Khách sạn tọa lạc trên bãi biển cát trắng trải dài 1,3km tại thủ đô Abu Dhab của Ả-rập, cách sân bay Dubai 1,5 giờ chạy xe. Bao quanh khách sạn là những khu vườn tuyệt đẹp rộng đến 85 hecta.
Bên trong khách sạn có nhiều chỗ được nạm vàng và đá cẩm thạch. Tổng cộng 40 tấn vàng đã được sử dụng để trang trí cho khách sạn này.
Khách sạn có hàng loạt các phòng ốc sang trọng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, từ đi nghỉ cùng gia đình đến tổ chức hội họp kinh doanh hay hội thảo quốc tế.
Bên trong khách sạn có nhiều chỗ được nạm vàng và đá cẩm thạch.
Nhà tù hạng sang
Ít ai biết được bên trong nhà tù giam giữ những kẻ khủng bố tại Ả-rập Xê-út lại được thiết kế rất hiện đại gồm bể bơi trong nhà, phòng xông hơi, phòng tập thể dục, thậm chí là phòng spa.
Nhà tù có bể bơi hạng sang...
...phòng tập thể thao hiện đại.
... địa điểm vui chơi giải trí.
... bàn ăn sang trọng.
... cơ sở trang thiết bị vật lý trị liệu.
... cả phòng vẽ tranh.
Bên trong những nhà giam ở ở thành phố Riyadh, Ả-rập Xê-út gồm những thành phần từng chiến đấu tại Afghanistan. Lý do có nhà tù hạng sang này vì những tù binh này đang được tham gia chương trình “phục hồi chức năng cao cấp” với mục đích làm thay đổi suy nghĩ và đưa họ thoát khỏi tư tưởng liên quan đến khủng bố.
Diện tích của các nhà tù giam giữ và cải tạo tù binh tại thành phố Riyadh, Ả-rập Xê-út rộng khoảng 10 sân bóng đá.
Nằm trong chương trình cải tạo trên, các tù nhân sẽ được tham dự các buổi hội thảo nằm mục đích chỉ cho họ biết những sai lầm đã mắc phải. Các buổi hội thảo sẽ giúp họ cân bằng được trí tuệ và tâm lý thông qua đối thoại và thuyết phục.
Theo 24h

Ả-rập Xê-út - nơi phụ nữ không được lái xe hơi

 

Luật pháp Ả-rập Xê-út hiện tại quy định, phụ nữ không được quyền sở hữu và lái xe ô tô.

 

Trên thực tế, lệnh cấm này đã tồn tại một cách không chính thức trong xã hội Ả-rập Xê-út từ trước năm 1990. Nó sau đó đã được cụ thể hóa thành luật vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, sau sự kiện 47 phụ nữ nước này thách thức chính quyền bằng việc lái xe chở gia đình đi chơi. Những người phụ nữ đứng lên đấu tranh đã bị tống giam ít ngày, sau đó bị đặt dưới sự theo dõi của chính quyền và mất việc làm.
Phụ nữ Ả-rập Xê-út không được phép lái xe.
Vào năm 2007, một nhóm phụ nữ Ả-rập Xê-út quyết định vận động chính phủ hoàng gia dỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe tại quốc gia Trung Đông này. Các thành viên của Uỷ ban vận động vì quyền lái xe của phụ nữ dự định trình bản kiến nghị lên Nhà vua vào ngày 23/9, ngày quốc khánh của Ả-rập Xê-út. Tuy nhiên, theo giới báo chí nước này, kiến nghị của Uỷ ban vận động không có nhiều hy vọng thành công, vì trong xã hội của đất nước Hồi giáo này, vấn đề phụ nữ lái xe vẫn gây ra nhiều tranh cãi.
Hai năm trước đó (2005), một thành viên của Hội đồng Cố vấn chính phủ đã châm ngòi cho một cuộc tranh cãi xã hội lớn tại Ả-rập Xê-út khi đưa ra đề xuất trao quyền lái xe cho phụ nữ. Ông này cho rằng, trong đạo Hồi, không có điều nào cấm phụ nữ lái xe, do đó chính phủ nên dỡ bỏ lệnh cấm này. Gần đây nhất, tháng 5/2011, việc đấu tranh để được lái xe đã được phụ nữ Ả-rập Xê-út vận động thông qua mạng xã hội. Tại đó, họ đưa lên những video quay cảnh ngồi sau vô-lăng và tuyên bố hành động này sẽ tiếp tục cho đến khi hoàng gia bãi bỏ lệnh cấm vô lý trên.
Manal al-Sherif - một phụ nữ đòi quyền được lái xe đã bị bắt giữ sau khi tải lên mạng video quay cảnh cô lái xe. Manal al-Sherif bị buộc tội “làm ảnh hưởng đến danh tiếng quốc gia và gây rối loạn dư luận”. Cô được thả sau 10 ngày bị giam giữ với lời hứa “sẽ không lái ô tô nữa”.
Thật không may, những hành động đấu tranh giành quyền lái xe của phụ nữ nước này lại không nhận được nhiều sự ủng hộ của số đông. Những nam giới Ả-rập Xê-út sùng đạo cho rằng, để phụ nữ lái xe đồng nghĩa với việc bắt đầu cho một sự sụp đổ đạo đức. Từ đó, phụ nữ có thể tự do lái xe ra khỏi nhà và đi bất kỳ đâu mà không được phép của chồng. Để tránh những lo ngại này, nam giới Ả-rập Xê-út phản đối yêu cầu được lái xe của phụ nữ tại đất nước họ.
Hiện tại, Ả-rập Xê-út là quốc gia duy nhất áp dụng lệnh cấm lái xe đối với tất cả phụ nữ, dù là người trong nước hay nước ngoài. Vì thế mà nhiều gia đình đã phải thuê lái xe riêng với giá khoảng 300-400 USD/tháng. Nếu gia đình nào không có đủ tiền chi trả khoản này, phụ nữ buộc phải phụ thuộc vào nam giới trong gia đình để đưa họ đi làm, đi học, mua sắm, tới bệnh viện…
Gia Minh
Theo Infonet

Ả-rập Xê-út cấm đàn ông bán đồ lót

.

Giới chức Ả rập-Xê út cho biết sẽ thực thi luật chỉ cho phép phụ nữ làm việc ở những cửa hàng đồ lót và quần áo phụ nữ, bất chấp sự phản đối của giáo sĩ hàng đầu nước này.

 

Một phụ nữ Ả-rập đi mua đồ lót. (Ảnh: AP)
Theo AP, đạo luật cấm nam giới làm việc trong những cửa hàng đồ lót nữ được đưa ra năm 2006. Tuy nhiên, quy định này chưa bao giờ có hiệu lực thực sự, một phần vì quan điểm khắt khe ở quốc gia Hồi giáo này. Theo đó, nhiều người phản đối hoàn toàn việc phụ nữ được làm việc ở những nơi mà đàn ông và phụ nữ cùng xuất hiện như các trung tâm thương mại. 
Vì cảm thấy chán ngán với việc mua bán với đàn ông khi mua đồ lót, phụ nữ Ả-rập đã tẩy chay các cửa hàng nhằm gia tăng áp lực thuê phụ nữ làm việc. Bởi vậy, chính phủ Ả-rập quyết tâm thực thi đạo luật vào thứ Năm tới.
Là quê hương của thánh địa thiêng liêng nhất của người Hồi giáo, thành phố Mecca, Ả rập-Xê út thực thi những đạo luật tôn giáo nghiêm khắc gọi là Wahhabism. Dưới sự giám sát của Ủy ban khuyến khích đức hạnh và phòng chống tệ nạn, cảnh sát tôn giáo ở nước này giám sát các đạo luật Hồi giáo nghiêm khắc, như cấm phụ nữ và nam giới không có quan hệ gia đình tiếp xúc với nhau nơi công cộng.
Tuy nhiên, việc tách biệt nam giới và phụ nữ không phải là tuyệt đối. Phụ nữ ở Ả-rập Xê-út có thể nắm giữ chức vụ giảng dạy cao cấp trong các trường đại học, các nghề như kỹ sư, bác sĩ, y tá và các chức vụ khác.
Việc áp dụng nghiêm khắc luật Hồi giáo khiến phụ nữ thường phải đi kèm người thân nam giới, để đi mua đồ "riêng tư". Trong vài tuần qua, một số phụ nữ đã bắt đầu làm việc trong các cửa hàng đồ lót ở Ả-rập Xê-út. Mặc dù đạo luật trên ảnh hưởng đến hàng nghìn người đàn ông và khiến họ mất việc bán hàng, nhưng Bộ Lao động nước này cho biết khoảng 28.000 phụ nữ, phần lớn trong số họ là người nhập cư ở Nam Á, nhờ thế có thể kiếm được việc.
Trong khi đó, giáo sĩ hàng đầu Ả-rập Xê-út Sheik Abdul-Aziz Al Sheikh, lên tiếng chống lại quyết định của Bộ Lao động trong một bài phát biểu gần đây, khi cho rằng điều đó mâu thuẫn với luật Hồi giáo.
Bình An
Theo Bưu Điện Việt Nam

 

Không có nhận xét nào: