Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Phiêu lưu trong sắc màu Karijini

(iHay) Karijini được gọi là “mẹ thiên nhiên” trong trái tim những người yêu phiêu lưu. Vẻ đẹp kỳ vĩ của công viên quốc gia nằm phía Tây nước Úc thu hút hàng trăm ngàn du khách đổ về đây mỗi năm.

Nơi đây, những vách đá sâu thẳm nhiều màu sắc có tuổi thọ lớn bậc nhất hành tinh và cũng là nơi bạn có thể tìm được nhiều viên đá quý giá. Thác nước lấp lánh trong ánh nắng mặt trời chảy vào chiếc hồ nước màu xanh ngọc. Vách đá và cao nguyên chen trong những mảng xanh của cây bụi…  Tất cả vẽ lên bức tranh miền Viễn Tây nước Úc cuốn hút khó cưỡng.
Phiêu lưu trong sắc màu Karijini 1
Vách đá lộ thiên và hồ nước phía rìa ngoài công viên Karijini
 -  Ảnh: Shutterstock
Nằm ở vùng bán hoang mạc Pilbara, công viên quốc gia Karijini là công viên quốc gia lớn thứ hai ở Tây Úc trải dài trên diện tích 3.587 km2. Vành đai công viên nằm sát rặng núi Hamersley.
Ngay những đỉnh cao ấy có đến 8 vách đá ấn tượng, mỗi vách đá xổ sâu xuống lòng đất đến 110 m. Bạn sẽ không thể tưởng tượng được cảnh quan trước mắt mình đã có đến 2 tỉ năm tuổi, một con số bất ngờ.
Phiêu lưu trong sắc màu Karijini 2
Những vách đá ở công viên có tuổi thọ lớn bậc nhất hành tinh - Ảnh: Shutterstock
Được tạo thành hầu hết bởi loại đá cứng, tất cả có niên đại từ thời kỳ tiền sử (precambrian). Trong suốt thời gian đó, trong không khí rất ít ôxy và sự sống chủ yếu là vi khuẩn giàu silic đioxyt và tảo.
Người ta tin rằng những tảng đá trong công viên được cấu thành do sự kết hợp của tảo xanh và chất sắt có trong nước biển đã tạo ra một loại oxyt cứng không hòa tan được. Những oxyt này lắng đọng thành lớp và sau đó đông cứng lại như đá hiện hữu ngày nay. Cũng thật khó để nghĩ rằng những tảng đá khổng lồ hay vách đá uốn lượn chỉ được tạo ra từ loài tảo mỏng manh. 
Với khung cảnh ngoạn mục, những nhà thám hiểm và leo núi chuyên nghiệp tìm đến đây hàng năm.
Nhưng cũng phải chú ý rằng, vẻ đẹp ấy không hề an toàn như mọi người vẫn nghĩ.
Phiêu lưu trong sắc màu Karijini 3
Vách đá Joffre Gorge soi bóng dưới hồ nước bên dưới - Ảnh: Shutterstock
Theo cảnh sát địa phương, tai nạn thường xuyên xảy ra dọc theo những vách đá. Năm 2012, một phụ nữ khoảng 50 tuổi đã phải được kéo bằng cần cẩu lên sau khi rơi vào một hồ nước dưới vách đá. Năm 2011, một vụ thảm khốc hơn cướp đi mạng sống của anh Chirstopher Majewski và cậu con trai 7 tuổi bị thương nặng.
Bất chấp những mối hiểm nguy, nhiều du khách vẫn hướng về công viên quốc gia bởi họ không cưỡng lại được vẻ đẹp tự nhiên thú vị và thế giới hoang dã phong phú. Nơi đây có 133 loài chim, trong đó có đại bàng đuôi nhọn và bồ câu mào dựng đứng, ngoài ra còn có 92 loài lưỡng cư và bò sát như nhông, tắc kè, thằn lằn không chân và trăn.
Phiêu lưu trong sắc màu Karijini 4
Loài tắc kè đuôi khoang ở công viên Karijini - Ảnh: Shutterstock
Những ai thích các loài động vật có vú cũng không phải thất vọng khi đến Karijini. Kangaroo đỏ, chó dingo, wallaby sống trên đá núi, thú lông nhím, dơi… Mối là một trong những sinh vật mà đôi khi du khách ấn tượng bởi những đụn đất mà chúng tạo nên trên bề mặt. Loài chuột cũng không kém cạnh khi tha đá đắp trước hang và dưới đó là thế giới hang động chằng chịt của chúng.
Với thảm thực vật phong phú, Karijini là nơi lý tưởng để tìm những giống bản địa. Cây liễu dai mọc trên đồi vào cao nguyên cùng với cỏ cầu gai và cỏ nhím mọc bên dưới (loài cỏ này có sức sống rất mãnh liệt khi rễ của chúng đâm sâu xuống đến 10 m. Dưới vách đá không khí ẩm ướt hơn thích hợp cho loài dương xỉ phát triển. Bạn cũng có thể tìm thấy nhiều cây bạch đàn và tràm gió khắp nơi.
Phiêu lưu trong sắc màu Karijini 5
Hồ nước trong xanh và thảm thực vật xanh sát ngay bên trên  
Trên các vách đá có rất nhiều cây sung mọc nhô ra cung cấp trái cây cho lũ chim. Sau khi ăn, chúng mang những hạt theo chất thải đi khắp thung lũng và đôi khi rơi sát mép nước. Thêm một tầng cây con nữa lại mọc lên dưới đáy vực và cứ thế năm qua năm, mảng xanh lại dày thêm. 
Ngày nay, sự giàu có về khoáng chất trong Karijini đã trở thành đề tài tranh cãi. Công ty khai khoáng Fortescue Metal đã thuê được phần đất và kỳ vọng sẽ khai thác khoảng 60 triệu tấn đá và quặng có giá trị mỗi năm. Tuy nhiên, đã có những xung đột xảy ra với người Yindjibarndi vốn sinh sống hàng ngàn đời và coi Karijini là vùng đất thiêng liêng.

Phiêu lưu trong sắc màu Karijini 6
Vách đá mang tên Hancok với dòng suối mát lạnh chảy qua hàng triệu năm
- Ảnh: Shutterstock
Những hình ảnh bạn nhìn ấn tượng là thế, nhưng nếu tận mắt chiêm ngưỡng sẽ còn kỳ diệu hơn. Chuyến đi đến Karijini có thể gọi là hành trình cuộc đời với những lữ khách yêu sự bí ẩn của tự nhiên.
Nam Trần 
Theo environmentalgraffiti.com


Bí ẩn công viên quốc gia lớn thứ hai Tây Australia

Australia quả là miền đất của những kỳ quan thiên nhiên và công viên quốc gia Karijini với những hẻm núi đầy màu sắc sẵn sàng làm du khách ngỡ ngàng.
Karijini được ví như một trong những tác phẩm đẹp nhất mà mẹ thiên nhiên tạo ra. Công viên quốc gia ở bờ Tây Australia nổi bật với loại đá cổ nhất trên hành tinh và những hẻm núi đầy màu sắc. Những thác nước nhỏ chảy dọc theo khe núi đổ vào mặt hồ màu xanh ngọc cùng vỉa đá và bình nguyên tạo thành điểm đến tuyệt vời cho các du khách yêu thiên nhiên.
H1-karijini-2166-1387421891.jpg
Hẻm núi mang tên Weano với những tầng đá cổ nhiều màu uốn lượn xếp chồng lên nhau. Ảnh: Stuart Westmore.
Công viên thành lập năm 1969 và được biết đến với cái tên Hambersley National Park. Sau đó người ta đã đổi thành Karijini, theo cách gọi của những bộ tộc bản địa như Banyjima, Kurrama, Yindjibarndi và Innawonga. Họ đã sống tại khu vực công viên từ hơn 20.000 năm trước. Người Yindjibarndi coi Karijini là trung tâm tôn giáo và văn hóa của mình mà nhiều nét vẽ thô sơ trên vách động hiện vẫn có thể tìm thấy tại đây.
Thuộc khu vực bán hoang mạc Pilbara trải trên diện tích 3.875 km2, Karijini là công viên quốc gia lớn thứ hai ở Tây Australia. Nằm dưới rặng Hamersley, công viên quốc gia sở hữu rất nhiều ngọn núi cao và 8 hẻm núi ấn tượng nhất đa phần sâu đến 100 m. Phong cảnh nơi đây đã hình thành từ hơn 2 tỷ năm trước và thay đổi dần theo tác động của thời tiết, khí hậu và sự vận động của vỏ trái đất.
Những tảng đá có từ thuở sơ khai khi mà vỏ trái đất vẫn đang trong quá trình hình thành, không khí rất ít oxy, chỉ có vi khuẩn giàu silica và tảo tồn tại. Các nhà khoa học tin rằng, những lớp đá ở đây được hình thành bởi sự kết hợp của tảo xanh và kim loại lắng trong nước biển (vốn không thể hòa tan). Những lớp oxit kim loại này đông cứng lại và từ từ tạo thành phần nền, lớp này chồng lên lớp kia mà chúng ta thấy ngày nay. Cũng thật thú vị khi nghĩ rằng, các tảng đá hay hẻm núi khổng lồ lại được tạo thành từ những thứ mềm và mỏng như tảo.
H3-karijini-2511-1387421891.jpg
Nhiều sắc màu hiện hữu dưới ánh nắng hoàng hôn trên cung đường Banjima trong công viên.
Với phong cảnh hùng vĩ và quyến rũ, các hẻm núi ở Karijini rất thu hút với những du khách thích phiêu lưu khi đi bộ hàng giờ dưới kỳ quan thiên nhiên rộng lớn. Tuy vậy những cảnh báo về tai nạn thường xuyên được nhắc nhở. Theo cảnh sát địa phương, năm 2013, một phụ nữ đã phải kéo lên bằng máy tời sau khi đi bộ gần hồ nước Kermit và trượt chân xuống khe đá. Năm 2011, anh Christopher Majewski đã vĩnh viễn bỏ mình trong một tai nạn dưới hẻm núi.
John Winton, hiện là trưởng ban quản lý chống cháy rừng và cấp cứu tại khu vực Pilbara, cho biết: “Karijini Park là một nơi tồn tại khá nhiều hiểm nguy và du khách cần phải hết sức cẩn trọng khi đi bộ trong lòng hẻm núi”.
Công viên là nhà của 133 loài chim trong đó có đại bàng và chim bồ câu. Ngoài ra 92 loài lưỡng cư và bò sát như nhông, tắc kè, thằn lằn không chân, thằn lằn bay và trăn cũng chọn Karijini làm nơi sinh sống.
Những ai yêu thích các loài động vật to lớn hơn cũng sẽ không bị thất vọng bởi khi đến Karijini họ sẽ có thể chạm mặt kangaroo đỏ, chó dingo, wallaby sống trên đá (một loài chuột túi nhỏ), thú lông nhím, dơi.
Karijini cũng là nơi tuyệt vời để ngắm nhìn những loài thực vật bản địa như cây bạch đàn mọc trên các ngọn đồi và bình nguyên, cùng với cỏ nhím có rễ sâu đến 10m chuyên sống ở vùng đất khô cằn. Hẻm núi đầy các cây sung mọc trên đá với vô số chùm quả thu hút các loài chim...
Vùng đất Karijini cũng rất giàu khoáng sản và các công ty khai khoáng như Fortescue Metals đã thuê được khu vực thuộc công viên và hy vọng có thể thu hoạch 60 triệu tấn đá và khoáng có giá trị mỗi năm. Tuy vậy, họ cũng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ những người Yindjibarndi vốn đã sống tại đây từ ngàn đời và coi Karijini là đất thiêng.
H14-karijini-2405-1387421891.jpg
Những vỉa đá đỏ tràn ngập cung đường Banjima, đẹp và cũng ẩn chứa đầy bí ẩn.
Người Yindjibarndi cũng không phải là bộ tộc duy nhất lo lắng về việc khai thác mỏ quanh Karijini. Những nguồn nước đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm, các hố sụt bắt đầu xuất hiện trong công viên. Công ty khai thác mỏ Rio Tinto cũng đang nỗ lực giảm thiểu nhu cầu sử dụng nước.
Ở một khía cạnh tươi sáng hơn, bản kế hoạch xây dựng nền tảng của khu vực Pilbara đã giành giải thưởng năm 2012 cho ý tưởng phát triển trong vòng 25 năm tới. Văn bản này bao gồm những vấn đề về môi trường, di sản, phát triển kinh tế, giao thông vận tải, hạ tầng kiến trúc, nguồn nước, du lịch và thay đổi môi trường. Các tác giả đã đưa ra thực trạng và những giải pháp. Vấn đề bảo vệ thiên nhiên và văn hóa tại Karijini cũng được nhấn mạnh. Hy vọng rằng tất cả những điều tốt đẹp sẽ vẫn ở lại với công viên quốc gia kỳ thú này.

H2-karijini_1387421168.jpg
Tại hẻm núi Joffre, bạn có thấy những du khách đang tắm nắng phía góc trái bên dưới? Ảnh: Stuart Westmore.
H4-karijini_1387421214.jpg
Những bậc đá đỏ đẹp ngỡ ngàng tại điểm dừng Oxers Lookout. Ảnh: Stuart Westmore.
H5-karijini_1387421315.jpg
Mặt hồ Kermit như một viên ngọc quý giữa công viên.
H7-karijini_1387421366.jpg
Ngay cả người nhện cũng sẽ gặp khó khăn khi đi trên những vỉa đá trơn trượt, khiến cho nó được đặt tên Spiderwalk – lối đi của người nhện.
H8-karijini_1387421381_1387421392.jpg
Bình minh trên bờ hẻm núi Joffre.
H9-karijini_1387421429.jpg
Mây hồng trước khi bầu trời chuyển tối tại khe núi Dales.
H10-karijini_1387421461.jpg
Nơi những hẻm núi giao nhau nhìn từ điểm Oxers Lookout.
H11-karijini_1387421506.jpg
Bầu trời xanh thẳm từ dưới hẻm núi Weano.
H12-karijini_1387421518_1387421533.jpg
Dòng suối nhỏ chảy xuống hẻm núi Weano.
H13-karijini_1387421564.jpg
Mây vần vũ trên bầu trời báo hiệu cơn mưa trên cung đường Banjima trong công viên.
H15-karijini_1387421628.jpg
Những tầng thác nhỏ chảy không ngừng nghỉ dưới chân hẻm núi.
Hoài Nam

Công viên quốc gia Karijini cách thành phố Perth (Tây Nam Úc) 1400 km. Nếu lái xe sẽ mất từ 2 - 3 ngày.
Paraburdoo là cửa ngõ hàng không gần nhất để đến công viên với các chuyến bay của hãng Qantas hàng ngày từ những thành phố lớn như Sydney, Melbourne, Perth. Bạn có thể vào website DriveWA để tìm hiểu về những cung đường lái xe của vùng Tây Australia.
Vé vào cửa khu vực công viên được áp dụng 10 USD (200.000 đồng) một xe tại các điểm tham quan. Nếu dự định đi nhiều điểm trong cùng một ngày, bạn nên mua loại All Parks Park từ 50 - 110 USD (1- 2,2 triệu) tùy gói.

Không có nhận xét nào: