Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Theo chân dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa"


Bức tranh kinh tế thay đổi khiến hàng ngàn người chăn nuôi ở Mông Cổ đã phải bỏ việc, di cư đến các thị trấn khai thác mỏ và khu vực đô thị...

Người Mông Cổ với nền văn hóa du mục đã tồn tại hàng nghìn năm nay và là một trong những nền văn hóa lớn của thế giới.

Nhưng ngày nay, cuộc sống truyền thống của họ đang đứng trước nguy cơ biến mất khi bức tranh kinh tế thay đổi nhanh chóng. Sự thay đổi khí hậu và sa mạc hóa cũng đe dọa cuộc sống du canh du cư, sống trên thảo nguyên, chăn thả gia súc trên đồng cỏ tươi tốt.

Cùng chiêm ngưỡng bộ ảnh của nhiếp ảnh gia Taylor Weidman để hiểu hơn về sự thay đổi của người dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa".

Theo chân dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa" 1

Một người đàn ông trẻ lùa bầy động vật của mình bằng xe máy sau một trận bão tuyết đầu mùa xuân. Tại Mông Cổ, những người chăn nuôi áp dụng công nghệ một cách nhanh chóng và không phải là lạ khi nhìn thấy các xe tải và xe máy thay thế các con vật giúp chủ chăn nuôi như trước kia.


Theo chân dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa" 2
Sau khi một cơn bão tuyết tan, người du mục gạt bỏ lớp tuyết trên tấm pin năng lượng Mặt trời của mình.


Theo chân dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa" 3
Một gia đình chăn gia súc ngồi bên trong lều với một tivi. Hầu hết các gia đình du mục sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời hoặc cối xay gió để tạo ra điện.


Theo chân dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa" 4
Hình ảnh một chú dê khát nước uống nước từ một máy giặt ở sa mạc Gobi. Cùng với chăn nuôi, các thành viên gia đình ở đây làm việc tại một mỏ gần đó, tăng thêm thu nhập để mua đồ dùng cho gia đình.


Theo chân dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa" 5

Hai thanh niên Mông Cổ giết mổ dê và cừu tại một khu nghỉ mát. Người Mông Cổ giết mổ các động vật bằng một đường rạch nhỏ ở ngực, sau đó họ thò tay vào trong khoang ngực và làm đứt động mạch chủ. Khi đó, con vật sẽ chết dần do bị chảy máu trong.


Theo chân dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa" 6

Gió thổi mạnh, những cơn mưa ngày một hiếm hoi, sự thay đổi khí hậu đã dẫn đến sự xói mòn một vùng diện tích lớn lớp đất màu mỡ của sa mạc Gobi.


Theo chân dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa" 7

Sau khi đóng cửa một mỏ than lớn của Liên Xô trong Nalaikh - thị trấn cách Ulaanbaatar khoảng 35km, nhiều hoạt động khai thác mỏ nhỏ vẫn được tiếp tục. Nhiều gia đình chăn nuôi gia súc đã từ bỏ công việc truyền thống để đến làm việc tại các mỏ này.


Theo chân dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa" 8

Công việc khai thác tuy nguy hiểm nhưng lại khá hấp dẫn vì không cần nhân công có trình độ và những người làm việc tại đây cũng có thu nhập ổn định hơn so với việc chăn thả gia súc.


Theo chân dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa" 9
Thợ mỏ đãi vàng bất hợp pháp trên thảo nguyên. Sau khi những mùa đông khắc nghiệt xóa sổ nhiều đàn gia súc, người chăn nuôi tìm được cho mình công việc mới là khai thác vàng.


Theo chân dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa" 10

Trong suốt mùa đông, Ulaanbaatar là thủ đô thứ hai ô nhiễm không khí nhiều nhất trên thế giới, phần lớn là do đốt than.


Theo chân dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa" 11

Người dân thu thập vật liệu tái chế từ một bãi chứa rác ở Ulaanbaatar. 16% người dân ở đây đang trong tình trạng thất nghiệp.


Theo chân dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa" 12

Một cậu bé Mông Cổ mang nước đến cho ông. 70% dân số Ulaanbaatar sống trong tình trạng không có dịch vụ vệ sinh, nước sinh hoạt. Tỷ lệ nghiện rượu, thất nghiệp và tội phạm luôn ở mức cao.


Theo chân dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa" 13

Blue Sky Tower là một trong những công trình đáng chú ý nhất trong trung tâm thành phố Ulaanbaatar. Kiến trúc tại thủ đô là một hỗn hợp của những căn hộ khối màu xám từ thời Xô Viết và các tòa nhà văn phòng mới và thấp.


Theo chân dân du mục Mông Cổ thời "hiện đại hóa" 14

Một người phụ nữ đứng trên một đỉnh đồi ngắm nhìn sự phát triển của Ulaanbaatar. Với nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới vào năm 2011 và một dòng liên tục của những người di cư từ nông thôn ra thành thị, thủ đô của Mông Cổ đang mở rộng một cách nhanh chóng. 
 G.P - Theo MASK

Bản tình ca du mục người Mông Cổ


Mông Cổ có những thảo nguyên ngút ngàn, sa mạc mênh mông. Đời sống người dân vẫn đậm chất du mục truyền thống: cưỡi ngựa chăn gia súc, một năm chuyển nhà tới vài lần. Cách sống của họ vừa có nét bí ẩn vừa phóng khoáng, quyến rũ.

chuyenla11

Một cô gái trẻ đội trên đầu chiếc mũ truyền thống tham gia vào một cuộc thi sắc đẹp ở thành phố Darhan, một trong những thành phố lớn nhất ở Mông Cổ.
chuyenla12

Khi mùa thu ghé thăm thung lũng Darhad ở miền Bắc Mông Cổ, hàng trăm hộ gia đình bắt đầu di chuyển đàn gia súc của họ tới những vùng đất kín gió hơn. Một năm họ phải chuyển nhà như vậy hai lần và hình thành nên phong cách sống du mục.

chuyenla13

Một màn đấu vật tại lễ hội truyền thống của người Mông Cổ. Truyền thuyết của Mông Cổ kể rằng những người thi đấu vật cởi trần hoặc mặc áo phanh ngực khi thi bởi trước đây đã từng có phụ nữ giả nam giới tham gia thi.


chuyenla14

Một người đàn ông đạp xe trên sa mạc Gobi. Những căn lều như thế này rất dễ dàng cho việc di chuyển. Đồ đạc dùng trong gia đình cũng chỉ gồm những vật dụng thiết yếu nhất, như thế có thể chuyển nhà nhanh chóng tuỳ vào điều kiện thời tiết và nguồn nước.

chuyenla15

Người đàn ông trở về nhà sau một ngày chăn đàn gia súc. Khoảng 1/3 dân số Mông Cổ làm việc trong ngành nông nghiệp.

chuyenla16

Một phụ nữ đang chuẩn bị những chiếc bánh bao, đây là món ăn phổ biến nhất của người dân Mông Cổ. Ở một vùng đất khô cằn không thích hợp với hoạt động trồng trọt thì thịt, bơ, sữa có một tỉ lệ lớn trong bữa ăn thường ngày.

chuyenla17

Một cậu bé đang cột dây thừng vào cổ con lạc đà, gia đình cậu lại tiếp tục di chuyển. Loài lạc đà sống trên sa mạc Gobi là loài lạc đà hoang dã duy nhất còn tồn tại, chúng có hai cái bướu và số lượng chỉ còn khoảng 1.000 con.

chuyenla18

Một người đàn ông Mông Cổ đội một chiếc mũ lông để giữ ấm. Họ sống trên những dãy núi và những cao nguyên rộng lớn, có khi lên tới độ cao 1.580 m so với mực nước biển.

chuyenla19

Một cậu bé đuổi chim ở sân chùa trong trong thành phố Ulan Bator. Khoảng một nửa số dân Mông Cổ là những người theo đạo Phật, bên cạnh đó cũng có những tín đồ đạo Hồi, đạo Thiên Chúa và đạo Saman.

chuyenla110

Những chú lạc đà băng qua những đụn cát trên sa mạc Gobi, đây là sa mạc lớn thứ ba thế giới. Nơi đây có những đụn cát khổng lồ, là nơi trú ẩn của những loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng như loài lạc đà Bactrian hoang dã hay loài gấu Gobi.

chuyenla112

Các em học sinh cùng nhau hoàn thành một bài tập toán.

chuyenla113
Ánh sáng mặt trời xuyên qua một mái lều có những lỗ thủng ở trên mái. Một căn lều như thế này có thể được dựng lên nhanh chóng với khung gỗ và tấm vải dạ phủ ra ngoài. Một chiếc lò sưởi đốt bằng củi thường được đặt ở giữa lều giúp sưởi ấm “căn nhà”.

chuyenla114

Một người đàn ông sống ở miền Bắc Mông Cổ đi lấy nước dưới trời đổ tuyết. Những người dân du mục này thường xuyên phải đối mặt với những thái cực thời tiết khắc nghiệt nhất trong đó có cả những ngày đông lạnh tê tái theo sau những ngày hè cằn khô thiếu nước trầm trọng.

chuyenla115

Những cậu bé đua ngựa tại lễ hội Nadaam được tổ chức thường niên để tôn vinh sức mạnh và những kỹ năng truyền thống của người dân du mục Mông Cổ. Ở lễ hội này còn có thi đấu vật và bắn cung. Hàng trăm trẻ em, cả trai và gái đều có thể tham gia phần thi đua ngựa.

Sưu tầm
 

Không có nhận xét nào: