Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Tập quán ăn uống của người Mông Cổ


Đối với người Mông Cổ, bữa ăn đồng nghĩa với thư giãn và thanh thản, vì khi đó không phải ngồi trên mình ngựa hoặc đi lang thang trên thảo nguyên. Do vậy mà họ rất coi trọng bữa ăn và có những quy ước cụ thể.
mongolianfood-1352083212_500x0.jpg
Mang pho mát đi sấy khô.
Người Mông Cổ là một dân tộc du mục, dân số rất ít. Thứcăn của họ chủ yếu từ thịt và sữa. Sữa là món ăn cơ bản của tất cả mọi người, được gọi là “thức ăn trắng”.
Ngôn ngữ Mông Cổ có 350 từ khác nhau để chỉ các món ăn chế biến từ sữa. Thức ăn bằng sữa thường d
ùng vào mùa hè, mùa của mưa và gia súc sinh đẻ, biểu tượng sự hồi sinh của vạn vật. Lúc đó bữa ăn có đủ thứ làm bằng sữa: sữa chua, pho mát tươi, kem, bơ. Thời gian còn lại trong năm họ dùng thức ăn “cứng” (để đông lạnh hay sấy khô, đặc biệt pho mát sấy khô trở nên cứng như đá), có thể bảo quản lâu và đem đi dễ dàng.
Sữa còn
được chế biến thành hai thứ rượu. Người ta đổ sữa ngựa vào một chiếc túi da đặc biệt rồi treo lên bên trái cửa ra vào lều. Mỗi ngày phải đảo và đánh sữa hàng trăm lần để làm men. Người lớn, trẻ con và khách vãng lai, ai đi qua cũng cầm chiếc gậy cắm sẵn trên miệng túi da và khoắng mạnh bên trong.Rượu cất bằng sữa để uống vào mùa đông có tác dụng chống rét. Người ta chưng cất sữa đã lên men, được giữ lại từ mùa hè. Nồi cất của họ rất thô sơ, ống dẫn rượu làm bằng gỗ. Để cho hơi khỏi bị thoát, khi nấu người ta phủ vải lên trên. Rượu cất lần đầu chỉ đạt 20% độ cồn. Cất lần thứ hai đạt 35%. Đến lần thứ tư mới được một thứ cồn mà tiếng Mông Cổ gọi là “thuốc độc”. Rượu này chỉ uống trong những bữa tiệc đầu năm.
Khi mùa đông đến “thức ăn đỏ”, tức là thịt, được thay thế sữa. Thịt được sấy khô hay đông lạnh, khi ăn phải nấu kỹ. Người Mông Cổ phân biệt thịt nóng là thịt của con vật có mõm nóng, còn thịt lạnh là của loài có mõm lạnh. Thịt nóng được ăn trong những bữa ăn tập thể theo nghi thức hay trong giao tế xã hội. Còn thịt lạnh dùng trong bữa ăn gia đình, ít khi mời khách và không bao giờ dùng để thờ cúng. Thịt nấu để cả xương mà gặm là món ăn được ưa chuộng nhất, người nào sau bữaăn để mỡ chảy đến tận khuỷu tay, vết mỡ và thức ăn bắn khắp người, đó là điềm của sự phồn vinh. Miếng ngon nhất đối với họ là thịt ở đầu con vật, những rẻo thịt bám quanh hàm. Người ta cầm cả cái đầu cừu để gặm và miếng đó thường dành cho khách quý. Ở Mông Cổ nói đến ăn có nghĩa là ăn thịt. Nói chung, mỗi gia đình chuẩn bị bữa ăn tối bằng một nồi thịt béo ngậy, chỗ ăn thừa sẽ để lại cho bữa sáng hôm sau.
Thức uống chủ yếu của họ là chè. Không trồng nhưng họ mua chè của người Trung Quốc từ lâu, thứ chè đóng thành bánh, nén chặt, sấy khô, có thể để lâu, vận chuyểndễ dàng. Xưa kia họ còn coi chè như một thứ tiền để trao đổi gia súc. Chè được bẻ từng miếng bỏ vào nồi đun sôi và uống nóng. Người ta thường pha chè với váng sữa hoặc bỏ pho mát khô vào để đun cho tan. Đây là thức uống sau bữa ăn, không ai có thể từ chối. Nếu một người khách tỏ ra vội vã, không chờ uống một bát chè sau bữa ăn thì bị coi như là trốn chạy.
Người dân phía Bắc còn là những ng
ười đi săn giỏi. Họ bắn những con thú lớn như chó sói và gấu, nhưng chủ yếu là thú nhỏ như chồn, cáo để lấy lông bán cho người Nga từ thế kỷ 18. Ngày nay việc săn bắn bị luật pháp cấm đoán nên nhiều đi săn chuyển sang đánh cá, cái nghề trước kia bị coi rẻ. Cá đang chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong bữa ăn của họ. Mùa hè thức ăn chủ yếu chế biến từ sữa, đôi khi có thêm hạt và đậu. Mùa đông thì chỉ có thịt. Rau và quả hầu như không được biết đến. 
(Theo GEO).

Không có nhận xét nào: