Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Đến Paris tìm những người “thét ra lửa”


Đi tìm và chứng kiến tận mắt các nghệ sĩ "thổi lửa" tạo hình...

Thành phố ánh sáng - City of Light là biệt danh được đặt cho thủ đô Paris hoa lệ của nước Pháp. Nơi đây, đẹp nhất có lẽ là vào ban đêm, khi ánh sáng từ Tháp Eiffel lan tỏa khắp thành phố, và đó cũng là lúc tại Palais de Tokyo, những nghệ sĩ thổi lửa bắt đầu biểu diễn…

Đến Paris tìm những người “thét ra lửa” 1
Palais de Tokyo nằm bên bờ sông Seine, gần bảo tàng Trocadéro, được coi là một trong những địa điểm yêu thích của các nghệ sĩ đường phố tự do thể hiện những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo theo phong cách hiện đại, trong đó có nghệ thuật thổi lửa - một bộ môn nguy hiểm nhưng vô cùng độc đáo và đẹp mắt.


Đến Paris tìm những người “thét ra lửa” 2
Hoạt động này diễn ra ở Palais de Tokyo từ năm 2004 khi những nghệ sĩ tự do gặp gỡ nhau, luyện tập trong khuôn viên này. Vào mỗi thứ 7 hàng tuần, một show trình diễn lửa được tổ chức tại đây, trong sự cho phép của những nhà chức trách.

Đến Paris tìm những người “thét ra lửa” 3

Để tạo ra một cột lửa, người nghệ sĩ sử dụng hai thành phần: nhiên liệu và nguồn lửa. Người biểu diễn sẽ phun một ngụm nhiên liệu qua nguồn lửa. 

Kết quả tạo ra có thể là một cột lửa hoặc thậm chí là một chùm lửa hình cầu. Chứng kiến những khung cảnh ấy, người xem có cảm giác như lửa bắt nguồn từ hơi thở của những nghệ sĩ vậy.


Đến Paris tìm những người “thét ra lửa” 4
Ngọn lửa phóng ra từ miệng của người nghệ sĩ thường có hình cầu, song tùy theo sức sáng tạo cá nhân, nhiều người có khả năng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có hình thù rất lạ: trái tim, cầu lửa, cây nấm… 

Điều đặc biệt là các tác phẩm sinh ra chỉ tồn tại trong vòng có vài giây rồi biến mất nên phải hết sức tập trung thì người xem mới thưởng thức hết được nét đẹp của chúng.


Đến Paris tìm những người “thét ra lửa” 5
Nghệ thuật này đòi hỏi rất nhiều kĩ thuật khó, nhất là trong việc giữ được sự ổn định cũng như điều khiển ngọn lửa trong quá trình thổi hơi. 

Ở những người thành thục, thậm chí họ còn có khả năng kết hợp với các bộ phận như tay chân để tạo ra tuyệt tác. Chẳng hạn như anh chàng này đã sử dụng ngón tay đúng thời điểm để tạo ra 2 quả cầu lửa cùng một lúc.


Đến Paris tìm những người “thét ra lửa” 6
Góc độ thổi cũng là yếu tố không thể thiếu trong bộ môn này. Nhiên liệu phải luôn được thổi ra nghiêng một góc từ 60 - 80 độ so với mặt đất. 

Không chỉ nhằm tạo ra tác phẩm đẹp nhất mà nó còn để đảm bảo sự an toàn: chỉ cần lệch, dù là một chút nhỏ nhất cũng có thể gây ra tai nạn bỏng rát, hỏa hoạn nếu để lửa bắt vào quần áo.


Đến Paris tìm những người “thét ra lửa” 7

Nhiên liệu thường được dùng nhất trong môn này là dầu hỏa, hay còn gọi là paraffin. Chúng có điểm cháy cao, an toàn hơn song lại có khói và gây mùi khó chịu. Mồi lửa được sử dụng là đuốc, bởi diêm, bật lửa đều rất dễ gây bỏng tay. 


Đến Paris tìm những người “thét ra lửa” 8
Tất cả các buổi trình diễn thổi lửa đều được diễn ra trong nhà. Đó là bởi vì gió ngoài trời chính là kẻ thù số 1 đối với các nghệ sĩ. Nó khiến họ khó kiểm soát ngọn lửa, thậm chí có trường hợp, lửa sẽ cháy ngược theo dòng nguyên liệu và gây bỏng nặng ở miệng người biểu diễn.


Đến Paris tìm những người “thét ra lửa” 9
Chính Pele - một nghệ sĩ tài năng đã từng gặp phải một tai nạn nghề nghiệp năm 2002. Trong quá trình biểu diễn, một cơn gió đã làm cho Pele không làm chủ được tình hình, kết quả là cô bị chấn thương nghiêm trọng và phải điều trị trong bệnh viện rất nhiều tháng mới bình phục.


Đến Paris tìm những người “thét ra lửa” 10
Nhưng sự thật là trong tương lai, các nghệ sĩ thổi lửa sẽ phải chịu nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới đường hô hấp. Các phụ gia của nhiên liệu vô cùng độc hại, chúng tích tụ dần trong cơ thể, gây ra những bệnh lý nghiêm trọng mà họ gọi đó là hội chứng “lửa ăn phổi”.


Đến Paris tìm những người “thét ra lửa” 11
Đến Paris tìm những người “thét ra lửa” 12
Song, đối với riêng Pele và những nghệ sĩ như cô, tình yêu và niềm đam mê đối với môn nghệ thuật này khiến họ không thể từ bỏ. Trái lại, nó còn tăng thêm cảm hứng sáng tạo cho họ, để cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời như thế này.

 
Chúng ta cùng xem một video quay chậm cảnh "thét ra lửa" dưới đây:

Không có nhận xét nào: