Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Khám phá tháng ăn chay thiêng liêng của người Hồi giáo



Eid al-Fitr (phát âm theo Tiếng Anh là /īd al-fiŧr/) là nghi lễ kết thúc tháng ăn chay Ramadan hiện đang được tín đồ Hồi giáo trên khắp hành tinh mong đợi.
 
Kéo dài trong vòng ba ngày, Eid al-Fitr là lễ ăn mừng sự thanh khiết của tháng Ramadan, hay còn gọi là tháng ăn chay. Lễ Eid (tên gọi khác của nghi lễ này) đồng thời cũng là ngày đầu tiên của tháng Shawwal, tháng thứ 10 trong lịch Hồi giáo. Lịch này dựa theo chu kỳ quay của mặt trăng nên thời điểm lễ Eid ở mỗi nước có thể khác nhau.

Tại Cairo, Ai Cập: Hàng nghìn người Hồi giáo đang cầu nguyện chào đón ngày đầu tiên trong buổi lễ 3 ngày Eid al-Fitr.
Năm nay, lễ Eid tại hầu hết các nước như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan… đều được tổ chức vào ngày thứ 3 (30/8). Tuy nhiên, tại Indonesia, nước có số người theo đạo Hồi đông nhất thế giới, lễ Eid lại được cử hành vào thứ Tư (31/8).
 
Trong dịp lễ Eid al-Fitr, mọi tín đồ Hồi giáo, dù có sống hay làm việc ở bất cứ đâu cũng đều cố gắng trở về nhà đoàn tụ với gia đình. Họ tập trung cầu nguyện và tận hưởng niềm vui đoàn viên trong các bữa tiệc.
 
Để hiểu hơn về tầm quan trọng của Eid al-Fitr, teen có thể tham khảo một số hình ảnh mới nhất được ghi lại về nghi lễ này, diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới.


Một gia đình đang lựa chọn những chiếc mũ lễ hội sặc sỡ cho các cô con gái của mình sau buổi cầu nguyện sáng.


Tại Dhaka, Bangladesh: Nhiều người đang cố trèo lên tàu để kịp về nhà với gia đình trong 3 ngày lễ thiêng liêng này.


Tại Jakarta, Indonesia: Những bé gái đáng yêu đang "hòa cùng" bong bóng tại quầy đồ chơi bên ngoài Nhà thờ al-Azhar trong buổi cầu nguyện sáng.


Khung cảnh chụp khoang tàu hỏa với những đứa trẻ hân hoan về quê nhà để chào đón lễ Eid al-Fitr


Tại Kabul, Afghanistan: Các tín đồ Hồi giáo cầu nguyện đằng sau đàn chim bồ câu bay ngợp trời.


Tại Karachi, Pakistan: Những họa tiết truyền thống bằng mực henna (chiết xuất từ một loại cây hoa dùng để vẽ, nhuộm) trên bàn tay của một thiếu nữ.


Tại Peshawar, Pakistan: Một cậu bé trong nhà thờ đang phục vụ buổi cầu kinh cho thành viên Giáo đoàn.


Tại Jakarta, Indonesia: Các bạn nhỏ đang cầm ngọn đuốc đi trên phố để đánh dấu những ngày kết thúc của tháng ăn chay Ramadan.


Jamalpur, Ấn Độ: Những hành khách "bất đắc dĩ" trên chuyến tàu hỏa đi từ Dhaka tới Jamalpur. Hàng triệu người Hồi giáo ở Ấn Độ trở về nhà để chào đón 3 ngày lễ Eid al-Fitr.


Thêm một hình ảnh rất đẹp với bàn tay được vẽ bằng mực henna của cô gái Ấn Độ - đang phục vụ buổi cầu kinh.
Đó là về Eid al-Fitr. Còn Ramadan, chúng ta có thể hiểu đó là một tháng trong lịch Hồi giáo (hay còn gọi là lịch Hijra), cụ thể là tháng thứ 9. Một số người thường gọi Ramadan là “tháng ăn chay” hay “tháng nhịn ăn”. Tuy nhiên, hai cách gọi này đều không chính xác. Trong tháng Ramadan, các tín đồ Hồi giáo không chỉ nhịn ăn, uống, hút thuốc… vào ban ngày (tính từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn).


Đủ màu sắc trong buổi cầu nguyện của tín đồ Hồi giáo tại Srinagar, Ấn Độ.
 
Họ tin rằng Thánh Allah, vị Thánh duy nhất của người Hồi giáo, bắt đầu tiết lộ kinh Koran (Qu’ran) cho nhà tiên tri Muhammad (Mohammed) 1400 năm trước, đúng vào thời gian lễ Ramadan. Không chỉ vậy, theo một giáo sĩ người Ai Cập, việc thực hiện tháng Ramadan còn thể hiện sự đồng cảm với những người nghèo đói, cũng như tôi luyện cho con người sự nhẫn nại, tiết chế trước những cám dỗ vật chất, tạo thuận lợi cho việc được lên thiên đàng sau này.


Tại Kathmandu, Nepal: Những tín đồ Hồi giáo đang tập trung cầu nguyện tại Kashmiri Mashjid.


Chùm bóng bay được thả lên trời với ý nghĩa chúc mừng ngày lễ Eid al-Fitr.
 
Mỗi buổi chiều trong vòng 30 ngày của tháng Ramadan, người ta sẽ tổ chức những bữa ăn từ thiện. Bàn ghế được kê trong công viên còn thức ăn và nước uống được chia thành từng suất trên bàn. Những tín đồ Hồi giáo sau một ngày nhịn đói sẽ tập trung lại trước bàn ăn để đọc kinh Koran (dù rất đói và khát). Và chỉ sau khi loa ở các giáo đường vang lên câu kinh: “Không có Thánh thần nào ngoài Thánh Allah và Mohammed là thiên sứ của Người”, mọi người mới bắt đầu ăn uống, bữa ăn này được gọi là Iftar (xả chay). Tuy nhiên, ở đất nước Syria thì hiệu lệnh lại là một phát đại bác bắn trên sườn núi.


Hình ảnh cầu nguyện cho những ngày kết thúc tháng ăn chay Ramadan.
Sau khi ăn uống, mọi người thường tụ tập ở sân để nói chuyện, hút thuốc; họ chỉ trở về nhà khi đã khuya. Vào lúc hai giờ sáng, mỗi phố lại có một người (gọi là Abu Tbeila) mang chiếc trống nhỏ, vừa đi vừa đánh trống kèm hô to để đánh thức mọi người dậy lo nấu nướng rồi ăn bữa Souhur (bữa ăn trước rạng đông), mừng việc bước sang ngày nhịn mới.
 
Các gia đình thường cho tiền anh chàng đánh trống này. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, nếu đi du lịch ở các nước Hồi giáo vào thời điểm lễ Ramadan, bạn cũng nên làm như vậy bởi hai giờ sáng là lúc đang ngủ ngon, bạn khó lòng ngủ yên khi anh ta có mặt ở đó.
  
Trong mùa chay, những người theo đạo Hồi còn phải trả một loại thuế bắt buộc gọi là Zakat-al Fitr. Tuỳ theo quy định của từng địa phương, họ có thể đóng góp tiền hay thực phẩm. Số tiền/thực phẩm quyên góp được sẽ dùng để phân chia cho người nghèo, trẻ mồ côi trong vùng để bày tỏ sự đồng cảm, sẻ chia, giúp thắt chặt tính cộng đồng.
 
Cùng với nhịn ăn, những người Hồi giáo còn dành phần lớn thời gian trong Thánh đường để cầu nguyện và cố gắng đọc hết cuốn kinh Koran trong suốt thời gian lễ Ramadan.


Trẻ con Hồi giáo ôm nhau mỉm cười trước ống kính, sau buổi lễ cầu kinh tại Hyderabad, Ấn Độ.
 
Ngoài ra, chúng tớ còn có một vài lời mách nhỏ cho những bạn có ý định đi tham quan các quốc gia Hồi giáo vào dịp lễ này: Các bạn không nên lái xe ra đường vào các buổi chiều vì tại thời điểm đó, các lái xe đều đã mệt mỏi sau một ngày nhịn đói. Họ thường lái rất nhanh để về kịp trước giờ ăn nên rất dễ xảy ra tai nạn giao thông. Bởi vậy, nếu không có công chuyện gấp thì đừng ra đường vào khoảng thời gian đó bạn nhé!

Tháng lễ Ramadan qua các bức ảnh tuyệt đẹp 

Mỗi bức ảnh là một câu chuyện giúp tìm hiểu sâu hơn về văn hóa của người Hồi giáo.
Hơn một tỷ người Hồi giáo trên thế giới đang trong tháng lễ hội Ramadan, tháng lễ kéo dài để kỷ niệm sự kiềm chế và thanh lọc tâm hồn. Lịch tiến hành lễ Ramadan phụ thuộc vào ngày xuất hiện đầu tiên của trăng lưỡi liềm- ấn định sự bắt đầu của tháng 9 theo lịch âm của người Hồi giáo nên mỗi năm lại mỗi khác chứ không cố định vào ngày nào.
 
Các giáo sĩ cấp cao sẽ tiến hành việc chọn ngày giờ để tổ chức các nghi lễ. Trong năm 2010 này, hầu hết người Hồi giáo dòng Sunni bắt đầu tháng ăn chay vào buổi tối ngày 10/8, trong khi người Hồi giáo dòng Shiite ở Iran, Iraq và Oman lại bắt đầu lễ kỷ niệm vào tối ngày 11/8.
 
Đặc biệt, vào tháng ăn chay, những người Hồi giáo sẽ phải kiêng ăn, kiêng uống và kiêng “quan hệ” từ sáng cho đến hoàng hôn. Trong thời gian này, người Hồi giáo cũng được khuyến khích đọc toàn bộ kinh Koran để cầu nguyện cho mọi người. Lễ hội này sẽ kéo dài đến ngày 9/9/2010.
 
Trong ảnh là 1 tín đồ Hồi giáo Palestine sùng kính đang cầu nguyện trước đền thờ Hồi giáo nổi tiếng mang tên Dome of the Rock. Việc cầu nguyện diễn ra trong suốt  ngày thứ 6 của tuần thứ 3 của tháng ăn chay Ramadan linh thiêng của người Hồi giáo.  Bức ảnh được chụp trong khuôn viên nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở Jerusalem cổ kính vào thứ 6, ngày 27/8/2010.
 
Một người đàn ông  Bahrain đang chỉ tay về phía chân trời nơi hoàng hôn đang bắt đầu vào ngày 10/8/2010 tại thị trấn Hamad, Bahrain.  Khi vầng trăng lưỡi liềm mỏng mọc lên thì  đó chính là thời điểm bắt đầu tháng thánh lễ Ramadan của người Hồi giáo. Đây là khoảng thời gian dành cho cầu nguyện, ăn chay và  bố thí. Trong thời gian này thường có mây bao phủ bầu trời của quốc gia vùng vịnh này.
 
Một  musaharti – người giám thị - đang đánh trống để đánh thức những  tín đồ Hồi giáo chuẩn bị “sahur” – bữa ăn duy nhất trong ngày trước khi bước vào ngày ăn chay. Ảnh chụp tại cổ thành Sidon miền nam Lebanon ngay trước bình minh 11/8/2010.
 
Người Hồi giáo Kashmir ở Srinagar Ấn độ đang cầu nguyện trên đường phố vào ngày thứ 6, tuần thứ 3 của tháng thánh lễ Ramadan. Ảnh chụp ngày 27/8/2010.
  
Một người Hồi giáo Ấn Độ đang chuẩn bị thực phẩm giàu chất đạm tại một gian hàng bên lề đường, chuẩn bị phục vụ các tín đồ Hồi giáo khi  kết thúc ngày ăn chay vào lúc mặt trời lặn. Ảnh chụp ngày 19/8/2010.
 
 
Một người đàn ông Hồi giáo Palestine đang trang trí con 1 hẻm nhỏ ở Jerusalem với đủ loại đèn màu bắt mắt để chuẩn bị cho tháng lễ Ramadan vào ngày 10/8/2010.
 
Trăng lưỡi liềm  xuất hiện trên bầu trời thủ đô Cairo, Ai cập gần một nhà  thờ Hồi giáo vào ngày thứ 5 của tháng lễ Ramadan tức là ngày 15/8/2010.
   
Một bé gái Palestine với chiếc đèn lồng truyền thống trên tay đang dạo chơi trong một con hẻm nhỏ ở Jerusalem, trong khi những đứa khác thông báo sự bắt đầu của tháng thángh lễ Ramadan vào ngày 10/8/2010.
 
Một tình nguyện viên Pakistan đang đổ sữa vào cốc cho bữa sáng của những tín đồ sùng đạo trong tháng ăn chay Ramadan. Ảnh chụp tại Lahore, Pakistan, ngày 20/8/2010.
 
Những thiếu nữ đạo hồi đang cầu nguyện trước khi dùng bữa Iftar ( bữa ăn sáng) tại một trường Hồi giáo ở ngoại ô Jammu. Ảnh chụp ngày 21/8/2010.
 
Người dân Ai Cập đang mua trái cây tại một cửa hàng ở trung tâm thành phố Cairo ngày 20/8/ 2010 trong thánh lễ Ramadan. Giữa cái nắng oi ả của mùa hè,người dân càng bức bối về sự thiếu hụt các dịch vụ cơ bản trong tháng lễ Ramadan.
 
Một thành viên của đội cứu hộ & cứu hỏa thuộc hạt Fairfax, bang Virginia, Mỹ ( người dưới cùng bên trái) đang dùng bữa Iftar vào ngày 17/8/2010 tại  Trung tâm Hồi giáo Dar Al-Hijrah ở Falls Church, Virginia. Trung tâm Hồi giáo đã mời những người này cùng dùng bữa tối để chứng tỏ sự cảm kích.
 
Một người đàn ông Hồi giáo đang làm sạch bản thân trước khi cầu nguyện trong tháng lễ Ramadan tại Trung tâm Hồi giáo ở London ngày 18/08/ 2010.
 
Người đàn ông này đang cầu nguyện trong giáo đoàn cầu nguyện Ramadan tại Trung tâm Hồi giáo ở Washington DC, ngày 13/08/2010.
 
Mô hình nhà thờ Hồi giáo Indonesia thu nhỏ được làm bằng chocolate, bán trong tháng ăn chay Ramadan, tại một cửa hàng chocolate tại Jakarta, Indonesia ngày 20/08/2010.
 
Hàng ngàn người Hồi giáo tập trung tại sảnh lớn của nhà thờ Hồi giáo tại nơi thiêng liêng nhất đối với người Hồi giáo đó là thánh địa Mecca, tất cả đều hướng về phiến đá đen Kabaa. Họ bắt đầu cầu nguyện từ bình minh ngày 29/8/2010  và ăn chay trong suốt tháng lễ Ramadan.
 
Những người Hồi giáo hành hương về Nhà thờ Hồi giáo trung tâm để cầu nguyện vào ngày thứ 2 của tháng Ramadan, 12/08/2010. Hãy nhìn chiếc đồng hồ khổng lồ trên một tòa nhà chọc trời ở thành phố Mecca, nó đánh dấu ngày thứ 6 - ngày bắt đầu tháng Ramadan, người Ả Rập Saudi mong rằng nó sẽ chính thức trở thành chuẩn mực về thời gian của thế giới Hồi giáo.
 
Hàng ngàn người Hồi giáo quây tròn xung quanh hòn đá đen bên trong nhà thờ thành phố thiêng liêng nhất của Hồi giáo của Mecca, tham gia cầu nguyện lúc bình minh ngày 29/08/2010.
 
Một thợ làm bánh người Palestine đang giới thiệu về những loại bánh truyền thống tại cửa hàng của mình ở khu Bờ Tây thuộc Nablus vào ngày thứ hai của tháng Ramadan, ngày 12/08/2010.
 
Jim Otun, cư dân tại Fairfield, New Jersey đang sử dụng iPad để đọc 1 đoạn kinh Koran ở một hiệu sách.
 
 
 
Một cậu bé Palestine với pháo hoa tự chế trong lễ Ramadan, tại thành phố Bờ Tây Ramallah, thứ hai 16/08/2010.
 
 
Những nạn nhân của trận lũ lụt vừa qua đang ăn bữa sáng đầu tiên của người Hồi giáo trong thánh lễ Ramadan tại một trại tập trung ở Nowshera, Pakistan vào thứ 5, 12/08/2010, những người còn sống sót, đang rơi vào tình trạng vô cùng khan hiếm lương thực và nước uống, nhưng họ vẫn bắt đầu tháng ăn kiêng Ramadan vào thứ 5 như bình thường.
 
 
Một người đàn ông theo đạo Hồi đang treo biểu đồ đánh dấu thời gian để cầu nguyện trên tường trong ngày đầu tiên của thánh lễ Ramadan tại thờ Hồi giáo ở thị trấn phía nam Tây Ban Nha, gần Malaga, ngày 11/08/2010.
 
 
Một người đàn ông Sudan đang đọc kinh Coran vào thứ sáu đầu tiên của thánh lễ Ramadan tại một nhà thờ Hồi giáo trong vùng Umdowan Ban Khartoum, Sudan, ngày 13/08/2010.
 
 
Những người Hồi giáo Ấn Độ đang ngắm nhìn đàn chim bay lượn vòng quanh Firoz Shah Kotla Masjid để thư giãn sau khi cầu nguyện vào ngày thứ sáu đầu tiên của thánh lễ Ramadan tại New Delhi vào ngày 13/08/2010. 
 
 
Dòng chữ Mahya có nghĩa đại khái là "Giữ ăn kiêng, dễ khỏe mạnh" (hold the fast, find good health) được treo ở giữa hai cột tháp Ottoman-era Eminoru New Mosque ở thủ đô Istanbul, Thổ Nhĩ Kì vào ngày 12/8/2010.
 
 
Khoảng 200 tù nhân người Hồi giáo trong nhà tù thành phố Quezon ở ngoại ô Manila,đang cầu nguyện sau tấm song sắt tại sân nhà tù vào ngày 13/08/2010. Các dân tộc thiểu số Hồi giáo ở Philipin - đất nước có đến 75.000.000 người theo đạo Công giáo, cũng đang ngập chìm trong thánh lễ Ramadan.
 
 
Một công nhân Ấn Độ đang phơi khô Seviiyan (những sợi miến mỏng), thứ được dùng cho món "sheerkhorma", một món ăn ngọt truyền thống được cộng đồng Hồi giáo ưa chuộng trong suốt tháng thánh lễ Ramadan. Ảnh chụp tại một xí nghiệp thực phẩm tại Hyderabad – 16-8-2010. 
 
 
Một ông chủ người Ấn Độ đang tách hạt quả lựu tại một gian hàng ven đường để chuẩn bị cho các tín đồ đạo Hồi tráng miệng khi kết thúc ngày ăn chay tại Mumbai, Ấn Độ ngày 19-8-2010. 
 
 
Bóng của một phụ nữ Palestine in trên tường khi cô đang chờ đợi để đi qua trạm kiểm soát ở Kalandia để tới cầu nguyện tại nhà thờ hồi giáo Al Aqsa vào thứ 6 của tuần thứ 3 trong tháng Ramadan, giữa Jerusalem và thành phố bờ tây Ramallah. Ảnh chụp thứ 6, ngày 27-8-2010. Israel đã nới lỏng luật lệ đối với người Palestine ở giữa bờ tây và lãnh thổ Israel trong tháng Ramadan.
 
 
 
Một người phụ nữ Palestine đang đi qua barrier tại trạm kiểm soát của Israel trên đường tới cầu nguyện tại nhà thờ hồi giáo Al Aqsa, Jerusalem, vào thứ 6 thứ 3 của tháng Ramadan. Ảnh chụp tại thị trấn bờ tây Bethlehem, thứ 6, 27-8-2010. 
 
 
Một người làm bánh Afghanistan đang cầm trên tay nguyên liệu truyền thống để làm Iftar-bữa tối truyền thống của người hồi giáo trong tháng Ramadan. Ảnh chụp 16-8-2010 tại Kabul, Afghanistan. 
 
 
Người Hồi giáo cầu nguyện trước bữa Iftar- bữa ăn tối truyền thống của người Hồi giáo trong tháng Ramadan. Ảnh chụp tại trung tâm Hồi giáo London ngày 18-8-2010, London, Anh.
 
 
Một người Hồi giáo Palestine đang cầu nguyện lúc “ fajr” – Fajr nghĩa là buổi cầu nguyện lúc bình minh. Có thể nhìn thấy những lời cầu nguyện được dán trên cây cột trụ. Ảnh chụp tại một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố bờ tây Ramallah trong tháng Ramadan ngày 17-8-2010. 
 
 
Những người nghèo Palestine đang tranh giành nhau khẩu phần thực phẩm được tổ chức từ thiện Hồi giáo phân phát vào ngày thứ 2 của tháng lễ Ramadan. Ảnh chụp tại thành phố bờ tây Hebron, thứ 5 ngày 12-8-2010.
 
 
Đứa trẻ ngồi cạnh đĩa thức ăn được bố thí. Bố thí là 1 hoạt động trong tháng lễ Ramadan. Ảnh chụp tại trại tị nạn Kabul, Afghanistan – ngày 17-8-2010.
 
 
Phụ nữ hồi giáo Indonesia cầu nguyện suốt đêm trong ngày đầu tiên của tháng thánh lễ Ramadan. Ảnh chụp tại Jakartar – 10-8-2010.
 
 
Một người hồi giáo Palestine đang đọc kinh Cô ran – Kinh thánh của đạo hồi vào buổi cầu nguyện lúc bình minh tại 1 nhà thờ hồi giáo ở thành phố bờ tây Ramallah vào ngày thứ 3 – 17-8-2010 trong tháng ăn chay Ramadan.
 
Một người hồi giáo ấn độ đang chọn 1 chai nước hoa loại Ather ( nước hoa không cồn) cho khách hàng tại cửa hàng của mình ở Hyderabad ngày 17-8-2010. Người Hồi giáo sử dụng nước hoa loại này lên quần áo của họ như một tập quán truyền thống trước khi đi cầu nguyện hàng ngày trong suốt tháng Ramadan. Hyderabad là nơi nổi tiếng về nước hoa không cồn, ở đây có 157 loại nước hoa khác nhau không có trên thị trường.
 
 
Trẻ em vui đùa xung quanh nhà thờ hồi giáo Jama sau buổi cầu nguyện chiều thứ 6 ở New delhi Ấn Độ, thứ 6, ngày 20-8-2010.
 
 
Một nữ tín đồ hồi giáo Palestine đang đi trong một con hẻm ở Jerusalem, trên đường tới cầu nguyện tại nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa vào ngày thứ 6 lần thứ 3 của tháng Ramadan. Ảnh chụp ngày 27-8-2010.
 
 
Cầu vồng hiện lên trong làn nước mát được phun lên những tín đồ Hồi giáo đang rời nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa sau buổi cầu nguyện vào thứ 6 thứ 2 trong tháng Ramadan. Ảnh chụp tại Jerusalem, thứ 6 – 20-8-2010. 
 
 
Cô gái với bàn tay được xăm theo phong cách henna đang tham gia vào 1 buổi cầu nguyện tối trong tháng Ramadan tại Kabul Afghanistan, ngày 13-8-2010.
 
 
Ông chủ cửa hiệu Boualem Bensalem đang cầu nguyện cùng gia đình và những người bạn trong căn hộ của mình trước bữa Iltar tại Geneva Thụy Sĩ ngày 23-8-2010. Thụy Sĩ là nước có 311.000 người Hồi giáo ( chiếm 4,3% dân số).
 
 
Cô gái Hồi Giáo người Syrian đang cầu nguyện trong hoàng hôn trên đỉnh ngọn núi Qassioun trước bữa Iltar của cô. Qassioun là ngọn núi nhìn thẳng ra thủ đô Damascus. Ảnh chụp ngày 22-8-2010.
 

Không có nhận xét nào: