Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Khám phá bốn mùa thần tiên Tây Tạng


Bốn mùa trong năm, Tây Tạng đều đẹp mê hồn như chốn thần tiên trong cổ tích.
Tây Tạng là điểm đến mơ ước cho bất cứ ai đam mê lịch sử, nghệ thuật, sự thiêng liêng và những điều thần bí. Mỗi mùa qua đi, Tây Tạng đều có những nét đẹp riêng, cuốn hút du khách thập phương đổ về. 

Tháng 1 ở Lhasa: Ánh sáng thiên đường

Tháng 1 ở Lhasa thời tiết về đêm vẫn khá lạnh và nhiều nơi tuyết phủ nhưng ban ngày, mặt trời tỏa sáng ấm áp, chan hòa. Người người tụ tập, trò chuyện, uống trà dưới ánh mặt trời và tận hưởng cái nắng ấm áp. Thậm chí vào những ngày rét buốt nhất, nếu bạn đi ngắm Lhasa lúc ban trưa, bạn chỉ phải mặc một chiếc áo len.


Tháng 2 ở Lhasa: Ba lễ hội lớn


Ngày đầu năm mới, lễ hội mùa xuân và lễ Valentine là những lễ hội tưng bừng nhất ở Lhasa. Vào dịp này, người dân Tây Tạng mặc trang phục đẹp nhất và rất nhiều buổi trình diễn ca nhạc, đua ngựa được tổ chức khắp thảo nguyên bao la. 


Tháng 3 ở Nyingchi: Hoa đào nở rộ 

Mùa xuân đến với quận Nyingchi vào tháng 3, và đây là thời điểm lý tưởng cho những ai thích ngắm hoa đào nở. Những con phố và đỉnh núi tuyết trắng như chìm trong một biển sắc hồng và những cây đào rừng mọc khắp nơi dọc bờ sông Nyang và làng Taohua (Taohua nghĩa là “hoa đào”). 


Tháng 4 ở Namtso: Hồ Namtso tan băng 

Mặc dù tháng 4 chưa phải thời điểm tốt nhất trong năm để tới thăm hồ Namtso, nhưng cảnh tượng băng tan trong hồ cũng là một cảnh đẹp hiếm có, khó tìm trong cuộc đời. 


Tháng 5 ở Lhokha: những căn lều trong rừng râm dọc sông Yarlung Tsangpo

150km lều dọc theo bờ sông Yarlung tạo nên một cảnh vô cùng ấn tượng chẳng khác nào một bức tranh. Cũng tại đây, du khách được chiêm ngưỡng đền Samye, bình yên và huyền bí, ẩn giữa rừng già xanh thẳm. 


Tháng 6 ở Xigaze: Lễ hội Lingka Woods


Nếu như ở Lhasa, lễ hội này được tổ chức vào tháng 7 và tháng 8 thì ở Xigaze, lễ hội được tổ chức sớm hơn, từ tháng 6. Lingka Woors là tên gọi khác của ngày tết thiếu nhi ở Xigaze, là dịp tốt để du khách tới khám phá khu vực rộng lớn với sự đa dạng, phong phú về khí hậu và sinh học này. 


Tháng 7 trên tuyến đường Tứ Xuyên – Tây Tạng 


Tuyến đường Tứ Xuyên – Tây Tạng là một trong những lộ trình đẹp nhất tới Tây Tạng. Tháng 7, trước khi mùa mưa bắt đầu là thời điểm lý tưởng để du lịch trên tuyến đường này. Dọc theo “thiên đường nhiếp ảnh” này, du khách được chiêm ngưỡng nhưng ngôi làng Dampa trên núi, một trong sáu làng đẹp nhất, đỉnh núi phủ tuyest Midui, rừng Lingzhi Spruce…

Tháng 8 ở Nagchu: lễ hội ngựa trên thảo nguyên Changtang

Lễ hội ngựa tháng 8 là dịp tốt để du khách ngắm những tay du mục trên lưng ngựa, ngắm thảo nguyên xanh bao la đến tận chân trời và thưởng thức thịt và sữa chua bò lông vàng Yak. 


Tháng 9 ở Ngari: điểm đến của tâm hồn

Khu rừng ở hạt Tsada là một trong những kỳ quan của thiên nhiên ban tặng cho Tây Tạng. Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng cánh rừng với rất nhiều lâu đài, chùa chiền độc nhất vô nhị ẩn sâu bên trong. Ngoài những điểm đến thiền định cho tâm hồn, bạn còn có thể ngắm nhiều thắng cảnh khác như hồ Mapham Yutso, ngọn núi thiêng Kangrinboge, tàn tích của vương triều Guge. 


Tháng 10 ở Chamdo: “viên ngọc” ở Đông Tây Tạng

Ngọn núi Hengduan là một trong những thắng cảnh thuộc vùng Chamdo, Tây Tạng, nơi ba con sông Jinsha, Lantsang và Nu chảy vào. Văn hóa của người dân tộc Khampa sống ở tỉnh này cũng là điểm sáng thu hút du khách với các điệu nhảy cổ điển và ca nhạc truyền thống. 


Tháng 11 ở Nyingchi: hẻm Yarlung Tsangpo hùng vĩ

Khu du lịch Yarlung Tsangpo, nơi có hẻm núi lớn và đỉnh Namjiagbarwa là một trong những kỳ quan của thế giới. Du khách cũng có thể nghỉ lại khu làng Zhibai dưới chân núi, ngắm cảnh đẹp mỹ lệ lúc bình minh và buổi hoàng hôn. 


Tháng 12 ở Lhasa: ngắm chim trời

Lhasa với độ cao 3.700 mét, là “ngôi nhà” của hàng nghìn loài chim, trong đó có rất nhiều loài đặc biệt như kền kền cổ đen, ngỗng, đại bàng di trú tới đây vào mùa đông. 


Hiền Trang (TH)

Tới thăm Tu viện hoa hồng

Trong các khu chính của tu viện Sera, Tây Tạng, có Vườn tranh biện là nơi hấp dẫn nhất với khách du lịch vì tới đây, du khách sẽ được chứng kiến cảnh các vị sư trẻ tuổi hăng say trao đổi kiến thức bằng nhiều tư thế, điệu bộ lạ mắt.

Quang cảnh trong Vườn tranh biện.
Tu viện Sera ở thủ phủ Lhasa, Tây Tạng được xây dựng vào năm 1419. Quần thể công trình này còn có tên gọi lãng mạn là Tu viện hoa hồng bởi trước kia được bao quanh, xung quanh Sera được bao bọc bởi các vườn hồng dại. Ngoài ra, nhiều người còn biết đến một tên gọi khác nữa, quen thuộc hơn của Sera đó là tu viện Sắc Nhạ.
Trong các khu chính của Tu viện hoa hồng, có Vườn tranh biện (tên gốc tiếng Anh là Debating Courtyard), nơi các nhà sư trẻ tuổi cùng luận bàn kinh thư, giáo lý nhà Phật. Đây là điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất, cũng là nơi nằm ở góc xa nhất của tu viện.
Đường dẫn vào Vườn tranh biện ngợp bóng cây xanh, đẹp như một bức tranh vẽ.
Đường dẫn vào Vườn tranh biện ngợp bóng cây xanh, đẹp như một bức tranh vẽ.
Khu vườn mở cửa từ 15h tới 17h mỗi ngày.
Khu vườn mở cửa từ 15h tới 17h mỗi ngày.
Bước vào vườn, điều đầu tiên gây chú ý với du khách là những sắc màu áo đỏ đang say mê tranh luận kinh pháp trên nền sân vườn đá sỏi.
Bước vào vườn, điều đầu tiên gây chú ý với du khách là những sắc màu áo đỏ đang say mê tranh luận kinh pháp trên nền sân vườn đá sỏi.
Mục đích của những cuộc tranh biện như thế này giống như một lớp học lớn dành cho các vị sư trẻ tuổi, để trau dồi kiến thức về tôn giáo. Đây cũng là hoạt động bắt buộc trong việc đào tạo các nhà sư ở Tây Tạng.
Trong khu vườn rộng rợp bóng cây xanh, hàng chục nhà sư trẻ đang hăng say "dạy dỗ" và "doạ nạt" đồng môn bằng các tư thế đa dạng, chủ yếu là kết hợp các động tác vung tay, múa chân và ngả người, vỗ tay dậm chân hay xoay tràng hạt nhằm gây ấn tượng với đối phương và cả người xem.
Cấp bậc trong tu học của các nhà sư được thể hiện ở màu áo vàng mặc bên trong hoặc đai vải cuốn quanh bụng.
Cấp bậc trong tu học của các nhà sư được thể hiện ở màu áo vàng mặc bên trong hoặc đai vải cuốn quanh bụng.
Phần lớn trong vườn tranh biện là những Tăng ni người Tạng tuổi còn rất trẻ, giao tiếp với nhau bằng tiếng Tạng. Hướng dẫn viên du lịch của nhóm tôi trước cũng từng là một nhà sư, sau này đã hoàn tục, từ chối dịch những cuộc đối thoại, tranh luận với lý do là lời lẽ tôn giáo khó dịch thoát nghĩa sang tiếng Anh và phải giữ bí mật nội dung tránh để người ngoài biết được.
Những vị sư trẻ với khuôn mặt hiếu kỳ và chăm chú lắng nghe cuộc trao đổi của những người bạn tăng ni.
Những vị sư trẻ với khuôn mặt hiếu kỳ và chăm chú lắng nghe cuộc trao đổi của những người bạn tăng ni.
Mỗi nhóm sẽ cùng nhau trao đổi về kiến thức tôn giáo.
Mỗi nhóm sẽ cùng nhau trao đổi về kiến thức tôn giáo.
Mỗi nhóm lại chia thành hai nhóm nhỏ với những người ngồi nghe và những người hăng say thuyết giảng.
Mỗi nhóm lại chia thành hai nhóm nhỏ với những người ngồi nghe và những người hăng say thuyết giảng.
Vẻ mặt của người chiến thắng.
Vẻ mặt của người chiến thắng.
Cứ thế chúng tôi nhìn ngắm khu vườn với con mắt tò mò và lạ lẫm. Dưới những tán cây, từng nhóm các nhà sư tụ tập truy bài. Xung quanh vườn là khách du lịch tứ phương đang ngắm nghía và không ngừng chụp ảnh, tất cả tạo nên bầu không khí sống động, độc đáo cho tu viện Sera. Còn đối với tôi, có lẽ đây là buổi truy bài kỳ lạ nhất mà tôi được chứng kiến trong đời.
Những vị khách nước ngoài không ngừng chụp ảnh lại cảnh tượng sống động ở khu vườn.
Những vị khách nước ngoài không ngừng chụp ảnh lại cảnh tượng sống động ở khu vườn.
Sau khi tạm biệt tu viện Sắc Nhạ, tôi không bao giờ quên ấn tượng về một công trình rợp bóng cây xanh với tiếng lạo xạo của vườn đá sỏi cùng không khí tranh biện râm ran giữa nắng hè chang chang. Trong số những gương mặt trẻ măng của Vườn tranh biện ấy, sẽ có vài người tu học thành tài trở thành những nhà sư tài giỏi của đất Tạng, cũng sẽ có người hoàn tục trở lại với đời, nhưng tôi tin rằng buổi trao đổi kiến thức bạn đồng môn dưới mái tu viện hoa hồng sẽ còn theo họ đi mãi.
Ngô Quang Minh

Mặt trời 'không lặn' trên cung Potala

Potala toạ lạc trên đỉnh Hồng Đồi (tên gốc là Red Hill hay Marpori), nằm trên độ cao 3.600m so với mặt nước biển, đây là cung điện xây dựng ở độ cao ấn tượng nhất thế giới.

Trước đây phía ngoài Potala là hồ nước lớn, giờ đã bị lấp đi, xây thành quảng trường lớn. Con đường mới với những hàng cây xanh đang được trồng tỉa lại, chạy trước mặt cung điện.
Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc-Nam đo được là 270m. Cung có diện tích hơn 360.000 m2 bao gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1.000 phòng nhỏ với gần chục nghìn điện Phật. Vật liệu xây dựng cung là gỗ, đá, và bùn.
Sau một ngày dài tham quan toàn bộ cung điện, đến tối, tôi quyết định quay lại Potala để ngắm công trình uy nghi này trong ánh đèn rực rỡ. Khi tôi tới quảng trường cung điện, đồng hồ đã chỉ 21h, khó mà tin được trời Lhasa vẫn còn sáng tỏ mặt người. Trong ánh sáng chạng vạng nơi cao nguyên, Potala vẫn sừng sững trên đỉnh ngọn Đồi Đỏ với Hồng Cung và Bạch Cung vươn cao.
Bầu trời vẫn xanh ngắt phía trên cung điện Potala vào lúc 21h.
Khoảng 30 phút sau, bóng đêm mới thực sự bao phủ nơi đây.
Quảng trường trước cung điện với những dòng xe xuôi ngược và khách bộ hành đang đi lại ngắm cảnh.
Giữa quảng trường gió thổi lạnh run người nhưng nhìn lên cung Potala người ta không khỏi cảm thấy ấm áp và rung động bởi sự rực rỡ tráng lệ nơi này.
Hai ngôi Hồng Cung và Bạch Cung song hành trong đêm.
Hai ngôi Hồng Cung và Bạch Cung song hành trong đêm.
Cận cảnh Hồng Cung, biểu tượng quyền lực của cộng đồng tôn giáo Tây Tạng. Từng tầng lầu rực lên sắc đỏ với các trang trí hoạ tiết trên nóc cung.
Những ánh đèn le lói trong các gian phòng của tăng ni ở vọng gác nơi Bạch Cung.
Những ánh đèn le lói trong các gian phòng của tăng ni ở vọng gác nơi Bạch Cung.
.
Ngô Quang Minh

Potala sừng sững dưới bầu trời xanh

Hồng Cung và Bạch Cung trong ánh sáng ban ngày.
Hồng Cung và Bạch Cung trong ánh sáng ban ngày.
cung điện Potala cao 117m, có chiều dài 360m,
cung điện Potala cao 117m, có chiều dài 360m.
Điện chính Tây của cung điện. Nơi này du khách chỉ được tham quan phía ngoài mà không được chiêm ngưỡng bên trong.
Điện chính Tây của cung điện. Nơi này du khách chỉ được tham quan phía ngoài mà không được chiêm ngưỡng bên trong.
Điện chính Tây nhìn từ xa.
Điện chính Tây nhìn từ xa.
Du khách phải leo lên những bậc thang đá để vào thăm quan trong cung.
Du khách phải leo lên những bậc thang đá để vào thăm quan trong cung.
Quảng trường phía trước Potala nhìn từ trên cao.
Quảng trường phía trước Potala nhìn từ trên cao.
sân trong của Bạch Cung (tiếng Tạng gọi là Deyangshar) vốn là nơi tổ chức các hoạt động lễ hội Phật giáo; bên phải sân là khu nhà 2 tầng màu vàng là nơi sinh sống của Tăng ni, bên trái là phòng tu học của Tăng ni, còn ở giữa là chính điện Bạch Cung.
Sân trong của Bạch Cung vốn là nơi tổ chức các lễ hội, bên phải sân là khu nhà hai tầng màu vàng, nơi sinh sống của tăng ni, bên trái là phòng tu học còn ở giữa là chính điện Bạch Cung.
Những hành lang dài nối liền hai cung. Tuy nhiên trong nội cung của Potala không cho chụp ảnh nhiều.
Hành lang nội cung sơn son thếp vàng. Ảnh chụp lại từ sách The Potala của Unesco, sách in màu, chụp toàn bộ các điểm nhấn kiến trúc của cung điện, các điện thờ quan trọng của Hồng Cung và Bạch Cung. Cuốn sách này không bán ở bất cứ đâu ngoài khu vực cung Potala. Quyển sách giúp du khách thấy được hết vẻ đẹp của cung điện nguy nga nhất Tây Tạng.
Bạch Cung nhô cao kỳ vĩ giữa nền trời xanh thẳm, tuy chỉ có 5 tầng lầu
Bạch Cung nhô cao giữa nền trời xanh thẳm với 5 tầng lầu.
Công viên phía sau Potala nhìn từ trên cao.
Công viên phía sau Potala nhìn từ trên cao.
Con đường bao quanh dưới chân cung điện hàng trăm chiếc kinh luân màu đồng óng ả.
Con đường bao quanh dưới chân cung điện hàng trăm chiếc kinh luân màu đồng óng ả.
những đoàn người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân xoay theo chiều kim đồng hồ giữa cái nắng trưa oi ả.
Du khách người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân xoay theo chiều kim đồng hồ giữa nắng trưa oi ả.
Cung điện Potala sừng sững trên đồi.
Cung điện Potala sừng sững trên đồi.


Mênh mông hồ thiêng Tây Tạng

Hồ Yamdrok-tso và Nam-tso là hai trong số những hồ thiêng tuyệt đẹp ở Tây Tạng mà bạn không thể bỏ qua khi tới thăm đất nước này. Thời gian thích hợp nhất để tới đây là vào mùa hè, khi đó bạn sẽ được thưởng thức trọn vẹn không gian trời nước xanh ngắt.

Hồ Yamdrok-tso uốn lượn dưới chân núi
Tôi tới thăm hồ nước thiêng Yamdrok-tso vào một ngày nắng giữa tháng sáu. Hồ nằm cách thủ phủ Lhasa của Tây Tạng khoảng hơn 100 km. Từ trên đỉnh núi Kampala cao 5.000m, toàn bộ khu hồ uốn lượn dưới chân núi với màu xanh kỳ ảo như ngọc. Nằm ở độ cao 4.441m, Yamdrok-tso được coi là một trong bốn hồ nước thiêng nhất toàn Tây Tạng, cùng với ba hồ khác là Lhamo La-tso, Nam-tso và Manasarovar.
Hồ Yamdrok-tso và con đường uốn lượn xuống hồ.
Rộng hơn 600 km2 và có hình dáng kỳ lạ, Yamdrok-tso được nhiều người gọi là hồ San hô giữa cao nguyên. Từ đèo Kampala cao 5.000m, chúng tôi như bị hút tầm mắt vào khoảng nước xanh ngắt với không gian khoáng đạt đầy nắng gió của vùng hồ.
Nước hồ xanh thẳm như ngọc nên còn mọi người còn gọi đây là hồ San hô.
Những đám mây khổng lồ trôi trên trời để lại bóng râm kỳ ảo lướt qua hồ và núi.
Theo xe xuống đèo, chúng tôi được ngắm nhìn khung cảnh Yamdrok-tso gần hơn. Sau 15 phút chạy, xe đã dừng bên bờ hồ để chúng tôi có cơ hội tiến sát đến mép nước. Nhìn từ trên cao, hồ như một chiếc gương xanh khổng lồ phẳng lặng nhưng khi chúng tôi nhìn gần, mặt nước đang lăn tăn gợn sóng.
Bên hồ là những đống đá nhỏ mà người mộ đạo xếp khi đi hành hương đến đây.
Những ngôi nhà nhỏ của người Tạng nằm gần hồ.
Vào mùa đông hồ Yamdrok-tso đóng băng hoàn toàn. Xa xa là những ngôi nhà nhỏ người Tạng bên kia hồ và tất nhiên không thể thiếu được hình ảnh núi Nojin Kangtsang cao 7.191m sừng sững với tuyết phủ trên nền trời trong và hồ xanh thẫm. Cảnh hồ đẹp rực rỡ nên dịch vụ chụp ảnh trên đỉnh đèo nở rộ khách du lịch có thể chụp với bò Yak hoặc chó Ngao Tạng với giá khoảng 1 USD hoặc 2 USD.
Nếu muốn, du khách có thể chụp ảnh với chú chó ngao Tây Tạng.
Núi Nojin Kangtsang tuyết phủ ở phía sau hồ Yamdrok-tso.
Nam-tso, hồ nước mặn cao nhất thế giới
Nam-tso được nhiều người gọi là biển hồ nước mặn lớn thứ hai trên cao nguyên Thanh Tạng, chỉ đứng sau hồ Thanh Hải thuộc địa phận Tây Ninh. Vùng hồ rộng lớn này nằm trên độ cao 4.500m, dài gần 70 km và rộng gần 30 km, diện tích mặt nước đo được 1.940 km2 với điểm sâu nhất lên đến 35m. Đây còn là hồ nước mặn cao nhất thế giới có diện tích bề mặt trên 500 km2.
Hồ Nam-tso rộng như biển.
Trước khi tới hồ, chúng tôi dừng lại trên đèo Largenla, là vị trí thuận lợi cho du khách ngắm nhìn toàn cảnh hồ Nam-tso rộng lớn. Con đường vào hồ lúc này đã bằng phẳng hơn, dài gần chục cây số, xe chúng tôi chậm rãi lướt qua những trảng cỏ bên đường. Cũng hoành tráng như Yamdrok-tso, nhưng ngoài màu lam của trời, màu trắng của mây, màu vàng của nắng, chúng tôi còn thấy thêm màu xanh non trải dài, đây đó là những túp lều của người dân du mục.
Những ngôi nhà nhỏ của người Tây Tạng nằm trên đường tới hồ thiêng.
Không khí quanh hồ Nam-tso quanh năm tươi mát, cả đoàn dường như quên rằng mình đang ở độ cao trung bình hơn 4.500m, mọi mệt nhọc dường như tan biến, ai cũng phấn chấn khi ngắm nhìn xa xa những "hạt vừng" rắc trên thảo nguyên xanh. Khi xe chạy đến gần, chúng tôi mới nhận ra những "hạt vừng" đó là hàng đàn chú dê con đang ăn cỏ và uống nước hồ.
Những 'hạt vừng' là những chú dê đang ăn cỏ.
Hàng đàn dê được chăn thả quanh hồ.
Chúng tôi tới sát hồ vào đúng giữa trưa. Dưới cái nắng tháng sau thiêu đốt, chúng tôi chầm chậm đến gần mặt hồ, ai cũng đổ mồ hôi trong lớp áo dày nhưng không dám nới lỏng bởi gió hồ thổi rất mạnh.
Hồ Nam-tso là điểm đến của nhiều du khách khi tới Tây Tạng.
Hồ Nam-tso mang vẻ đẹp ban sơ rộng lớn hùng vĩ đậm chất cao nguyên, xa xa là những đỉnh núi trong dãy Nyenchen Tanglha xám màu thời gian nằm gối lên nhau, vạch những đường thẳng thiên tạo ngăn đôi lớp mây nước trong xanh trên mặt hồ thiêng.
Xa xa, những đỉnh núi vạch những đường thẳng tự nhiên ngăn đôi lớp mây trắng và nước xanh.
Nguồn cung cấp nước cho hồ chính là các suối ngầm và nước băng tan của dãy Nyenchen Tanglha nên nước hồ rất trong sạch. Được biết trên hồ Nam-tso có 5 đảo nhỏ, tượng trưng cho Ngũ Phương Phật, nhưng rất khó để định vị các đảo này bằng mắt thường.
Dịch vụ cho thuê ngựa và bò Yak để chụp ảnh của người Tạng nở rộ bên hồ.
Sau khi ngắm cảnh và chụp ảnh hồ Nam-tso, tôi trở lên bãi đậu xe bằng cách đi bộ hướng về dãy núi đá lớn bên hồ. Trên dãy núi, nhiều hàng cờ ngũ sắc của người Tạng in những câu kinh đang bay phần phật trong gió.
Những hàng cờ phướn đặc trưng của người Tạng.
Chúng tôi tạm biệt vùng hồ trong tâm trạng váng vất vì không khí loãng trên núi cao, đồng thời cũng thấm mệt vì trời nắng oi ả, nhưng trong tâm trí vẫn không phai ấn tượng về một màu xanh mênh mông, kỳ thú của hồ thiêng Nam-tso.
Ngô Quang Minh


.




.

Không có nhận xét nào: