Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Các Xu Hướng Kiến trúc Hà Lan


Nền kiến trúc hiện đại Hà Lan được mở đầu từ công trình toà nhà Bolsa của kiến trúc sư H. P Berlage (Hình D1 ), nó đã để lại một hình thức rất điển hình cho thủ đô Amsterdam, hình thức này đã kết thúc vào năm 1903. Ngay thời gian sau đó, có một nhà hoạt động nghệ thuật rất sôi nổi lãng mạng và có rất nhiều công trình đó là kiến trúc sư P. J. H. Cuijpers. Tác phẩm nổi tiếng của ông có: nhà bảo tàng Rijksmuseum (1885) (Hình D3) và một nhà ga lớn được xây dựng ở Amsterdam (1889). Cũng trong thời gian này đã khép lại thời kỳ của chủ nghĩa duy lý (Eclecticism) và xu hướng nghệ thuật gôticô mới (Neo- gothic ).
 du-lich-ha-lan-13112011-01
Berlage quay trở về phong cách của chủ nghĩa truyền thống lâu đời với nghệ thuật xây dựng theo phương pháp thủ công nghiệp (toàn bộ công trình được xây dựng bằng gạch). Nền công nghiệp xây dựng thủ công nghiệp của Hà Lan được phát triển rất mạnh. Vào khoảng năm 1900 đã có một trường học cũng có tên là Berlage ở Amsterdam. Berlage là một kiến trúc sư rất trẻ có tính cách đặc biệt trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật xây dựng thủ công nghiệp, ngoài ra với việc viết rất nhiều sách và những giáo trình giảng dậy, ông đã tạo nên những ảnh hưởng lớn. Vào cuối thế kỷ XIX, ông đã hoàn thành tác phẩm viết về chủ nghĩa duy lý dựa trên những lý lẽ lôgích về vấn đề sử dụng những vật liệu xây dựng và các cấu trúc trong xây dựng. ở thời kỳ này việc sử dụng bê tông cốt thép hầu như là một vấn đề không quen biết trong kỹ thuật xây dựng, mà vật liệu sử dụng chính là gạch.
Vào năm 1910 đã có những trào lưu về nghệ thuật kiến trúc ở Hà Lan họat động hoàn toàn riêng biệt và độc lập, xu hướng đầu tiên còn có tên là “học phái Amsterdam” của nhóm kiến trúc sư Michael de Klerk và M. van der Mey (1884-1923), đại diện cho khuynh hướng này là một trường kiến trúc mới có tên là ngôi nhà Navegacion ở Amsterdam, hoạt động của trào lưu này được lãnh đạo chống lại Berlage. Họ quan niệm rằng phong cách nghệ thuật thủ công nghiệp mang tính chất tình cảm cá nhân, mỗi một chi tiết kiến trúc đều phải theo đuổi các vấn đề tốn kém trong xây dựng và sự có lợi của vật liệu xây dựng, thiếu tự do trong sáng tạo.
Trong thời kỳ năm 1912~1926 xu hướng kiến trúc này hoạt động gần như theo chủ nghĩa biểu hiện, tương tự như diễn ra ở Đức và nó gây một sự chú ý đối với nước ngoài. Với quan điểm khác biệt cơ bản trong xây dựng nhà ở như nhà ở khối ghép, nhà ở chung cư, đồng thời là việc phát triển một kiểu kiến trúc điển hình trên mặt đứng công trình, nó để lại một sự quan tâm thật sự cho những vấn đề xây dựng các công trình nhà ở cho dân. Vào năm 1922 ở Amsterdam đã xây dựng hàng loạt các công trình mới, hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi những quan niệm lãng mạn của một trường đại học với cái tên của Klerk. Những ảnh hưởng này còn kéo dài trong một thời gian rất lâu trên các công trình hạng nhỏ ở các thị trấn. Điều tất nhiên là nhóm Berlage đã hoàn toàn tránh xa những tư tưởng này. Cùng trong thời gian này còn có một trào lưu khác đã xuất hiện làm nẩy sinh ra một tổ chức mới gọi là nhóm Stijl, nhóm này có những quan niệm chống đối lại những quan niệm của chủ nghĩa duy lý của Berlage và chủ nghĩa lãng mạng của Klerk. Hoạt động của họ khá sôi nổi trong những năm 1920-1930. Xu hướng kiến trúc này đã tranh đấu rất gian khổ trong một thời gian dài, để chiến thắng chủ nghĩa lãng mạn. Những thành viên của nó gồm có các kiến trúc sư có những tính cách như Oud và Rôbert vant Hoff, Jan Wills và Gerrit Tomas Rietveld. Vấn đề đầu tiên họ đề cập đến là không gian và mầu sắc trong kiến trúc, đối với họ mầu sắc nó không mang một “chức năng phụ” mà là một thành phần cơ bản để xác định những chức năng của không gian. Trên thực tế họ đã quan sát thấy chức năng hoạt động của không gian và việc trang trí mầu sắc luôn mâu thuẫn với nhau.
Nhưng những hoạt động này của họ đã bị thất bại và sau này Oud đã đi theo một con đường riêng. Để duy trì và giành lại sự ảnh hưởng, xu hướng Stijl đã chuyển hướng sang tư tưởng của chủ nghĩa công năng Tây Âu. Giờ đây thành viên của phong trào còn có thêm J. B van Loghem, L. C. van der Flugt, B. Bijveet, J Duiker, Cor van Eesteren B. Merkelbach, Ch. J. F. Karsten, Rietveld, Mark Stam, J. G. Wiebinga, Jan Wils, B. Groenewegen. Xu hướng kiến trúc mang phần lớn mầu sắc của chủ nghĩa công năng này đã thu hút sự quan tâm của nước Hà Lan và nó có một ý nghĩa lớn trong công việc giảng dậy của trường học mang tính lãng mạn này.
Sự thành công của chủ nghĩa công năng đã được ca ngợi trên tạp chí số 8 của Opbouw, tạp chí này đã tập hợp lại hai xu hướng Amsterdam và Rotterdam và cùng đề ra một hướng sáng tác chung. Bắt đầu từ năm 1912 trở đi mỗi một ngôi nhà đều được thiết kế theo quan niệm “Trách nhiệm nghệ thuật”. Trường phái nghệ thuật Rotterdam do ảnh hưởng của Berlage đã phát triển một phong cách cá nhân. Một đại diện cho trường phái này là Willem Marinus Dudock với công trình nổi tiếng nhất của ông là tác phẩm toà nhà thị chính Hilversum (1928 -1930) (Hinh D5). Nhìn toàn cảnh toà nhà thị chính trông rất sinh động, sự tương phản giữa khối ngang và dọc đặc biệt mạnh mẽ, nhưng trên toàn bộ công trình, việc sử lý hình khối lại gây một thế rất cân bằng. ảnh hưởng của trường phái nghệ thuật Rotterdam này lan khắp trên đất nước Hà Lan đến tận năm 1935.
Nguồn: hollandfc.net

Không có nhận xét nào: