Có một lâu đài theo lối kiến trúc Gothic đã một thời nguy nga tráng lệ ở vùng Vladimir, nước Nga…
Kiến trúc Gothic là kiểu kiến trúc có đặc trưng rõ nét nhất với mái vòm nhọn, ra đời sau kiến trúc Roman. Kiến trúc này có nhiều cửa sổ hơn và kích thước cửa sổ cũng lớn hơn so với kiến trúc Roman. Khoảng năm 1200 sau Công nguyên, người châu Âu bắt đầu xây dựng nhà thờ và cung điện theo kiểu kiến trúc Gothic.
Thời kỳ hưng thịnh của kiến trúc Gothic từ giữa thế kỷ 18 ở Anh và lan rộng khắp châu Âu trong suốt thế kỷ 19, sau đó vẫn ảnh hưởng rất mạnh trong các kiến trúc về nhà thờ và trường đại học cho đến tận thế kỷ 20.
Nơi đã từng là lâu đài lộng lẫy theo lối kiến trúc Gothic vào những năm 80 của thế kỷ 20, thuộc làng Muromtsevo ở khu vực Vladimir, Nga.
Tòa nhà được thiết kế bởi Pyotr Boistov.
Sau cuộc Cách mạng Tháng Mười 1917, tòa lâu đài được chuyển giao cho chính quyền mới. Từ năm 1921 – 1977, Trường Đại học Lâm nghiệp Muromtsevo đặt trụ sở ở đây. Khi trường Đại học này chuyện đi, lâu đài hoàn toàn xuống cấp và đổ nát…
Những cậu bé người địa phương bắt đầu “kinh doanh” trên nền cũ của tòa lâu đài, họ dẫn khách du lịch tham quan quanh lâu đài đã từng một thời nguy nga, tráng lệ này và kiếm tới vài trăm rúp một ngày.
Tòa lâu đài có đầy đủ hệ thống đường ống dẫn nước, thoát nước và cả đường dây điện thoại.
Chuyện kể lại rằng Khrapovitsky – chủ nhân của tòa lâu đài đã xây dựng công trình này theo lối kiến trúc Gothic tại Muromtsevo như một câu trả lời cho lời cá cược của ông với bạn bè. Trước đó, ông đã từng đi du lịch trên khắp nước Pháp vào năm 1880. Ông tỏ ra ngạc nhiên và vô cùng thích thú với những lâu đài thời Trung cổ ở đây, và một ý tưởng về việc xây dựng tòa lâu đài của riêng mình đã được hình thành. Tuy nhiên, những bạn bè người Pháp của Khrapovitsky cho rằng ý tưởng của ông là hoang đường. Và đây là câu trả lời của ông…
Sàn nhà bằng gỗ và trần nhà hầu như đã sụp đổ, nội thất đã bị phá hủy hoàn toàn, song vẫn còn sót lại những dấu vết xưa cũ…
Rất tiếc là những sàn gỗ, những họa tiết trang trí, và những căn phòng nổi tiếng không còn được lưu lại…
Dấu tích còn lại của chiếc cầu thang bằng đá cẩm thạch…
Vẻ hoang sơ còn sót lại của những chiếc cửa sổ theo phong cách kiến trúc đặc biệt…
Hương Mai - Theo Petrotimes
Kiến trúc Gothic là kiểu kiến trúc có đặc trưng rõ nét nhất với mái vòm nhọn, ra đời sau kiến trúc Roman. Kiến trúc này có nhiều cửa sổ hơn và kích thước cửa sổ cũng lớn hơn so với kiến trúc Roman. Khoảng năm 1200 sau Công nguyên, người châu Âu bắt đầu xây dựng nhà thờ và cung điện theo kiểu kiến trúc Gothic.
Thời kỳ hưng thịnh của kiến trúc Gothic từ giữa thế kỷ 18 ở Anh và lan rộng khắp châu Âu trong suốt thế kỷ 19, sau đó vẫn ảnh hưởng rất mạnh trong các kiến trúc về nhà thờ và trường đại học cho đến tận thế kỷ 20.
Nơi đã từng là lâu đài lộng lẫy theo lối kiến trúc Gothic vào những năm 80 của thế kỷ 20, thuộc làng Muromtsevo ở khu vực Vladimir, Nga.
Tòa nhà được thiết kế bởi Pyotr Boistov.
Sau cuộc Cách mạng Tháng Mười 1917, tòa lâu đài được chuyển giao cho chính quyền mới. Từ năm 1921 – 1977, Trường Đại học Lâm nghiệp Muromtsevo đặt trụ sở ở đây. Khi trường Đại học này chuyện đi, lâu đài hoàn toàn xuống cấp và đổ nát…
Những cậu bé người địa phương bắt đầu “kinh doanh” trên nền cũ của tòa lâu đài, họ dẫn khách du lịch tham quan quanh lâu đài đã từng một thời nguy nga, tráng lệ này và kiếm tới vài trăm rúp một ngày.
Tòa lâu đài có đầy đủ hệ thống đường ống dẫn nước, thoát nước và cả đường dây điện thoại.
Chuyện kể lại rằng Khrapovitsky – chủ nhân của tòa lâu đài đã xây dựng công trình này theo lối kiến trúc Gothic tại Muromtsevo như một câu trả lời cho lời cá cược của ông với bạn bè. Trước đó, ông đã từng đi du lịch trên khắp nước Pháp vào năm 1880. Ông tỏ ra ngạc nhiên và vô cùng thích thú với những lâu đài thời Trung cổ ở đây, và một ý tưởng về việc xây dựng tòa lâu đài của riêng mình đã được hình thành. Tuy nhiên, những bạn bè người Pháp của Khrapovitsky cho rằng ý tưởng của ông là hoang đường. Và đây là câu trả lời của ông…
Sàn nhà bằng gỗ và trần nhà hầu như đã sụp đổ, nội thất đã bị phá hủy hoàn toàn, song vẫn còn sót lại những dấu vết xưa cũ…
Rất tiếc là những sàn gỗ, những họa tiết trang trí, và những căn phòng nổi tiếng không còn được lưu lại…
Dấu tích còn lại của chiếc cầu thang bằng đá cẩm thạch…
Vẻ hoang sơ còn sót lại của những chiếc cửa sổ theo phong cách kiến trúc đặc biệt…
Hương Mai - Theo Petrotimes
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét