Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Lăng mộ cổ hoành tráng của vua Ba Tư

 
lang-mo-vua-ba-tu-8
Là một dân tộc sùng đạo, người Ba Tư thiết kế và xây nên nhiều thành phố nguy nga tráng lệ.
Lăng mộ này nằm một ngọn đồi đá, cách tây bắc thành phố Iran khoảng 12 km. Sự thu hút khách tham quan của nó chính là ở những tấm phù điêu khổng lồ trang trí ở mặt trước dành cho các vị vua thời nhà Achaemenid – triều đại đầu tiên của người Ba Tư vào đầu thiên niên kỷ trước Công nguyên. Một số bức phù điêu đã bị hỏng, trong đó bức cổ nhất mô tả một người đàn ông với chiếc đầu bất thường được cho là nguồn gốc của lịch sử chữ viết của loài người.
Naqsh-i Rustam được coi là một dãy núi thiêng liêng trong giai đoạn Elamite – thời kỳ chữ viết đầu tiên của con người hình thành. Mặt tiền dãy núi này đã trở thành lăng mộ cho các vị vua thời Achaemenid và gia đình của họ trong thế kỷ thứ năm và thứ tư trước Công nguyên và cũng là nơi tổ chức nhiều nghi lễ tập thể quan trọng.
Lối vào ngôi mộ chính là trung tâm của mỗi thập giá, mở ra một phòng nhỏ, nơi đặt quan tài của nhà vua.
Khu lăng mộ này bao gồm nhiều mộ nhỏ của các vị vua thời kỳ trước Công nguyên: Darius I Đại đế (năm 522-486), Xerxes I (năm 486-465), Artaxerxes I (năm 465-424), Darius II (năm 423-404). Ngôi mộ chưa hoàn thành có thể là của Artaxerxes III, người trị vì lâu nhất (2 năm) nhưng cũng có thể là của Darius III (năm 336-330), cuối cùng là của Achaemenid.
 
Đế quốc Achaemenes là Đế quốc thế giới đầu tiên trong lịch sử, với 200 tồn tại dưới thời trị vì của các vị Hoàng đế.
Là một dân tộc sùng đạo, người Ba Tư thiết kế và xây nên nhiều thành phố nguy nga tráng lệ. Trong lịch sử Trung Đông, Đế quốc của họ là Đế quốc đầu tiên thống nhất cả khu vực này thành một Nhà nước có tổ chức.
Nguyễn Đức - Theo ione

Không có nhận xét nào: