Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Cười ngất trong đám ma - tục lạ ở châu Phi

Một người tộc Masai trong trang phục truyền thống với nhiều vòng cổ rực rỡ sắc màu và hàm răng “sún“ rất đặc trưng.
Người tộc Masai giữ nhiều tục kỳ lạ: đám ma rộn vang tiếng hát, tiếng cười; đàn ông muốn "ân ái" với vợ phải quỳ lạy thần linh và cả vợ mình...
Bộ tộc Gabba của Nigeria là một trong những nơi còn lưu truyền tập tục kỳ lạ này. Khi tham dự tang lễ của người Gabba, bạn hẳn sẽ ngạc nhiên bởi thái độ mừng rỡ, nụ cười sảng khoái trên gương mặt của họ. Không chỉ nhảy múa hoan ca, người Gabba còn tổ chức ăn uống linh đình với sự tham gia đông đủ của họ hàng, làng mạc.
Đám tang của tộc Gabba luôn rộn ràng tiếng trống và nhịp chân thình thịch của những nam thanh nữ tú say sưa trong những vũ điệu hoang dã. Họ đồng thanh hátt vang những ca khúc với lời lẽ trong sáng, ca ngợi công đức và phẩm hạnh thưở còn sống của người quá cố. Nghi thức diễn ra trong đúng ba ngày, ba đêm. Người nhà phải bày biện cỗ bàn, thiết đãi khách khứa chu đáo. Nhưng trên bàn tiệc đám ma của người Gabba tuyệt đối không có rượu. Theo quan niệm của bộ tộc này, hương vị và thứ men say của rượu sẽ làm kinh động tới linh hồn người chết.
Một năm sau, họ hàng lại họp bàn rình rang để chuẩn bị giỗ đầu cho người quá cố. Trong ngày này cũng không vắng bóng tiếng cười đùa và lời ca điệu múa. Quan khách tới dự đều ăn vận sặc sỡ, mang theo dê hoặc chút lương thực để đóng góp với gia chủ. Lễ giỗ đầu kéo dài suốt 7 ngày đêm, khách khứa được ăn uống thỏa thuê, thậm chí say mèm cho thêm phần hứng khởi khi nhảy múa, hát ca và không quên đồng thanh hô vang tên người quá cố.
Tộc người Masai, nằm giữa thung lũng Great Rift của Kenya và khu công viên quốc gia Serengeti của Tanzania, cũng lưu giữ tục lệ kỳ lạ này suốt nhiều đời qua. Tới năm 1899, một công nhân xây dựng tuyến đường sắt nối liền Kenya với Ai Cập và Nam Phi chạy ngang qua ngôi làng Saikeri đã phát hiện ra bộ tộc nguyên thủy này, khi họ đang thực hiện nghi lễ mai táng người chết. Ông này quá đỗi ngạc nhiên khi trông thấy những người Masai đang đặt thi thể một phụ nữ trong quan tài làm bằng gỗ tươi và trang trí quanh đầu lẫn thân thể người chết bằng vòng nguyệt quế làm từ hoa, lá rừng. Cũng như tộc Gabba, những người tham dự lễ tang này ăn mặc rực rỡ, nhảy múa rộn ràng như dự hội và ôm chặt xác cười vang.
Theo quan niệm của bộ tộc này, chết là được siêu thoát khỏi cảnh sống trần trụi, nghèo khó. Chết giúp linh hồn bay tới cõi thiêng liêng, thanh thản hưởng thụ những ngày tháng nhàn nhã chốn thiên đàng. Vì vậy, họ ăn vận màu mè, linh đình tiệc rượu, cười nói hát vang, cốt tỏ nỗi vui mừng cho những phận người được bước sang thế giới hoàn mỹ hơn.
Hiện, người Masai vẫn duy trì chế độ mẫu hệ. Con cái mang họ mẹ, gia sản do một tay người phụ nữ nắm giữ. Kỳ lạ hơn cả là đàn ông Masai mỗi lần muốn ân ái cùng vợ phải tắm rửa sạch sẽ, vận quần áo tươm tất, xức dầu thơm, quỳ giữa nhà van vái trời đất và các đấng thần linh. Họ cũng không quên quỳ lạy vợ mình, trước khi đặt chân lên giường. Truyền thống mẫu hệ còn thể hiện rõ ở phong tục đàn ông phải chăm lo cơm nước, vun vén nhà cửa, trông nom con cái… khi phụ nữ đi vắng. Nhưng họ không được phép tiếp khách là đàn bà trong nhà.
Tộc này hiện chỉ còn khoảng 320.000 người, sống ẩn sâu trong những thung lũng hay rừng rậm của Kenya, sinh tồn bằng phương thức nguyên thủy: săn bắn và trồng lúa nước.
{-DATV-}

Không có nhận xét nào: