Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Đi tìm đường chân trời ở thảo nguyên Shangri-La

Trên những thảo nguyên bát ngát của mảnh đất Shangri-La, cuộc sống dường như chậm hơn. Ta cứ mải miết đi mà chẳng thể "chạm" tới đường chân trời...

Những thung lũng mây và cánh đồng cỏ hai bên trải dài xa tít tắp. Trên cánh đồng, lũ cừu lầm lũi như những cục bông gòn và đàn bò Yak với cái đuôi lệt phệt nhẩn nha gặm cỏ.
Shangri-La nổi tiếng từ khi tác phẩm của "The Lost Horizon" của James Hilton (1933) viết về một vùng đất thiên đường Shangri-La, nằm giữa tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và khu tự trị Tây Tạng. Và đã có rất nhiều người tìm đường đến với Shangri-La để biết thêm một nơi trời và đất gặp nhau.
1960122519_20092011aFdl_10_63b90
Những hồ nước trong vắt giữa thung lũng.

321080155_20092011aFdl_11_22a1a
Vải liệm Ha đạt trong gió.

146229735_20092011aFdl_12_099e4
Giữa những núi tuyết vĩnh cửu.

1911282376_20092011aFdl_13_ac8af
Con đường trải dài tít tắp chân trời.

1912095046_20092011aFdl_2_997fd
Về nhà.

2068472353_20092011aFdl_3_82fae
Những thảm cỏ xanh ngút ngàn tầm mắt.

1401849621_20092011aFdl_7_452b4

1099397489_20092011aFdl_8_a4472
Nét chấm phá giữa đồng cỏ.

1005648633_20092011aFdl_9_94ce6
Không gian khoáng đạt giữa trời và đất.

80210755_20092011aFdl_5_e14ce
Sắc màu.

1190880039_20092011aFdl_6_1960a
Chiều hôm...
1512015600_20092011aFdl_4_6b14e
Một chú bò Yak đủng đỉnh.

Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La

Thiên đường trần thế, nơi con người bất tử liệu có tồn tại thật sự…

Nếu bạn là một fan trung thành của series phim Xác ướp Ai Cập, hay đã từng đọc qua tiểu thuyết Lost Horizon (Đường chân trời đã mất) của nhà văn James Hilton thì hẳn là cái tên Shangri-La không hề xa lạ. 

Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 1
Shangrila không phải thiên đường nơi hạ giới như nhiều người đã lầm tưởng như trong tiểu thuyết Lost Horizon. 

Trên thực tế, Shangri-La là "giai điệu cao vút" vang vọng trên thảo nguyên bao la, là hình ảnh tuyệt đẹp về miền đất hạnh phúc, là những lời niệm gửi gắm nhiều ước nguyện về một cuộc sống tốt đẹp.


Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 2

Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 3

Vùng đất Shangri-La hoàn toàn có thật, tuy nhiên việc người bất tử thì chỉ là những câu văn miêu tả giả tưởng của nhà văn James Hilton mà thôi. Shangri-La là một thung lũng nằm ở Tây Bắc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, gần với Tây Tạng.


Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 4

Ban đầu, vùng đất này có tên là Zhongdian County. Mãi cho tới năm 2001, với một chiến dịch phát triển du lịch, nâng tầm vùng đất này lên, chính quyền địa phương mới đổi tên thành Shangri-La, dựa nhiều vào những điểm tương đồng về địa danh trong câu chuyện của James Hilton.


Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 5
Shangri-La nằm trong một cao nguyên cao hơn 3.300m so với mực nước biển, bao quanh bởi những ngọn đồi xanh tươi tốt, hồ nước tuyệt đẹp, không khí trong lành. 

Đây là nơi sinh sống chủ yếu của một bộ phận không nhỏ những người Tây Tạng, nơi tọa lạc của rất nhiều danh thắng, đền chùa, tu viện Phật giáo…


Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 6
Khí hậu ở Shangri-La chỉ có thể miêu tả trong một từ “hoàn hảo”. Tới đây, du khách có thể trải nghiệm không khí mát mẻ, dễ chịu, cũng như tận hưởng cảm giác rõ rệt về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. 


Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 7

Trong đó, giai đoạn mùa thu, giữa tháng 10 tới giữa tháng 11 là lúc Shangri-La lung linh nhất với thảm động thực vật đa dạng và rực rỡ sắc màu. 

Trong khi đó, mùa đông ở nơi này rất khô, lạnh, thậm chí nhiệt độ có thể xuống dưới mức 0 độ C.


Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 8
Đến Shangri-La, không thể không chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của đỉnh Kawagarbo - đỉnh núi cao nhất tỉnh Vân Nam. 

Nó được đặt theo tên của một vị thần chiến binh và nằm trong danh sách những ngọn núi linh thiêng nhất của dòng Phật giáo Tây Tạng. Mỗi năm, Kawagarbo thu hút tới 20.000 tín đồ hành hương, đi bộ khoảng 240km gian khổ để tới được đây.


Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 9

Bên cạnh đỉnh Kawagarbo, du khách đến với Shangri-La có cơ hội trải nghiệm cảm giác như ở trên thiên đường thật sự nếu tham quan dãy Meili. Dãy núi này gồm khoảng 20 đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa quanh năm, trong đó có 6 đỉnh cao tới hơn 6.000m.


Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 10

Một đặc trưng địa lý khác của Shangri-La chính là hẻm núi hình móng ngựa ngoạn mục này. Dòng sông Mêkông chảy vòng xung quanh ngọn núi qua năm tháng đã vô tình tạo nên một cảnh sắc thật sự đáng kinh ngạc.


Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 11

Trên con đường đi từ núi Meili về thị trấn Shangri-La, chúng ta sẽ bắt gặp một hồ nước nông trên núi: hồ Napahai. 


Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 12
Hồ nằm ở độ cao 3.266m, ba mặt bao quanh đều là núi. Mùa đông, hồ hoàn toàn biến mất và trở thành đồng cỏ chăn thả gia súc, chỉ khi hè đến, mưa nhiều, Napahai mới lại xuất hiện.


Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 13

Shangri-La còn nổi tiếng với công viên quốc gia Pudacuo. Đây là khu vực rộng khoảng 1.300km2 và là công viên quốc gia đầu tiên ở Trung Quốc.

Hiện nó là nơi cư trú của 20% các loài cây khác nhau, 1/3 lượng chim, động vật có vú, cùng 100 loài quý hiếm trên toàn lãnh thổ nước này.


Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 14

Không hổ danh nếu nói Shangri-La đồng thời cũng chính là một trung tâm Phật giáo. 

Nằm trên một sườn núi cao 3.380m, tu viện Gadain Sumzanling là Tu viện dòng Phật giáo Tây Tạng lớn nhất ở Vân Nam, Trung Quốc. Nó được xây dựng năm 1679, hiện là nơi sinh sống của 700 tu sĩ và Lạt ma.


Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 15

Gadain Sumzanling tích hợp nhiều công trình kiến trúc bên trong, làm thành một tổng thể thống nhất. Trong đó, nổi bật là cung điện Potala nằm trên đỉnh đồi và khu Zhacang và Jikang - nơi những tu sĩ trẻ sinh sống và học tập. 


Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 16

Hành lang dẫn lên hội trường chính của tu viện gồm 146 bậc, được trang trí với hơn 108 cột trụ. 

Hội trường chính là nơi các tín đồ tụ tập để cử hành lễ hội và cầu nguyện mỗi sáng hàng ngày. Ước tính, sảnh cầu nguyện này có sức chưa tới hơn 1.600 tu sĩ tất cả.


Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 17

Cũng giống như tên thung lũng, thị trấn trung tâm Jiantang trước kia cũng được đổi tên thành thị trấn Shangri-La. 

Bước dọc theo những con đường nhỏ tại đây, bạn hẳn sẽ cảm nhận được không khí cổ kính, trầm mặc của một vùng đất nơi văn hóa Tây Tạng trùm lên từng căn nhà, góc phố.



Thần bí thung lũng "bất tử" Shangri-La 18

Người dân sống ở Shangri-La gồm rất nhiều thành phần: chủ yếu là người Tây Tạng, Hán cùng với một vài tộc thiểu số khác như Naxi, Bai, Yi và Lisu. 

Tất cả chung sống rất hòa bình, kiếm ăn chủ yếu bằng nghề nông, du lịch. Và tất nhiên, chuyện người dân bất tử là một điều hoàn toàn hư cấu, chỉ có trong văn học mà thôi.

Shangrila - Đi tìm chân trời đã mất

Shangrila là vùng đất huyền thoại nằm dưới chân núi Kunlun, nơi giao hòa giữa trời và đất, cách biệt với thế giới bên ngoài.

Thành phố nằm ở độ cao trên 3.000 m so với mực nước biển. Di chuyển đến vùng đất này thực sự khó khăn do chủ yếu đi bằng đường bộ, không có xe lửa hay máy bay. Hành trình khởi hành từ thành phố Côn Minh, đi tiếp đến thành cổ Lệ Giang và mất khoảng 4 tiếng từ đây đi xe lên Shangrila với khoảng cách 175 km.
Đến tới Shangrila, cảnh tượng làm bạn ấn tượng là cái nắng trong trẻo, chút gió lạnh, mây, tuyết trắng xóa bao phủ trên đỉnh núi Thạch Ca. Khí hậu thảo nguyên của vùng đất Tạng cũng sản sinh nhiều món ăn thú vị, trong đó có thịt bò Yak. Giống bò đen, lông dài mượt nhưng thịt thơm, chắc, dày mình, dùng chế biến món lẩu bò Yak, rất phù hợp với tiết trời lạnh giá. Do đặc điểm khí hậu, khẩu vị ăn của người Tạng khá mặn, cay, nhiều dầu mỡ và không thể thiếu hơi rượu để giữ ấm cơ thể.  
Toàn cảnh thành phố Shangrila.
Toàn cảnh thành phố Shangrila.
Điểm đến hấp dẫn nhất của Shangrila chính là tu viện Shongzalin, kiến trúc khá giống với tu viện Potala, Lhasa, Tây Tạng, nên thường gọi là Potala thu nhỏ. Nằm trên ngọn đồi bao bọc bởi nhà dân, tu viện chia thành nhiều sảnh thờ khác nhau nhưng đều theo cấu trúc đối xứng. Hãy di chuyển trong tu viện theo nguyên tắc từ trái qua phải, thuận chiều kim đồng hồ. Du khách sẽ trầm trồ trước các pho tượng Phật đồ sộ, những tấm phướn rực rỡ đa dạng, kỹ thuật điêu khắc tinh xảo, trần các sảnh thờ được tô vẽ cầu kỳ theo văn hóa đặc trưng của người Tạng.
Bạn phải tốn ít nhất 3 đến 4 giờ để chiêm ngưỡng được hết nét đẹp tinh túy nhưng chân chất của tu viện này. Trên mái tu viện, du khách dễ dàng bắt gặp hình phù điêu lấp lánh mạ vàng, hai con hươu ở hai bên một bánh xe lớn. Đây được gọi là biểu tượng Bánh xe Dharma (Wheel of Dharma), tượng trưng cho sự hòa hợp trời đất. Con hươu đực bên trái là biểu tượng của đại phúc, con hươu cái bên phải là biểu tượng của hư không.
Một điều lý thú khác, các vị sư trong tu viện sẽ ban phước cho du khách bằng chiếc vòng tay may mắn được khắc chữ và niệm chú “Om mani padme hum" (Án Mani Pát Mê Hồng). Theo Phật giáo Tây Tạng, câu niệm chú này sẽ giúp chủ nhân tai qua nạn khỏi và gặp điều lành khi đeo chiếc vòng trên tay.
20150225-093136-4080-1442993566.jpg
Các vị sư trong tu viện.
Không nổi bật như tu viện Shongzalin, khu phố cổ Shangrila ẩn mình với nét đẹp đằm thắm, mộc mạc, mặc dù hơi thở cuộc sống hiện đại đã mang đến những quán bar sôi động hay nhà hàng Âu hiện đại. Nhà trong phố cổ xây san sát nhau, chủ yếu bằng chất liệu gỗ, cửa sổ, vì kèo được trạm trổ rất cầu kỳ, cổng sân vườn và tường làm từ đất nung.
Để quan sát toàn bộ phố cổ, bạn chỉ cần leo lên ngọn đồi cao, ngôi chùa Đại Phật Tự như ôm gọn cả vùng Shangrila trong tầm mắt. Bất cứ ai đặt chân lên ngôi chùa này, đểu thử sức quay Pháp chuyển luân kinh khổng lồ theo chiều kim đồng hồ một lần, để cầu nguyện may mắn, hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Vào buổi tối, ánh đèn thắp sáng lên Pháp chuyển luân kinh khiến cho cả ngôi chùa trở nên lung linh, huyền ảo như thánh địa bất khả xâm phạm của người Tạng. 
Bình yên ban ngày nhưng cuộc sống về đêm tại Shangrila không kém phần sôi động, vui nhộn nhờ các quán bar san sát trong phố cổ. Thật đáng nhớ khi bạn đắm mình trong điệu nhạc réo rắt của người Tạng, say men chén rượu cốc và ngắm nhìn vũ điệu tập thể uyển chuyển, đơn sơ của các cô gái bản địa trên sân khấu.
Ấn tượng chuyến đi về miền đất Shangrila có thể là rất nhiều, nhưng có lẽ bình an và hạnh phúc như lời nguyện ước từ Chuyển pháp luân kinh là điều tất cả du khách đều muốn gói gém mang về.
Shangrila là vùng đất huyền thoại luôn gắn liền với tiểu thuyết “Chân trời đã mất” của nhà văn Anh, James Hilton năm 1933. Dưới ngòi bút miêu tả của James Hilton, cư dân ở Shangrila có cuộc sống êm đềm hạnh phúc, khuôn mặt không phơi bày tuổi tác và tuổi thọ vượt trội so với trung bình.
Vùng đất huyền thoại được mô tả trùng hợp với vùng đất phía Tây Bắc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tại đó, nhà thám hiểm của National Geographic, Joseph Rock từng sống và du lịch trong những năm 20, 30 thế kỷ trước. Thời gian này khá trùng hợp với lúc nhà văn James Hilton viết nên tác phẩm mang dấu ấn cuộc đời ông. Do vậy, vùng đất phía Tây Bắc tỉnh Vân Nam chính thức được biết đến là Shangrila.
Gia Trinh





Không có nhận xét nào: