Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu

(iHay) Khi những chiếc tàu thủy dùng chở hàng trên kênh đào Canal du Midi (miền nam nước Pháp) trở nên lỗi thời trước những phương tiện giao thông đường bộ hiện đại, dòng kênh đào độc đáo này vẫn được gìn giữ phục vụ du lịch.


Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 1Du khách đi theo đoàn trên Canal du Midi
Tôi đến Canal du Midi vào những ngày cuối xuân, thời tiết đang giao mùa nên dòng kênh vốn nổi tiếng bởi vẻ đẹp vừa cổ kính vừa hiện đại lại càng lộng lẫy hơn khi hai bên bờ ngập tràn hoa dại đủ màu sắc. Đẹp đến nao lòng, khiến khi ngắm bóng hai hàng thông to cao sừng sững hai bên bờ soi bóng xuống dòng kênh, tôi tự nhủ cứng cáp mạnh mẽ như cây thông cũng có khi phải mềm lòng trước vẻ đẹp này.
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 2Rất nhiều gia đình ở Âu châu và đặc biệt ở Pháp thường thuê nguyên tàu để du lịch hè như vậy thường kéo dài khoảng 2 tuần 
Canal du Midi được xây dựng từ năm 1667 và từng có tên gọi là Canal Royal en Languedoc (kênh đào Hoàng gia Languedoc) dưới thời Vua Louis Mặt Trời, nối liền biển Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Thời đó, các thương buôn chở hàng hóa muốn đi từ Đại Tây Dương sang Địa Trung Hải thường phải đi vòng qua Tây Ban Nha, vừa xa xôi hiểm trở lại luôn đối diện nạn cướp biển thường xuyên. Canal du Midi ra đời giải quyết cả hai vấn nạn đó: rút ngắn đường đi và bảo đảm an toàn cho thương thuyền qua lại.
Xây liên tục trong 15 năm, tháng 5.1861, kênh đào được hoàn tất. Đã hơn 300 năm, Canal du Midi ngày nay vẫn còn họat động phục vụ du lịch là chính và trở thành dòng kênh đào cổ nhất của châu Âu, được UNESCO công nhận là di sản thế giới từ năm 1996. Năm 1980, hoạt động thương mại trên dòng kênh này được chấm dứt, kênh trở thành tuyến đường thủy độc đáo phục vụ du lịch cho khách Âu châu và là niềm tự hào của người dân Pháp, đặc biệt là miền nam nước Pháp.
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 6
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 7
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 8Canal du Midi thanh bình những ngày cuối xuân 
Nối liền hai biển, nhưng Canal du Midi có độ dốc rất lớn, cao đến 190m. Để thay đổi hoặc cản độ dốc của dòng chảy, các nhà thiết kế kênh ngày trước đã sáng kiến xây những Fronseranes, gọi là những âu tàu. Cả dòng kênh dài gần 2,5km này có 103 cái âu tàu. Mỗi âu được đóng và mở bởi cánh cửa sắt lớn, nặng nhưng được thiết kế dễ đóng mở, sẽ không có một giọt nước nào ở trên đổ xuống và chính những cánh cửa sắt này giúp ngăn dòng chảy, giảm lực khi tàu đến đây.
Chẳng hạn, khi tàu đang ở bậc nước ở trên cao, đằng sau cánh cửa số 7, cánh cửa sắt thứ 6 bên dưới sẽ được đóng lại, giữ nước từ trên đổ xuống, theo đó, tàu sẽ từ từ trôi hạ xuống. Rồi cửa sắt thứ 5 sẽ được đóng chặt, cửa số 6 được mở ra đề tàu tiếp tục đi xuống. Song song với các thao tác “đóng mở” đó, phải có ít nhất 2 người lên bờ cột dây thừng vào những trụ neo trên hai bờ kênh để giữ tàu khỏi bị tuột hay bị va đập vào cửa sắt. Một hoạt động lý thú và không đơn giản.
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 3
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 4Cánh cửa sắt được mở từ từ, nước từ trên âu trên chạy xuống âu dưới để tàu từ từ hạ xuôi về cảng Sete trên bờ biển Địa Trung Hải 
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 11
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 12Mùa du lịch trên Canal du Midi. Khách chủ yếu đến từ các nước châu Âu
Tôi bắt chuyện với ông bà Bernard, dân địa phương, đang tản bộ với chú cún cưng trên đường. Theo ông Bernard, cách đây khoảng 20 năm, một chương trình nghiên cứu của chính phủ Pháp, trị giá hàng triệu Euro, đầu tư xây dựng 2 toa tàu lửa song song cạnh Canal du Midi với mục đích thay thế hoạt động “chậm như rùa” của những cánh cửa sắt. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, những toa xe lửa và hệ thống đường ray trở thành khối sắt “trùm mền” để đó. Vừa kể vừa đưa tay chỉ toa tàu lửa bắng sắt đã có dấu hiệu rỉ sét, bà Bernard tiếp lời: “Việc lập đường sắt bên cạnh là tính toán sai lầm và cả thất bại của con người hiện đại ngày nay”.
Nghe họ nhận xét, bỗng dưng, tôi cứ nghĩ mãi về những tuyến cáp treo lên Yên Tử hay chiếc thang máy lên núi Ngũ Hành Sơn ở Việt Nam. Du lịch ngày nay, không, nói đúng hơn là cả ngày hôm qua, du khách thật khó chấp nhận sự can thiệp thiếu tính thẩm mỹ của bàn tay con người, cho dù, nó mang lại sự thoải mái dễ chịu cho du khách.
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 9
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 10Sau khi chi hàng triệu Euro để nghiên cứu và xây dựng toa xe lửa thay thế đường thủy “chậm như rùa” trên Canal du Midi, dự án bị trùm mền 
Đến Canal du Midi vào mùa hè, du khách dễ dàng bắt gặp những con tàu du lịch trắng muốt, khởi hành từ Bordeaux xuôi về cảng Sète. Rất nhiều gia đình ở châu Âu và đặc biêt ở Pháp thường thuê nguyên tàu để du lịch hè như vậy, kéo dài khoảng 2 tuần. Vừa đi vừa ngắm cảnh, có thể neo tàu lại, lên bờ đạp xe dạo dưới tán cây platane xanh mượt thẳng tắp bên hai bờ kênh.
Mùa thu, cây hai bên bờ kênh nhuốm màu vàng rực, màu đỏ ối như bức tranh cổ tích. Nhưng đông về, Canal du Midi trở lại sự im ắng không một bóng người, cây cối hai bên bờ kênh trụi lá, đứng im phăng phắt in bóng dưới lòng kênh lạnh buốt. Lúc này, dòng kênh cũng như hàng cây trơ cành kia, như đang đứng yên ngẫm nghĩ điều gì sau bao tháng ngày sôi động.
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 14Những bản hướng dẫn chi tiết thông tin về dòng kênh cổ, về những âu tàu đi qua thành phố Beziers. Đặc biệt, có những điểm du lịch lý thú như nhà thờ cổ, cầu cổ trong vùng mà du khách có thể tham quan
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 15Qua những dốc nước, hai bên bờ hoa cỏ xanh tươi, có thể neo thuyền lên bờ thuê ngựa vào rừng ngắm cảnh
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 16
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 17Hoa dại phủ khắp nẻo hai bờ kênh
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 18
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 19
Thăm dòng kênh đào cổ nhất Âu châu 20Nằm ven biển địa trung hải, Miền Nam nước pháp hưởng thời tiết đặc biệt của vùng núi lẫn biển, nơi đây có nhiều loại cây cỏ có sức sống mãnh liệt
Theo sách Canal du Midi (thuộc bộ As de Coeur Collection), từ những khó khăn về kỹ thuật, một kỹ sư thời đó có tên là Pierre Paul Riquet đã thuyết phục Bộ trưởng Bộ Tài chính là Jean Baptiste Colbert (Thời Louis XIV) chi một khoản tiền hơn 3.360.000 livre Pháp để thực hiện dự án xây đập. Dự án được Bộ trưởng tài chính phê duyệt, ngay lập tức, dưới dự chỉ huy của vị kỹ sư tài ba này, một đập lớn dài 700m, cao 30m, ngăn trên sông Laudot (nhánh sông của Tarn), được cấp tốc xây dựng để cung cấp nước cho kênh đào sau này. Tuy nhiên, sau 15 năm xây dựng, công trình kênh đào đã ngốn chi phí lên đến 15 triệu livre, trong đó có 2 triệu livre của Pierre Paul Riquet, khiến ông lâm vào cảnh nợ nần và đã chết trước khi công trình được khánh thành chỉ vài tháng.
Cũng cần nói thêm, trước thời điểm khởi công Canal du Midi non một thế kỷ, năm 1561, Vua Francois I cũng đã từng mời danh họa Leonardo de Vinci đến Pháp để khảo sát một đường thủy từ sông Garonne tới thành cổ Carcassonne (vùng Languedoc, miền Nam nước Pháp). Tuy nhiên, do những khó khăn lớn về kỹ thuật, ý tưởng của vua Francois I không được thực hiện.
Canal du Midi:
Thông tin tại Canal du Midi: Dài 240 km từ Toulouse đến Etang, cao 190m so với mực nước biển địa trung hải. Khởi công năm 1667, hoàn thành năm 1681. Có khoảng 45.000 cây platanes hai bên bờ kênh. Đã có 12.000 lần mở âu tàu và 600 lần đóng. Có 400 tàu du lịch hoạt động thường xuyên và 8.200 du khách đi qua âu tàu Fonseranes
Phượt ký của Nguyên Nga

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét