Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Myanmar - đất nước hi vọng

Phép mầu “open government”

 TT - Mang ấn tượng về một đất nước Myanmar đóng cửa, bị cấm vận, nghèo nàn, lạc hậu... chúng tôi chuẩn bị tinh thần đến với Myanmar như một cuộc hành hương về Việt Nam thời bao cấp và chấp nhận chịu đựng những khó khăn thiếu thốn nhất.

Bên cạnh những chiếc taxi đời mới là các phương tiện giao thông cũ kỹ đông nghẹt người - Ảnh: Thuận Thắng

 

WiFi đã phủ ở nhiều nơi
Những thông tin trên mạng xem việc gọi điện thoại, ngay cả gọi nội địa, ở đây đã là việc khó khăn, tìm nơi kết nối mạng càng cực kỳ nhọc nhằn, chúng tôi không mang theo laptop vì nghĩ vô dụng. Tuy nhiên điều đó đã xưa rồi, đến nay hầu hết khách sạn, quán ăn của Myanmar đều có free WiFi. Ngay các cửa hàng giới thiệu sản phẩm mỹ nghệ cũng có WiFi. Các cửa hàng điện thoại, tiệm Net, game mọc nhan nhản khắp nơi.
Điện thoại di động đã trở thành phương tiện sinh hoạt phổ biến cho mọi người, ngay cả những người lái xe ôm, xe tuk-tuk. Cước điện thoại có lẽ vẫn còn cao, khi chúng tôi gọi nhờ điện thoại của khách sạn cho Chan chỉ hơn 5 phút, bị tính cước 1.000 kyat (khoảng 23.000 VND) nhưng trên hành trình đi Golden Rock chúng tôi vẫn thấy Nyi hồn nhiên “nấu cháo” điện thoại với ai đó. Công nghệ thông tin đã phổ cập đến mức một nhóm tài xế xe tuk-tuk ngồi giải trí bằng laptop trong khi chờ khách dưới chân đồi Sagaing ở Mandalay.
Còn báo chí đã bắt đầu thay đổi.
Trên các nhật báo của chính phủ màu sắc và thông tin đơn điệu, hình ảnh Tổng thống Thein Sein vẫn thường ngự trị trên trang nhất. Nhưng trên các quầy báo đã xuất hiện một số tờ báo tiếng Anh, song ngữ, báo thương mại thể thao đa dạng.
Truyền hình cáp trong các khách sạn có 11 kênh, trong đó có kênh chiếu phim HBO, kênh thể thao châu Á, còn lại là các kênh thông tin địa phương. Chất lượng đường truyền chưa tốt. Trong câu chuyện với Chan, Nyi và những người Myanmar khác, người ta nhắc tới Tổng thống Thein Sein với sự kính trọng và nhắc đến bà Aung San Suu Kyi với tình thương yêu. Anh Yar Man, người xà ích xe ngựa chở tôi đi thăm Bagan, hào hứng kể về chuyện bà từng về thăm Bagan như một niềm tự hào.
.
WiFi đã phủ ở nhiều nơi
Những thông tin trên mạng xem việc gọi điện thoại, ngay cả gọi nội địa, ở đây đã là việc khó khăn, tìm nơi kết nối mạng càng cực kỳ nhọc nhằn, chúng tôi không mang theo laptop vì nghĩ vô dụng. Tuy nhiên điều đó đã xưa rồi, đến nay hầu hết khách sạn, quán ăn của Myanmar đều có free WiFi. Ngay các cửa hàng giới thiệu sản phẩm mỹ nghệ cũng có WiFi. Các cửa hàng điện thoại, tiệm Net, game mọc nhan nhản khắp nơi.
Điện thoại di động đã trở thành phương tiện sinh hoạt phổ biến cho mọi người, ngay cả những người lái xe ôm, xe tuk-tuk. Cước điện thoại có lẽ vẫn còn cao, khi chúng tôi gọi nhờ điện thoại của khách sạn cho Chan chỉ hơn 5 phút, bị tính cước 1.000 kyat (khoảng 23.000 VND) nhưng trên hành trình đi Golden Rock chúng tôi vẫn thấy Nyi hồn nhiên “nấu cháo” điện thoại với ai đó. Công nghệ thông tin đã phổ cập đến mức một nhóm tài xế xe tuk-tuk ngồi giải trí bằng laptop trong khi chờ khách dưới chân đồi Sagaing ở Mandalay.
Còn báo chí đã bắt đầu thay đổi.
Trên các nhật báo của chính phủ màu sắc và thông tin đơn điệu, hình ảnh Tổng thống Thein Sein vẫn thường ngự trị trên trang nhất. Nhưng trên các quầy báo đã xuất hiện một số tờ báo tiếng Anh, song ngữ, báo thương mại thể thao đa dạng.
Truyền hình cáp trong các khách sạn có 11 kênh, trong đó có kênh chiếu phim HBO, kênh thể thao châu Á, còn lại là các kênh thông tin địa phương. Chất lượng đường truyền chưa tốt. Trong câu chuyện với Chan, Nyi và những người Myanmar khác, người ta nhắc tới Tổng thống Thein Sein với sự kính trọng và nhắc đến bà Aung San Suu Kyi với tình thương yêu. Anh Yar Man, người xà ích xe ngựa chở tôi đi thăm Bagan, hào hứng kể về chuyện bà từng về thăm Bagan như một niềm tự hào.
ANH KIỆT

Xứ sở thân thiện

 TT - Bản sắc văn hóa Myanmar còn nổi bật trong lối sống hồn hậu, thân thiện, trong sinh hoạt, những tập tục độc đáo trong đời sống của người dân.

 

Thân thiện mọi lúc mọi nơi
Đến bến xe Mandalay chỉ mới 2g sáng, đoàn chúng tôi bắt taxi đi vào trung tâm thành phố giá chỉ 10 usd, nhưng anh tài xế hứa sẽ bao trọn gói đến khi nào chúng tôi tìm được khách sạn ưng ý. Trước vẻ nhiệt tình ấy chúng tôi lại lo lắng: liệu có bị lừa?
Chạy một đoạn trên đường chính, chưa vào đến trung tâm xe đột ngột rẽ vào đường nhánh làm tôi càng băn khoăn căng mắt theo dõi. Cuối cùng xe dừng lại trước cổng một ngôi chùa (sau này tôi mới biết đó là ngôi chùa thiêng Mahabohdi). Em bé chạy đến trao cho anh tài xế một vòng hoa nhỏ, anh thành kính cầm vòng hoa lên chắp tay xá ngôi chùa ba xá rồi lui xe chạy tiếp. Hóa ra anh đi cúng chùa. Nỗi lo nhẹ hẳn đi. Quả nhiên anh đưa chúng tôi đi lần lượt gõ cửa ba khách sạn đến khi tìm được chỗ ở thích hợp mà không kỳ kèo vòi vĩnh thêm tiền.
Sự thân thiện đến bất ngờ của khách sạn ở Myanmar là họ nhiệt tình giới thiệu cho khách những cơ sở khác phù hợp nhu cầu của khách. Ở Yangon, chúng tôi chọn Three Seasons Hotel, đây là tòa nhà bằng gỗ khá xinh xắn, nhưng rất tiếc không đủ phòng cho cả đoàn. Tiếp tân ở đây cung cấp thông tin giá cả, phòng ốc và gọi điện cho khách sạn Hninn Si Budget Inn ở gần đó cho chúng tôi. Ở Mandalay, dù bị đập cửa dựng dậy lúc nửa đêm rồi bị chê giá cao, phòng không máy lạnh, nhưng tiếp tân Royal Guesthouse không phiền hà, vẫn nhiệt tình giới thiệu cho chúng tôi khách sạn Grand Royal gần đó với giá cả phải chăng, đủ tiện nghi. Sự thân thiện đó không phải cá biệt mà dường như trở thành lối sống của người dân Myanmar.
Hình ảnh quen thuộc hiện diện tất cả mọi nơi công cộng ở Myanmar là những chum nước miễn phí. Đồn cảnh sát, các ngôi chùa, cửa hàng, ngoài khu chợ, trên đường đi... đâu đâu cũng có chum sành đặt trên bệ, nắp đậy hình nón lá. Bên trong là một mâm đậy bằng inox và một ca inox. Trên đất nước nóng bức, khô hạn, một năm chỉ có ba tháng mưa này thì những chum nước uống miễn phí là món quà tuyệt vời. Thông thường những chum nước ấy được đặt trong chỗ râm mát, chứa bằng chậu sành nên dù giữa trưa nước luôn mát lạnh. Ở những điểm di tích như chùa vàng Shwe Dagon, nước uống còn sang trọng hơn là nước lọc đóng bình đặt trên máy nóng lạnh.
Ngay nhà người dân, chum nước để dùng cho gia đình cũng thường đặt trước cửa nhà. Trong thời gian chờ xe buýt từ Yangon lên Bagan, chúng tôi ghé nhà tài xế taxi Dyn Dyn để tắm rửa và cũng nhìn thấy một chum nước trước nhà như vậy. Hỏi sinh hoạt này có từ khi nào, Dyn Dyn lắc đầu không biết, vì đã có từ bao đời, trước khi anh sinh ra đã là như vậy

Màu sắc longhi và tanakhan
Người Myanmar ngày nay vẫn trung thành với trang phục cổ truyền, nam nữ đều mặc váy là một khúc vải được may thành ống và thắt quanh người gọi là longhi. Chính cách ăn mặc này đã tạo ra bức tranh sinh hoạt xã hội của Myanmar hết sức đặc thù, đầy màu sắc. Cách vận longhi của phụ nữ rất gọn gàng, nhưng với phái nam mỗi người mỗi kiểu. Có người thắt thành cục to trước bụng, có người cột lại như cái nơ. Việc tụt, sửa longhi giữa đường nơi công cộng là chuyện bình thường. Longhi chừng như không gây cản trở cho sinh hoạt nghề nghiệp nên từ người lái tàu, lái xe, khuân vác đều vận longhi.
Một tập quán đặc sắc khác của Myanmar là thoa tanakhan lên mặt. Tanakhan là một loại bột làm từ vỏ cây mài trên một bàn mài bằng đá hòa tan với nước và thoa lên mặt. Hầu hết trẻ em và phụ nữ đều thoa tanakhan. Có người thoa thành bệt tự nhiên nhưng nhiều cô gái đã tận dụng nó để thành một phương cách trang điểm thoa thành hình trái tim, thoa viền hai má... Về công dụng của nó thì vợ Dyn Dyn cho biết nhằm làm mát, mịn da. Người Myanmar sẽ rất vui sướng khi khách nước ngoài nhờ thoa tanakhan, họ sẽ không ngại tốn thời gian mài vỏ cây thật mịn, thoa thật đẹp cho du khách. Không biết công dụng về dinh dưỡng da của tanakhan ra sao, nhưng với tập quán này thì gương mặt những cô gái Myanmar không thể lẫn với những thiếu nữ các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á. Những quầy hàng tanakhan nhan nhản khắp nơi cũng góp phần tạo ra sắc thái riêng cho phố chợ Myanmar.
Suốt mười ngày ở Myanmar chúng tôi ít khi gặp khó khăn về giao tiếp. Không kể tiếp tân khách sạn hay lái xe du lịch như Dyn Dyn là những người thường xuyên giao tiếp với du khách, trong các hàng quán ăn dành cho người dân địa phương vẫn có người nói được tiếng Anh. Tuy chưa phải là thứ tiếng Anh đạt chuẩn nhưng chí ít vẫn đủ để hiểu nhau. Cộng đồng phượt Việt Nam thường thông tin ca ngợi anh Min Thu là một trong rất ít tài xế xe ngựa ở Bagan biết nói tiếng Anh và nhiệt tình giúp đỡ khách. Chúng tôi cũng hỏi thăm và được biết Min Thu đã được giới xe ngựa phong là “guide quốc tế” và chỉ làm dịch vụ môi giới chứ không còn lái xe nữa. Một thanh niên trẻ tự giới thiệu là Min Tuyn, nói tiếng Anh khá tốt, đã chào hàng chúng tôi giá phục vụ rẻ hơn giá của Min Thu và tất cả tài xế xe ngựa nhóm của anh đều biết tiếng Anh và có kiến thức về văn hóa lịch sử Bagan đáp ứng cho du khách.
Ngày cuối cùng ở Mandalay, vì quá mê cây cầu Ubien, tôi tách đoàn thuê một chiếc honda ôm quay trở lại cầu này, hóa ra Don Yar, anh tài xế xe ôm theo đạo Islam, cũng biết võ vẽ tiếng Anh. Bốn lần đi ngang qua một văn phòng trung tâm du lịch nhỏ ở bờ hồ Inle vào lúc sáng sớm lẫn chiều tối, tôi đều nghe tiếng phát âm đồng thanh của lớp học tiếng Anh. Rõ ràng trong khó khăn, thiếu thốn của sự đóng cửa, cấm vận, người dân Myanmar đã có những cố gắng vượt bậc để thu hẹp khoảng cách với thế giới hiện đại.
Nhưng một trong những hình ảnh ấn tượng nhất với chúng tôi là những đứa trẻ rao bán những cuốn giới thiệu đầu tư nước ngoài vào Myanmar. Đó là một câu chuyện khá “nóng sốt” ở đây và đang gây “rạo rực” đối với nhiều doanh nhân Việt Nam...
ANH KIỆT
 
Đàn ông và phụ nữ Myanmar đều mặc longhi - loại .
Những chum nước miễn phí ven đường - Ảnh: Anh Kiệt

Người dân Myanmar đang tràn trề hi vọng vào tương lai - Ảnh: Thuận Thắng
 
Một loại xích lô đạp chở hai người ở Myanmar - Ảnh: Anh Kiệt
 
Điện thoại di động bắt đầu 'mọi lúc, mọi nơi' - Ảnh: Thuận Thắng

.
 
 
 
 .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét