Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Tại sao phải đến phố cổ Kyoto?

Từng là thủ đô của Nhật Bản và là nơi ở của Thiên hoàng từ năm 794 cho đến năm 1868, hiện tại, Kyoto là một trong bảy thành phố lớn nhất Nhật Bản với số dân khoảng 1,5 triệu người. Giờ đây, thành phố cổ Kyoto đã trở thành một điểm đến không thể bỏ qua của bất cứ du khách nào khi ghé thăm Nhật Bản. 

Không có những tòa nhà chọc trời, những công viên giải trí hiện đại và rộng lớn, những bãi biển cát trắng mịn màng, Kyoto hấp dẫn du khách khắp nơi trên thế giới bởi nền văn hóa truyền thống được vun đắp suốt hơn 1.000 năm, thể hiện qua những lễ hội truyền thống, các công trình kiến trúc cổ cùng vô số những đền chùa, miếu mạo. Cố đô Kyoto còn lưu giữ dấu tích của triều đại Heian với những đền đài, cung điện trong một không gian rất thanh bình.

Khu phố cổ Gion là một trong những khu phố Geisha mang đậm chất truyền thống của Nhật, nơi có những ngôi nhà cổ đặc trưng của Kyoto xưa. Đến đây, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp những Geisha được trang điểm cầu kỳ trong bộ Kimono truyền thống trên đường phố hoặc những quán trà.

  •  (Theo Tin Tức/ New York Times)

Công viên Maruyama là một điểm lý tưởng nhất ở Kyoto để du khách đến ngắm hoa anh đào. Hàng năm, từ cuối tháng 3 cho đến đầu tháng 4, có hàng ngàn du khách kéo đến Công viên Maruyama để thưởng lãm vẻ đẹp của loài hoa đặc trưng của xứ sở Phù tang.
Một lễ cưới theo phong cách truyền thống Nhật Bản được tổ chức tại ngôi đền Yasaka
Nếu chẳng may bạn đi lạc vào khu nghĩa trang nằm trên sườn đồi ở phía Nam công viên Maruyama, bạn sẽ có cảm giác như lạc vào một mê cung với những ngôi mộ có kiến trúc kỳ lạ, lớn nhỏ khác nhau giống như một thành phố thu nhỏ. Cảnh quan ở đây cũng không kém phần ngoạn mục
Nếu muốn thưởng thức không khí sôi động, trẻ trung ở Kyoto, bạn hãy ghé thăm Phòng Karaoke Super Jankara. Vào dịp cuối tuần, giá thuê phòng ở đây có thể từ 450 yên/1 khách/30 phút trở lên

Cửa hàng dao Aritsugu nằm trong khu chợ Nishiki-nơi ngày xưa được xem là khu mua sắm dành cho những người thuộc tầng lớp thượng lưu ở Kyoto. Thành lập năm 1560, từng là nơi làm kiếm cho các gia đình hoàng gia, ngày nay, cửa hàng Aritsugu làm dao cho rất nhiều đầu bếp có tiếng. Những con dao bày bán tại cửa hàng hoàn toàn được làm bằng tay. Bạn có thể yêu cầu nhân viên cửa hàng chạm khắc tên của mình bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật lên chiếc dao của mình. Giá cả ở đây đương nhiên không thuộc hàng rẻ.
Chợ Nishiki được biết đến nhiều với tên gọi "Nhà bếp của Kyoto", hay “Thủ đô của những bữa ăn truyền thống Nhật Bản”, và là một trong những ngôi chợ cổ xưa nhất của đất nước Phù Tang này. Chợ có đến 7 tầng với hơn 100 gian hàng trong cái diện tích chỉ 400 mét chiều dài của mình, có bày bán đủ loại thức ăn, từ hải sản cho đến những món ăn đặc biệt.
Một người bán hàng tại chợ Nishiki
Những người mua hàng có thể tìm thấy vải dệt từ sợi cây nho hoặc những bộ kimono được làm từ sợi cây đu, cây đoan và cây gai dầu tại cửa hàng Kei
Kaiseki ryori là một kiểu nấu ăn và bày trí món ăn thông dụng của người Nhật có nguồn gốc từ cách đây 500 năm, phổ biến trong các gia đình hay hàng quán sang trọng của Nhật. Trước đây Kaiseki được coi là gắn liền với các nghi lễ uống trà nhưng sau đó được tách ra phục vụ riêng trong các nhà hàng ở Nhật.
Điệu múa thường được biểu diễn vào mùa hoa Anh đào hoặc mùa hoa đào nở, ở đền Yasaka, nằm cạnh Công viên Maruyama
Sắc màu thu ở cố đô Kyoto

Mới đây, độc giả của tạp chí Conde Nast Traveler (Mỹ) đã bình chọn Kyoto là thành phố tốt nhất châu Á.
Có 15 thành phố trực thuộc phủ Kyoto, trong đó Kyoto chính là thủ phủ. Vào mùa thu, khi thành phố cổ kính của của Nhật Bản khoác lên mình chiếc áo màu đỏ và nâu đỏ của mùa thu, đến Kyoto du khách sẽ được ngắm nhìn cố đô trong thời điểm quyến rũ nhất của năm.

Cùng chiêm ngưỡng bộ sưu tập ảnh dưới đây để khám phá tinh hoa của đất nước Nhật Bản.
Kyoto - xứ sở của những đền thờ Shinto, cung điện và các khu vườn Nhật, được coi là trung tâm văn hóa của đất nước. Trong ảnh là ngôi đền Yatadera.
Kyoto - xứ sở của những đền thờ Shinto, cung điện và các khu vườn Nhật, được coi là trung tâm văn hóa của đất nước. Trong ảnh là ngôi đền Yatadera.
 Di sản thế giới Kiyomizu-dera, ấn tượng với hàng hiên gỗ rộng lớn, nơi ngắm cảnh tuyệt đẹp từ trên ngọn đồi mà đền được xây dựng.
Di sản thế giới Kiyomizu-dera, ấn tượng với hàng hiên gỗ rộng lớn, nơi ngắm cảnh tuyệt đẹp từ trên ngọn đồi mà đền được xây dựng.
Hai biểu tượng của văn hóa truyền thống ở Kyoto: bên trái là một maiko hay còn gọi là người học nghề geisha, bên phải là kỹ thuật nhuộm lụa kyo-yuzen được sử dụng để trang trí cho các bộ kimono.
Hai biểu tượng của văn hóa truyền thống ở Kyoto: bên trái là một maiko hay còn gọi là người học nghề geisha, bên phải là kỹ thuật nhuộm lụa kyo-yuzen được sử dụng để trang trí cho các bộ kimono.
Maiko ở ngôi đền Matsuo Taisha, một trong những đền lâu đời nhất ở Nhật Bản nơi thờ các vị thần nước.
Maiko ở ngôi đền Matsuo Taisha, một trong những đền lâu đời nhất ở Nhật Bản nơi thờ các vị thần nước.
Sắc đỏ rực rỡ của cây phong vào mùa thu ở xung quanh ngôi đền Daigoji.
Sắc đỏ rực rỡ của cây phong vào mùa thu ở xung quanh ngôi đền Daigoji.
Đền Nishiki Tenmangu đặt giữa các đường phố mua sắm sầm uất của Kyoto.
Đền Nishiki Tenmangu đặt giữa các đường phố mua sắm sầm uất của Kyoto.
 Khu vườn của ngôi đền Phật giáo Ninna-ji được thành lập năm 888 bởi Hoàng đế Uda và nay là một phần trong các di tích lịch sử của cố đô Kyoto.
Khu vườn của ngôi đền Phật giáo Ninna-ji được thành lập năm 888 bởi Hoàng đế Uda và nay là một phần trong các di tích lịch sử của cố đô Kyoto.
Lễ hôi Jidai được tổ chức vào tháng mười hàng năm, một trong những lễ hội nổi tiếng nhất Kyoto. Tham gia lễ hội, người diễu hành sẽ mặc các trang phục truyền thống trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử đất nước Nhật Bản.
Lễ hội Jidai được tổ chức vào tháng mười hàng năm, một trong những lễ hội nổi tiếng nhất Kyoto. Tham gia lễ hội, người diễu hành sẽ mặc các trang phục truyền thống trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử đất nước Nhật Bản.
Sông Katsura, nguồn cấp nước cho các hồ trong khu vườn tản bộ của cung điện Katsura, một trong những báu vật văn hóa quan trọng nhất của Nhật Bản.
Sông Katsura, nguồn cấp nước cho các hồ trong khu vườn tản bộ của cung điện Katsura, một trong những báu vật văn hóa quan trọng nhất của Nhật Bản.
  Thành phố Fukuchiyama phát triển xung quanh lâu đài cùng tên, hiện nay nó là một bảo tàng.
Thành phố Fukuchiyama phát triển xung quanh lâu đài cùng tên, hiện nay nó là một bảo tàng.
Đền chùa và xe kéo là hai hình ảnh mang tính biểu tượng của văn hóa châu Á truyền thống.
Đền chùa và xe kéo là hai hình ảnh mang tính biểu tượng của văn hóa châu Á truyền thống.
  Ninna-ji là là đền thờ chính của trường Omuro thuộc phái Shingon trong đạo Phật.
Ninna-ji là là đền thờ chính của trường Omuro thuộc phái Shingon trong đạo Phật.
  Chợ Nishiki được biết đến với tên gọi
Chợ Nishiki được biết đến với tên gọi "nhà bếp Kyoto". Có khoảng 130 cửa hàng bán tất cả các loại cá tươi sống, trái cây và rau quả, món ăn nhanh, nhiều loại trà và cả món dưa chua.
Đền Shorin xây dựng năm 1013, nằm ở làng Ohara thuộc vùng núi phía Bắc Kyoto.
Đền Shorin xây dựng năm 1013, nằm ở làng Ohara thuộc vùng núi phía Bắc Kyoto.
 Nếu như mùa xuân Kyoto lộng lẫy trong sắc trắng và hồng của hoa anh đào đua nở thì vào mùa thu cố đô lại mang vẻ đẹp rực rỡ với đủ các sắc màu tràn ngập các công viên và vườn tược. Phía bên trái ảnh là ngôi đền Enjoki.
Nếu như mùa xuân Kyoto lộng lẫy trong sắc trắng và hồng của hoa anh đào đua nở thì vào mùa thu cố đô lại mang vẻ đẹp rực rỡ với đủ các sắc màu tràn ngập các công viên và vườn tược. Phía bên trái ảnh là ngôi đền Enjoki.
Linh Nhi (Theo Hello)

Cố đô Kyoto
Muốn hiểu nước Nhật hiện đại, hãy đến Tokyo. Để hiểu về một Nhật Bản truyền thống phải tìm về Kyoto - cố đô hơn 1.000 năm tuổi - điểm hẹn hàng đầu của du lịch Nhật Bản.

Kyoto - thành phố cổ kính đúng nghĩa, không có các tòa nhà chọc trời, những công trình hiện đại. Bù lại, cố đô còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa cả về vật chất và tinh thần (phi vật thể). Kyoto là hiện thân của nước Nhật cổ xưa, huyền thoại với nhịp sống chậm rãi, thanh bình, hòa hiếu. Ước tính hơn một nửa số chùa miếu, đền đài, dinh thự cổ kính của Nhật Bản tập trung ở Kyoto. Nhà thấp, ẩn hiện và đan xen cây trái, đường nhỏ phố hẹp, nhiều xe đạp, ít xe hơi; con người phóng khoáng và có một đặc điểm là thích đi bộ.
Kyoto nằm trên đảo Honshu - đảo lớn nhất Nhật Bản, có diện tích gần 228.000 km2. Cả Tokyo, Osaka, Kobe, Hiroshima, núi Phú Sĩ… cũng nằm trên đảo này. Kyoto có 14 đền đài được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Kiyomizu (có nghĩa là Dòng nước thanh khiết) là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới, xây dựng năm 778 trên đồi Otawa, thờ Phật Quan Âm nghìn tay. Tuyệt tác kiến trúc phương Đông này chủ yếu làm bằng gỗ với 139 cột lớn, thanh thoát mà vững chãi. Sau chùa có thác nước chảy xuống theo đường dẫn thành 3 dòng, tượng trưng cho những khát vọng của con người - đó là tình yêu, sức khỏe và tiền bạc. Du khách đến đây xếp hàng trang nghiêm, cầm gáo hứng dòng nước thiêng từ vách đá, vừa uống vừa thành kính khấn nguyện. Trong chùa có đền Jishu thờ thần Tình yêu, có 2 tảng đá nhỏ đặt cách nhau chừng 18m. Nam thanh nữ tú đến đền Jishu thường nhắm mắt, đi từ tảng đá này tới tảng đá kia. Ai tới đích nhất định sẽ tìm được một nửa của mình trong cuộc sống. Nhiều người mộ đạo còn tin rằng: nhảy từ chùa xuống chân đồi (khoảng 20m), nếu sống sót sẽ trường thọ, khỏe mạnh. Trước khi bị cấm hẳn vì nguy hiểm, có 234 người cuồng tín thực hiện hành động liều lĩnh này và 34 người đã thiệt mạng! Mùa thu, Kiyomizu khoác lên mình chiếc áo dệt bằng hàng ngàn cây phong, màu đỏ rực rỡ đẹp lạ lùng.
 276627144_CodoToKyo2
Kinkaku-ji còn gọi là Rokuon-ji, chùa Lộc Uyển, chùa Vườn Nai, chùa Gác Vàng… xây dựng năm 1397. Kinkaku là một trong những công trình kiến trúc ở chùa - là tòa nhà 3 tầng soi bóng xuống hồ Kyoko-chi, còn gọi là Kính Trì. Ban đầu chỉ có phần vách tầng 2 và tầng 3 dát vàng ròng. Tên gọi chùa Gác Vàng có nguồn gốc như vậy. Hiện nay, toàn bộ mặt vách 3 tầng, cả trong và ngoài đều dát vàng. Vào những chiều thu nắng đẹp hay những đêm trăng tròn, màu vàng óng ả lênh láng chảy xuống mặt nước ngọc bích tạo nên bức tranh thủy mặc kỳ bí liêu trai. Đến viếng chùa, không gian cũng tràn ngập ánh vàng linh thiêng, hư ảo. Khi lên đèn, Kinkaku càng nổi bật, vàng rực giữa trời xanh. Sự tinh xảo và cầu kỳ thể hiện qua vị thế ấn tượng giữa màu vàng chủ đạo của chùa, màu xanh tinh khiết của hồ, màu xanh ngút ngàn của cây lá, màu xanh vời vợi của trời, có sức quyến rũ đến mê hoặc. Cảnh quan của Kinkaku thay đổi không chỉ theo từng mùa mà còn từng tháng, từng ngày; thậm chí từng giờ. Mỗi thời khắc đều có vẻ đẹp riêng, lộng lẫy, kiêu sa, trầm mặc, kín đáo…
Sanjusangendo - còn gọi là Rengeo-in hay chùa 1.001 tượng Phật nghìn tay nghìn mắt, xây dựng năm 1164. Janjusangen do - nghĩa là 33 gian với hàng trăm cột - dài 125m, được xem là tòa nhà bằng gỗ dài nhất thế giới. Nhìn bề ngoài mộc mạc, dân dã nhưng bên trong có lắm thứ bất ngờ. Chùa có 1.000 tượng Phật, kích thước như người thật, bằng gỗ bách, sơn son, thếp và dát vàng. Tương truyền mỗi tượng có thể cứu rỗi  được 1.000 chúng sinh. Đền Yasaka có những lớp đèn lồng Nhật Bản treo dày đặc dưới mái đền.
Đây là nơi diễn ra các lễ hội đón giao thừa và năm mới, lễ hội hoa anh đào. Yasaka là đền thờ Thần đạo Shinto, xây dựng năm 650, nơi thường tổ chức đám cưới theo nghi thức truyền thống Nhật Bản. Đền nằm ngay khu phố Gion - nơi diễn ra một trong những lễ hội lớn nhất Nhật Bản: lễ hội Gion hay Hamo vào tháng 7, có từ năm 869. Đó là những cuộc rước bàn thờ lưu động để xua đuổi dịch bệnh. Ngày nay, lễ hội Gion được tổ chức bề thế với các kiệu và xe hoa trang trí tỉ mỉ, hoành tráng. Xe Hoko có khi 2 tầng, dài 12m, nặng 12 tấn, trang hoàng lộng lẫy. Kiệu Yamo khiêm tốn hơn, thường được khiêng bằng vai. Âm nhạc rộn ràng, màu sắc rực rỡ và dòng người tấp nập hân hoan làm cho Kyoto như một đại cảnh lớn của bộ phim lịch sử đang công chiếu giữa đời thường. Mùa hè, Kyoto còn có lễ hội Bon mà ấn tượng nhất là là màn đốt lửa trên núi Daimonji. Các khối lửa kết thành hình chữ Đại khổng lồ, sáng rực cả bầu trời cố đô, nhằm tiễn đưa linh hồn người đã khuất về nơi an nghỉ vĩnh hằng. Lễ hội Aoi vào tháng 5, có từ thế kỷ VI. Khoảng 500 người và những chiếc xe bò được trang trí đẹp mắt với lá và hoa cây Aoi (hollyhpock - thục quỳ), tuần hành từ Hoàng cung Kyoto đến đền Kamigamo, mang đậm dấu ấn hội họa và văn học Nhật Bản.
 397826745_CodoToKyo3
Ảnh: Đoàn Xuân Hải 
Kyoto còn có nhiều điều kỳ thú như du thuyền trên sông Katsura, khám phá Công viên Maruyama; dạo chơi quanh các phố cổ hay những đường làng, thưởng ngoạn khu vườn Hoàng gia Katsura Rikyu, chiêm ngưỡng cung điện và biệt thự hoàng gia... Đến Kyoto, tôi thích lang thang dọc những con  phố dài và hẹp với những ngôi nhà cổ đặc trưng để nhìn thiên hạ lãng du. Để được ngắm những geisha như bước ra từ trong cổ tích hoặc nhâm nhi chút trà đạo và suy ngẫm  chuyện đời. Trong Thế chiến II, nghe nói người Mỹ đã tính ném bom nguyên  tử xuống Kyoto nhưng cuối cùng chọn Hiroshima và Nagashaki vì không nỡ hủy diệt thành phố tuyệt vời này. Kyoto vẫn thủy chung với những tòa nhà cổ kính. Những quán bar, cà phê hiện đại như tiếp thêm nhịp sống mà thời gian không thể xóa nhòa.
 Các nhà khảo cổ khẳng định, gần 10.000 năm trước Công nguyên, con người đã có mặt ở Kyoto. Tuy nhiên chỉ từ thế kỷ thứ VI, phố chợ mới đã bắt đầu định hình. Nishiki - “Nhà bếp của Kyoto”, “Thủ đô của những bữa ăn truyền thống Nhật Bản” là một trong những chợ đẹp và xưa nhất của xứ sở Phù Tang. Chợ lợp ngói màu sặc sỡ  với hàng trăm gian hàng đối diện nhau, bán đủ loại thức ăn; từ bình dân đến cao cấp, từ hải sản đến nông sản, thực phẩm. Các loại dưa chua, cá ayu (họ hàng với cá hồi), cua matsubagai cực đắt, đủ loại tofu (đậu hũ), da cá Fugu, các loại trứng cá, rong biển, xương lươn chiên giòn, rau quả và cá chép lên men… Ngoài ra còn có cửa hàng dao độc đáo. Kyoto có nhiều quán bar, quán cà phê cực kỳ dễ thương. Ai thích không khí sôi động, trẻ trung thì đến các phòng karaoke super. Karaoke là loại giải trí phổ biến khắp thế giới có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Đã tới Tokyo thì phải đến Kyoto mới hiểu được tính cách người Nhật. Có vẻ hơi phong kiến và gia giáo nhưng nền nếp và kỷ luật thì ít có dân tộc nào sánh được. Nhiều người gọi đó là bản lĩnh của một cường quốc. Sạch - đẹp - thanh bình và cổ kính là ấn tượng của Kyoto để lại trong lòng du khách. Đây cũng là nơi Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị thế giới về “cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính”. 175 quốc gia đã ký vào Nghị định thư Kyoto nhằm góp phần cứu vãn môi trường trái đất. So với các thành phố lớn của Nhật Bản, Kyoto hầu như ít bị các vấn nạn xã hội đe dọa. Chỉ có những du khách văn hóa mới tìm đến Kyoto.
Theo Thanh Niên Online
  




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét