Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

Cùng dạo chơi "thành phố cấm"

EmailIn
2000836619_d45c6cd189_oKhông thể coi là bạn đã đến Bắc Kinh nếu chưa đến Tử Cấm Thành, Di Hòa Viên, quảng trường Thiên An Môn và Vạn Lý Trường Thành.
Tử Cấm Thành

Uy nghi, huyền bí mà vẫn mang vẻ đẹp hài hòa đăng đối hữu tình, Tử Cấm Thành, một công trình đồ sộ và hoành tráng, một bức tranh vẽ nên quá khứ trong dáng vẻ lộng lẫy nguy nga, một biểu tượng của nước Trung Hoa hùng mạnh thực sự là một điểm đến đầy thú vị đối với bất kỳ ai đặt chân đến đất nước này.

tu_cam_thanh

Đây là cung điện của các triều đại nhà Minh và nhà Thanh Trung Quốc. Diện tích Tử Cấm Thành là 720.000 m², gồm 800 cung và 8.886 phòng. Do đó, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987 với tên gọi là Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương. Khu Tử Cấm Thành tọa lạc tại chính nam của Quảng trường Thiên An Môn. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn. Tử Cấm Thành được hoàng thành bao bọc xung quanh.

Trong hơn 500 năm, từ lúc hoàn tất năm 1421 cho đến năm 1925, khi trở thành một Bảo tàng viện, Tử Cấm Thành vừa là trung tâm hành chính của Chính phủ, vừa là tư dinh của 24 hoàng đế nhà Minh và Thanh, ngày nay Tử Cấm Thành là bảo tàng viện lớn nhất trên thế giới, là nơi cất giữ báu vật nghệ thuật quan trọng nhất của Trung Quốc như về cổ vật và hội họa.

Di Hòa Viên

Nằm cách trung tâm Bắc Kinh 15 km về hướng Tây Bắc, Di Hoà Viên (nghĩa đen là “vườn nuôi dưỡng sự ôn hoà” là một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh. Nơi đây nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc.

2001713506_cd23a9ffc1_o

Di Hoà Viên có lịch sử tồn tại trên 800 năm với nhiều tên gọi khác nhau. Đầu đời nhà Tấn, một cung điện tên là Kim Sơn Cung đã được xây dựng tại nơi mà ngày nay là Di Hoà Viên. Năm 1750, vua Càn Long xây Thanh Y Viên tại khu vực này để mừng sinh nhật mẹ ông. Năm 1860, trong Chiến tranh Nha Phiến, liên quân Anh - Pháp bắn phá khiến Thanh Y Viên bị hư hại nặng. 28 năm sau, Từ Hi Thái Hậu lấy ngân quỹ vốn dùng để hiện đại hoá hải quân ra trùng tu hoa viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hoà Viên. Năm 1900, trong loạn Quyền Phỉ, liên quân 8 nước lại phá hoại hoa viên lần nữa. Khi Từ Hi hồi cung tại Bắc Kinh năm 1903, bà cho đại trùng tu hoa viên.

Hai cảnh nổi bật ở Di Hoà Viên là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Hoa viên rộng 294 mẫu, trong đó diện tích hồ chiếm 220 mẫu. Vườn chia làm ba khu vực: khu hành chính (chủ yếu là Nhân Thọ Điện - nơi Từ Hi tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự), khu nghỉ ngơi (gồm các điện và vườn hoa) và khu phong cảnh.

Quảng trường Thiên An Môn

Được xây dựng vào năm 1417 với diện tích 440.000m2, quảng trường này là nơi xảy ra nhiều sự kiện chính trị như là việc Mao Trạch Đông thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1/10/1949, các buổi mít tinh trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, các cuộc biểu tình trong năm 1976 sau cái chết của Chu Ân Lai, và các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn trong năm 1989.

22

Quảng trường nằm ở giữa hai cổng đồ sộ cổ xưa: phía bắc là Thiên An Môn và phía nam là Tiền Môn. Ở giữa quảng trường có Bia Kỷ niệm Anh hùng Nhân dân và Lăng Mao Trạch Đông. Dọc theo phía tây của quảng trường là Đại hội đường Nhân dân. Dọc theo phía đông là Viện bảo tàng quốc gia về Lịch sử Trung Hoa. Đại lộ Trường An, được dùng trong các cuộc diễu hành, nằm giữa Thiên An Môn và quảng trường. Dọc theo lề phía đông và phía tây quảng trường có cây, nhưng trong quảng trường thì trống rỗng, không có cây cối hay ghế ngồi.

Vạn Lý Trường Thành

Bức tường thành nằm trong danh sách "Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế giới" và trở thành Di sản thế giới năm 1987. Vạn lý trường thành là vật nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy từ Mặt Trăng bằng mắt thường hay không là điều còn đang gây nhiều tranh cãi, nhưng sự hùng vĩ của nó là điều không ai có thể phủ nhận mỗi khi đến đây.

2000914127_5e6bd63b95_o

Bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc được xây dựng liên tục từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16 để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Bức thành trải dài hơn 6.000 km, từ Đông sang Tây, băng qua sa mạc, đồng cỏ, núi non. Để xây dựng bức tường này khoảng 1 triệu công nhân đã phải bỏ mạng nên nó được đặt cho cái tên khủng khiếp: Nghĩa địa dài nhất Trái đất.

Vì trải dài qua nhiều vùng nên vật liệu được sử dụng xây thành là những thứ có sẵn gần nơi xây dựng. Gần Bắc Kinh bức tường được làm bằng những khối đá vôi khai thác tại mỏ. Ở những nơi khác có thể là đá granite hay gạch nung. Nếu sử dụng những vật liệu đó, đầu tiên họ dựng hai bức tường sau đó nén đất và gạch đá vào giữa cùng một lớp phủ cuối cùng bên ngoài để tạo thành một khối duy nhất. Ở một số vùng các khối đó được gắn với nhau bằng một hỗn hợp nhớp dính của gạo và lòng trắng trứng. Ở các vị trí vùng cực tây sa mạc, nơi vật liệu tốt rất hiếm thì bức tường được làm bằng vụn gỗ thô trộn với các loại sợi.

Thu Hương

Không có nhận xét nào: